Mở bài:
Sống theo đạo lí là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam xưa nay. Trong đó, lòng biết ơn là một đạo lí sống luôn luôn được đề cao. Hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” chính là những lời tâm niệm thiêng liên của con người Việt Nam về tình nghĩa ở đời.
Thân bài:
A. Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ:
(1) “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
a) Nghĩa đen: “Quả” là trái cây. Được ăn quả cây chín, ngon ngọt là một sự hưởng thụ sung sướng, phải biết nhớ ơn nguời trồng cây.
b) Nghĩa bóng: « Quả » là thành quả lao động. Mọi giá trị- vật chất và tinh thần- đều phải từ lao động mà có.Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người đã có công tạo dựng nên.
(2) « Uống nước nhớ nguồn »
a) Nghĩa đen: Uống ngụm nước mát thì phải biết nước ấy từ đâu mà có. « Nguồn » là nơi bắt đầu của dòng nước.
b) Nghĩa bóng: Được hưởng thụ một thành quả nào phải biết thành quả ấy từ đâu mà có. « Nguồn » là nguồn gốc, là cội nguồn. Câu tục ngữ không chỉ nhắn nhủ một bài học về lòng biết ơn, mà còn gợi lên tình cảm cội nguồn sâu xa và thiêng liêng trong tâm linh người Việt.
B. Chứng minh: Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” , “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Trong đời sống gia đình:
– Cúng giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ là tập tục cổ truyền tốt đẹp và thiên liêng của người Việt. Đây là ngày con cháu tập hợp lại, thắp nén hương thơm lên bàn thờ để tỏ bày lòng thành kính biết ơn những người đã có công sinh thành ra mình, tạo dựng nên gia đình, dòng họ mình.
– Nhiều gia đình còn tổ chức lễ chúc thọ ông bà, cha mẹ, cầu mong cho ông bà cha, mẹ sống lâu để con cháu được phụng dưỡng. Việc làm ấy không chỉ thể hiện tình cảm của gia đình, mà sâu xa hơn, còn bao hàm lòng biết ơn và niềm mong muốn báo đáp công ơn.
2. Trong đời sống cộng đồng:
– Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ lưu truyền qua ngàn đời, nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến nguồn cội.
– Ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, cả dân tộc thành kính hướng về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, những người đã có công dựng nước.
– Nhớ ơn, phải biết đền đáp công ơn. Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
– Các bậc anh hùng có công với đất nước luôn sống trong lòng dân tộc.
+ Các truyện AN Dương Vương, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều nhằm ca ngợi những người anh hùng có công trong việc dựng nước và giữ nước.
+ Nhân dân ngày nay nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, thể hiện bằng những việc làm có ý nghĩa thiêng liêng và thiết thực: xây đài tưởng niệm, dựng “nhà tình thương”, phong trào “đền ơn đáp nghĩa” phát triển trên khắp cả nước.
– Trong cuộc sống hôm nay, có nhiều ngày lễ có ý nghĩa sâu sắc: ngày Thương binh liệt sĩ để tưởng nhớ đến những người đã hi sinh xương máu trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc; ngày Nhà giáo Việt Nam để bày tỏ lòng biết ơn những người thầy giáo, cô giáo đã tận tâm dạy dỗ bao thế hệ; ngày Thầy thuốc Việt Nam để nhớ ơn những bậc “lương ý như từ mẫu” đã không ngại vất vả để giành lại bao nhiêu sinh mạng trong vòng đe doạn của bệnh tật và cái chết; ngoài ra còn có nhiều lễ kỉ niệm như ngày giải phóng Việt Nam, ngày phụ nữ, ngày thành lập quân đội nhân dân…
– Lòng biết ơn và thủy chung với cội nguồn là một đạo lí xuyên suốt trong đời sống của con người Việt Nam.
Kết bài:
Đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành một cách sống, một nếp sống quen thuộc mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự hào về truyền thống ấy và phải biết sống xứng đáng với truyền thống.
chúc bạn hok tốt
Có thể nói rằng trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách. Chắc chắn rằng trong một phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và dường như ta lại thấy được rằng có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Những giá trị đạo đức đó được thể hiện qua sự biết ơn. Và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được đánh giá là một trong những câu tục ngữ hay nhất và đặc sắc nhất nói về điều này.
Câu tục ngữ thật ngắn gọn trên đều mang một triết lí nhân văn sâu xa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi chúng ta.
Câu tục ngữ này dường như cũng đã mượn hình ảnh "ăn quả" và "trồng cây" ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Quả thực những điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự làm sao cho đúng, và đã là cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm của chính mình. Một trái chín thơm đó đâu phải làm ra được một cách dễ dàng chứ? Người trồng họ phải mất biết bao công sức mới có thể có được cho nên người ăn quả phải nhớ công lao của họ.
Hành động đó dường như cũng đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Quả thật ta nên biết được rằng chính lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó là lối sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người trong gia đình, trong xã hội với nhau. Ta như biết được rằng tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó dường như cũng chính là công sức của biết bao lớp người. Đó có thể là từ những bát cơm dẻo trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra. Rồi cả khi là những tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó.
Khi chúng ta sinh ra chúng ta đã mang ơn người sinh thành đó chính là cha mẹ. Chúng ta phải thầm biết ơn cũng như phải cảm ơn cha mẹ vì đã cho bạn có mặt trên cuộc đời này. Cha mẹ luôn là người yêu thương chúng ta vô điều kiện đã nuôi nấng chúng ta lên người.
Và vẫn còn rất nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả những điều đó chính là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên. Và đây chính là những thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Quả thật ta nên hiểu được rằng chúng những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó có thể chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn dường như luôn luôn mang một tình cảm cao đẹp, nó như đã thật thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ và đó còn có cả những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi, nước mắt và xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc. Họ đã cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập.
Tất cả chúng ta có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, đó chính là một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng và chúng ta cũng cần phải biết ơn họ. Ta như thấy được rằng chính những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà dường như cũng không chút tính toán do dự. Có thể thấy được rằng chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người, rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa và hạnh phúc.
Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thực sự là một bài học như đã khéo léo truyền tải vào đó những lời dạy đáng ghi nhớ cho chính chúng ta. Chúng ta hãy nhớ đến những công lao của các thế hệ đi trước và cả những người đã giúp chúng ta có được thành công như ngày hôm nay. Có như vậy cuộc sống mới thực sự trở lên có ý nghĩa biết bao, đáng sống biết bao.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247