Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch...

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trươ

Câu hỏi :

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một ṿòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi. Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích say mê gì ? 1 điểm A. Thiên nhiên. B. Đất sét. C. Đồ ngọc. Xóa lựa chọn Câu 2: Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc ? 1 điểm A. Sự tinh tế. B. Sự chăm chỉ. C. Sự kiên nhẫn. Xóa lựa chọn Câu 3: Điều không thể tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì ? 1 điểm A. Pho tượng cực kì mĩ lệ. B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo. C. Pho tượng toát lên sự ung dung. Xóa lựa chọn Câu 4: Theo em, bài đọc "Bàn tay người nghệ sĩ" thuộc chủ điểm nào đã học? 1 điểm A. Trên đôi cánh ước mơ B. Măng mọc thẳng C. Có chí thì nên Xóa lựa chọn Câu 5: Theo em tại sao Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi? 1 điểm A. Nhờ sự kiên trì, kiên nhẫn. B. Nhờ tốt bụng C. Nhờ lòng yêu thiên nhiên. Câu 6: Bài văn trên có mấy danh từ riêng? 1 điểm A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy: 1 điểm A. ung dung, lạ lùng, tưởng tượng B. ung dung, sống động, tưởng tượng C. sống động, lạ lùng, tưởng tượng Câu 8: Câu hỏi “Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không ?” được dùng làm gì ? 1 điểm A. để hỏi B. nói lên sự khẳng định, phủ định C. tỏ thái độ khen, chê D. để yêu cầu, đề nghị, mong muốn Xóa lựa chọn Câu 9: Trong câu: “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.’’ có những tính từ ? 1 điểm A. tự nhủ, mĩ mãn B. tuyệt trần, mĩ mãn C. tự nhủ, tuyệt trần. Câu 10: Trương Bạch được gọi là “nghệ sĩ” . Theo em, có thể thay từ “nghệ sĩ” ở đây bằng từ nào? 1 điểm A. Nghệ nhân B. Ca sĩ C. Anh hùng

Lời giải 1 :

Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích say mê gì?

`=>` A. thiên nhiên

`=>` Câu: "Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên"

Câu 2: Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc?

`=>` C. Sự kiên nhẫn.

`=>` Câu: "Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc."

Câu 3: Điều không thể tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?

`=>` B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo.

`=>` Câu: "Nếu đi một ṿòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo."

Câu 4: Theo em, bài đọc "Bàn tay người nghệ sĩ" thuộc chủ điểm nào đã học?

`=>` C. Có chí thì nên

Câu 5: Theo em tại sao Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi?

`=>` A. Nhờ sự kiên trì, kiên nhẫn.

Câu 6: Bài văn trên có mấy danh từ riêng?

`=>` B. Hai từ

`=>` Đó là: Trương Bạch, Quan Âm.

Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy:

`=>` A. ung dung, lạ lùng, tưởng tượng

Câu 8: Câu hỏi “Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không ?” được dùng làm gì?

`=>` D. để yêu cầu, đề nghị, mong muốn

Câu 9: Trong câu: “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.’’ có những tính từ?

`=>` B. tuyệt trần, mĩ mãn

`=>` Có hai tính từ

Câu 10: Trương Bạch được gọi là “nghệ sĩ” . Theo em, có thể thay từ “nghệ sĩ” ở đây bằng từ nào?

`=>` A. Nghệ nhân

`=>` Theo gốc tiếng Hán thì "nhân" có nghĩa là người, thế nhưng người Việt Nam không dùng từ này để chỉ người làm nghệ thuật nói chung như từ nghệ sĩ. ... Người Việt cũng rất ít khi dùng từ "nghệ sĩ" với những nghề thủ công mĩ nghệ.

Thảo luận

-- 1a 2c 3b 4c 5a 6b 7a 8d 9b 10a
-- chúc mừng đc xth
-- camon nghen 😊😊😊
-- kcj

Lời giải 2 :

Câu 1 : Chọn A

-> Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên"

Câu 2 : Chọn C

->Câu: "Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc."

Câu 3 : Chọn B

->Câu: "Nếu đi một ṿòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo."

Câu 4 : Chọn C

Câu 5 : Chọn A

Câu 6 : Chọn B

->  Đó là: Trương Bạch, Quan Âm.

Câu 7 : Chọn A

Câu 8 : Chọn D

Câu 9 : Chọn B

Có hai tính từ

Câu 10 : Chọn A

Theo gốc tiếng Hán thì "nhân" có nghĩa là người, thế nhưng người Việt Nam không dùng từ này để chỉ người làm nghệ thuật nói chung như từ nghệ sĩ. ... Người Việt cũng rất ít khi dùng từ "nghệ sĩ" với những nghề thủ công mĩ nghệ.

Học tốt nhé :) 

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247