a.Sông nước Cà Mau được trích từ chương XV của truyện Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi
b.Ấn tượng chung của người kể về Sông nước Cà Mau là sự choáng ngợp trước vẻ hùng vĩ của Sông nước Cà Mau.
Ấn tượng ấy được cảm nhận qua hai loại cảm giác: nghe - nhìn. Tương ứng với nó là hai hệ thống hình ảnh: - Hệ thống hình ảnh thị giác: sông ngòi chi chít như mạng nhện; cả ba lớp không gian: trên trời, dưới nước, xung quanh đều toán một sắc cây lá xanh. - Hệ thống hình ảnh thính giác: tiếng rì rào bất tận của những khu rừng, tiếng rì rào từ biển. Tuy nhiên, điều cần nói là bên cạnh hai hệ thống hình ảnh này, cách sử dụng ngôn ngữ tả và kể khá linh hoạt. Có khi người kể chuyện sử dụng lối nói cường điệu (chi chít, bất tận, không ngớt ngọng về,...), có khi thì tạo các so sánh để diễn tả cảm giác. Sự xen cài của các lớp hình ảnh và hình thức kể, tả khiến cho ấn tượng chung về sông nước Cà Mau trở nên sống động hơn.
c.Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà tạo thành tên: Chà Là, Cái Keo, Bảy Háp, Múi Giầm, Ba Khía ... góp phần làm nên màu sắc địa phương không thể trộn lẫn với các vùng sông nước khác.
- Cách đặt tên như vậy đã cho thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú; con người sống rất gần với thiên nhiên.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247