PHẦN I: ĐỌC HIỂU
1,
Biện pháp liệt kê những hiện tượng, ví dụ phán xét người khác chỉ dựa trên quan điểm của bản thân: một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống…
Tác dụng: minh họa rõ nét, thuyết phục cho luận điểm chính của văn bản đó là hiện tượng phán xét người khác dễ dàng, chỉ dựa theo quan điểm chủ quan của bản thân mình
2, Nghị luận
3,
Tác dụng: tạo nên giọng điệu khách quan, thuyết phục cho luận điểm của văn bản nghị luận; đồng thời giúp đưa ra những ví tụ để làm tiền đề cho vấn đề nghị luận được đưa ra: đừng phán xét người khác dễ dàng
4,
Vì nếu như chỉ dựa trên quan điểm, cảm nhận tức thời, chủ quan của bản thân thì chắc chắn ta sẽ dễ dàng đưa ra những phán xét sai lệch đối với người khác hay sự vật mà ta thấy. Những lời phán xét đó theo thời gian sẽ trở thành định kiến của chính bản thân chúng ta đối với một hiện tượng sự vật sự việc nhất định. Tác hại của việc hay phán xét người khác cũng khá rõ ràng. Ta sẽ tự dần dần hình thành cho mình một lối suy nghĩ mòn, một lối suy nghĩ hẹp về một vấn đề nhất định nào đó, mà không bao giờ có thể nhìn thoáng mọi chuyện hơn hay cởi mở hơn về vấn đề đó.
Phần II: LÀM VĂN
Có quan điểm cho rằng "Đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng". Thật vậy, em hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Trong cuộc sống hàng ngày, có hàng tỷ thứ diễn ra xung quanh mỗi người chúng ta, không khỏi khiến chúng ta buộc phải đưa ra những quan điểm, những phán xét của mình. Phán xét dễ dàng, nhanh chóng mà chỉ dựa trên quan điểm của chính bản thân mình chính là sự phán xét chủ quan, phiến diện mà bất cứ ai trong chúng ta cũng không nên làm. Nếu như chỉ dựa trên quan điểm, cảm nhận tức thời, chủ quan của bản thân thì chắc chắn ta sẽ dễ dàng đưa ra những phán xét sai lệch đối với người khác hay sự vật mà ta thấy. Những lời phán xét đó theo thời gian sẽ trở thành định kiến của chính bản thân chúng ta đối với một hiện tượng sự vật sự việc nhất định. Tác hại của việc hay phán xét người khác cũng khá rõ ràng. Ta sẽ tự dần dần hình thành cho mình một lối suy nghĩ mòn, một lối suy nghĩ hẹp về một vấn đề nhất định nào đó, mà không bao giờ có thể nhìn thoáng mọi chuyện hơn hay cởi mở hơn về vấn đề đó. Ta sẽ tự khép mình trong chính quan điểm chủ quan của mình và không bao giờ cho phép bản thân tiếp xúc với những thứ trái ngược lại với quan điểm của mình. Dần dần, ta sẽ không thể nào có thêm nhiều bạn mới, không thể có thêm nhiều sắc màu mới lạ trong cuộc sống và cũng không thể nào mở mang được đầu óc của chính bản thân. Hậu quả là, đầu óc của chúng ta bị hạn chế mở mang mà lâu dần cũng sẽ hhình thành nên lối mòn suy nghĩ độc hại. Tóm lại, ta đừng bao giờ nên phán xét người khác một cách quá dễ dàng, mà hãy sống bằng trái tim độ lượng, nhìn nhận bằng con mắt khách quan, toàn diện và thấu đáo.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247