Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Thương thay thân phận con tằm , Kiếm ăn được...

Thương thay thân phận con tằm , Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. Thương thay hạc lánh đường mây.

Câu hỏi :

Thương thay thân phận con tằm , Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. Thương thay hạc lánh đường mây. Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi. Thương thay con cuốc giữa trời. Dầu kêu ra máu có người nào nghe. (Ca dao Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong bài ca dao. Câu 2. Xác định thể thơ của bài ca dao. Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là ai? Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về từ “ thương thay” được lặp lại bốn lần trong bài ca dao? Câu 5. Theo anh /chị tại sao trong bài ca dao người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con vật như: tằm , kiến, hạc, cuốc để diễn tả cuộc đời số phận của mình? Câu 6. Qua bài ca dao, tác giả dân gian muốn bày tỏ thái độ gì?

Lời giải 1 :

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong bài ca dao: biểu cảm

câu 2. Thể thơ: lục bát

Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao: người nông dân trong xã hội phong kiến xưa.

Câu 4. “thương thay” là vừa thương, vừa đồng cảm, thương cho người khác mà cũng là thương cho chính mình. Bài ca dao bày tỏ niềm thương cảm đến bốn đối tượng. Đó là thương con tằm suốt đời tằm chỉ ăn lá dâu, cuối đời phải rút ruột tận cùng để làm thành tơ quý. Thương con kiến là loài sinh vật nhỏ bé nhất, cần ít thức ăn nhất, ăn thức ăn tầm thường nhất, nhưng từng đàn phải kéo đi kiếm ăn hàng ngày; còn con hạc, con chim thì cuộc đời phiêu bạt vô định và những cố gắng vô vọng để kiếm mồi. Tác giả dân gian còn thương cho thân phận con cuốc,nhỏ nhoi, cô độc giữa không gian rộng lớn, vô tận, suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.

Câu 5. Trong ca dao, người xưa có thói quen khi nhìn nhận sự vật thường hay liên hệ đến cảnh ngộ của mình, vận vào thân phận mình. Họ đồng cảm với những con vật bé nhỏ, tội nghiệp (con sâu, cái kiến, con cò, con vạc, con hạc giữa trời, con hạc đầu đình, con cuốc kêu sương, con cuốc kêu ra máu,… ) bởi nghĩ rằng chúng cũng có số kiếp, thân phận khốn khổ như mình. Những hình ảnh có tính chất ẩn dụ trong các câu hát kết hợp với bút pháp miêu tả chân thực khiên cho những cảnh ngộ thương tâm gây xúc động thấm thía.

Câu 6. Tác giả muốn tố cáo, lên án bọn tham quan, địa chủ độc ác luôn chà đạp, bóc lột những người lao động tội nghiệp, đồng thời phê phán xã hội bất công với những người lao động nghèo, dồn họ vào tình thế kêu trời trời không thấu, kêu đất đất chẳng hay.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1 phương thức biểu đạt chính là : biểu cảm Câu 2 thể thơ lục bát ( 6,8) Câu 3 nhân vật chữ trình trên bài ca dao là :người nông dân trong xã hội thời phong kiến Câu 4 Cụm từ "thương thay" là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Cụm từ này được lặp lại 4 lần, mỗi lần nhắc đến là một lần diễn tả nỗi thương, thương cho thận phận của mình đồng thời thông cảm cho những người cùng cảnh ngộ. Sự lặp lại đó không những có tác dụng nhấn mạnh nỗi thương cảm, xót xa cay đắng của người nông dân, mà còn có ý nghĩa kết nối, phát triển, mở rộng và liên hệ những nỗi thương khác. Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động; Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển. Câu 5 vì người nông dân mượn hình ảnh của những con tằm ,kiến,hạc,cuốc để thể hiện cuộc sống của những con vật cũng cực khổ không thua gì con người của chúng ra mưu sinh cực khổ ,hình ảnh con vật trên được so sánh với con người. Câu 6 Ca dao dân ca là những tiếng nói nghĩa tình, phản ánh về cuộc sống hàng ngày của người dân lao động. Một cuộc sống bình dị, đời thường nhưng trong xã hội ấy cũng có biết bao số phận éo le, bất hạnh. Thân phận thấp bé khiến họ chẳng thể kêu than với ai mà gửi gắm tâm tư qua những bài ca dao than thân.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247