Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Trong văn bản " ý nghĩa văn chương " nhà...

Trong văn bản " ý nghĩa văn chương " nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định : " Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có " . Hãy chứng minh rằng tình cảm gia đ

Câu hỏi :

Trong văn bản " ý nghĩa văn chương " nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định : " Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có " . Hãy chứng minh rằng tình cảm gia đình được thể hiện sâu sắc qua những bài văn , bài thơ mà em đã học . Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8-10 câu , trong đoạn văn có sử dụng một câu có thành phần trạng ngữ , một câu đặc biệt , gạch chân và chú thích rõ

Lời giải 1 :

Trong văn bản " ý nghĩa văn chương "(1), nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định : " Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có " Thật đúng!(2) Và qua chùm ca dao về tình cảm gia đình mà em đã học,  tình cảm gia đình được thể hiện thật sâu sắc..  Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày. Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi. Và qua những dòng văn thơ, văn chương cũng cho chúng ta biết ông bà, những người tuy không sinh ra chúng ta nhưng ông bà đã cùng bố mẹ nuôi nấng, chăm sóc chúng ta nên người. Và nhờ ông bà thì mới có bố mẹ, để rồi có chúng ta ngày hôm nay. Từ đó mà ta nhận ra một điều rằng càng phải biết ơn, kính yêu ông bà hơn nữa. Và cũng từ câu ca dao xưa đã giúp ta hiểu được đạo lí ấy: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lát nhớ ông bà bấy nhiêu”.  Ông cha ta còn có câu: “ Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, để từ đó mà ta biết được, hiểu rõ sự quí giá của tình anh em ruột thịt. Để từ đó ta biết được rằng anh em luôn sát cánh bên chúng ta, luôn bên ta những lúc khó khăn và cả những giây phút hạnh phúc. Hiểu giá trị tình anh em để ta hiểu được ta phải làm gì để cho tình anh em ruột thịt thêm khăng khít, bền chặt.Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

(1)- câu đặc biệt

(2)- trạng ngữ

Thảo luận

Lời giải 2 :

@Gaumatyuki

Cm "Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có"

Bài làm

   Hoài Thanh - một nhà phê bình văn học Việt Nam nổi tiếng đã ý thức được vai trò của văn chương. (1) Vì vậy, trong văn bản "Ý nghĩa văn chương" ông đã nhận định "Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". (2) Để hiểu được nhận định này của ông, ta cần phải hiểu rằng những tình cảm ta sẵn có là những tình cảm luôn thường trực trong tâm hồn ta như tình yêu gia đình, yêu quê hương, tình yêu bạn bè, tình cảm với lãnh tụ,... (3) Và "văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có" nghĩa là văn chương làm cho những tình cảm luôn thường trực trong tâm hồn ta ấy trở nên phong phú hơn, tinh tế hơn, trong sáng, cao cả, đẹp đẽ và sâu sắc hơn. (4) Trước tiên đến với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, ta cảm nhận sâu sắc tình yêu thương, chăm chút của Bác dành cho các anh đội viên như người cha già với những đứa con, đặc biệt là tình cảm của Bác dành cho những người Bác chưa một lần gặp mặt. (5) Tình yêu thương mênh mông ấy của Người giúp cho tình cảm kính yêu Bác của chúng ta càng sâu đậm hơn. (6) Đọc văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan, ta thêm hiểu tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con; từ đó, ta thêm kính yêu, biết ơn người mẹ của mình. (7) Cùng với tình yêu gia đình, văn bản “Mẹ tôi” của A-mi-xi qua lời tâm tình của bố với En-ri-co qua bức thư làm ta thật xúc động, nhận thấy tình cảm của mẹ dành cho con là vô bờ bến thật cao cả và thiêng liêng; cũng từ đó mà tình yêu và lòng biết ơn mẹ của chúng ta thêm sâu sắc và nhận thức được rằng mình luôn phải cố gắng trở thành con ngoan hiếu thảo của mẹ, không để mẹ phải buồn. (8) Cuối cùng là bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, ta thấy được tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng của bà dành cho cháu; bà là người đã đem cho cháu bao niềm hanh phúc trẻ thơ mỗi khi xuân về tết đến; để mỗi khi đi xa, người cháu luôn nhớ về bà với tình cảm kính yêu, biết ơn. (9) Ôi! (10) Ta từ đó cảm thấy yêu với biết ơn bà hơn, hiểu được tình yêu lớn lao và cao đẹp mà bà dành cho con cháu qua những việc làm nhỏ hàng ngày nhưng vô cùng to lớn. (10)

Chú thích:

- Trạng ngữ: để hiểu được nhận định này của ông - trạng ngữ chỉ mục đích

- Câu đặc biệt: Ôi - bộc lộ cảm xúc

Chúc bạn học tốt

Cho mình hay nhất nha :3 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247