Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua...

Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh câu hỏi 556492 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh

Lời giải 1 :


Mở đầu là thời gian buổi chiều là khoảng thời gian đặc biệt – là khoảnh khắc cuối cùng của một ngày, con người dễ rơi vào một trạng thái buồn, cô lẻ. Đặt vào hoàn cảnh của Bác: Bị tù đày, lại đang trên đường, giữa chốn núi rừng âm u, thì nỗi buồn lại càng dễ dâng trào. Thế nhưng cảm hứng thơ lại đến với người rất tự nhiên.
" Một con người lạc quan, yêu thiên nhiên, tạo vật, biết vượt lên trên hoàn cảnh.
Hai câu thơ tái hiện thời gian, không gian ở chốn núi rừng với bút pháp chấm phá quen thuộc vẫn thường gặp trong thơ Đường. Nhà thơ đặc tả hai hình ảnh: cánh chim mỏi mệt tìm về tổ và áng mây cô lẻ trôi giữa bầu trời nhưng cũng đủ để làm toát lên cái thần của cảnh chiều tối nơi núi rừng.
Người không nói đến thời gian nhưng thời gian vẫn hiện lên qua cảnh vật: hình ảnh cánh chim bay về tổ kết thúc một ngày.Hai câu thơ của Bác gợi nhắc đến hai câu thơ của Lí Bạch. Cùng miêu tả hai đối tượng chim và mây nhưng giữa hai bài thơ lại là hai thế giới hoàn toàn khác nhau:
-Trong thơ Lí Bạch không có sắc thái biểu thị thời gian. Cánh chim trong thơ Lí Bạch bay mất hút vào không gian vô tận còn cánh chim trong thơ HCM lại bay về tổ trong tâm trạng mệt mỏi. Quan trọng hơn, qua cánh chim mỏi đó, chủ thể trữ tình còn thấy được sự tương đồng với cảnh ngộ và tâm trạng của mình. Và chính sự tương đồng ấy dễ tạo nên sự cảm thông giữa người và cảnh.Câu thơ dịch chưa chuyển hết ý tứ trong nguyên bản Cô vân mạn mạn độ thiên không. Chòm mây như có tâm trạng, tâm hồn. Nó cô đơn, lẻ loi giữa đất trời bao la, cũng như người tù đang cô lẻ nơi núi rừng âm u, nơi đất khách quê người. Bản dịch chỉ nói “trôi nhẹ” – trong dáng trôi của chòm mây có trạng thái thanh thản, nhàn tản của bậc tao nhân mặc khách chứ không có tâm trạng cô đơn, lẻ loi.
" Thiên nhiên ẩn chứa tâm trạng con người 
Hai câu cuối trong bản dịch thơ xuất hiện từ tối mà trong nguyên tác không có. Sự xuất hiện của từ tối  trong câu 3 đã khiến ý thơ bị lộ, làm mất tính hàm súc của thơ Đường luật.Trong bản nguyên tác ma bao túc – bao túc dịch thành xay ngô tối – xay hết cũng làm mất đi giá trị của điệp từ  bao túc trong nguyên tác.
Hai câu cuối có sự di chuyển điểm nhìn: từ cao xuống thấp, từ thiên nhiên mang màu sắc ước lệ mà vẫn hiện thực sang bức tranh thiên nhiên miêu tả cuộc sống con người: gần gũi, chân thực mà vẫn thoáng ý nghĩa biểu tượng. Trung tâm của bức tranh cuộc sống, bức tranh chiều tối là hình ảnh của thôn nữ xóm núi xay ngô. Điệp từ ma bao túc – bao túc ma được sử dụng ở cuối câu ba, đầu câu bốn đã tạo nên bước chuyển của thời gian. Tác giả Lê Trí Viễn đã có nhận xét khá tinh tế về hai câu thơ này: “Nguyên văn không nói đến chữ tối mà tự nhiên nói đến thời gian trôi dần dần theo cánh chim chiều và làn mây, theo những vòng xoay của cối ngô, quay quay mãi “ma bao túc, bao túc ma hoàn” và đến khi cối xay dừng lại thì “lô dĩ hồng”,lò đã rực hồng, tức trời tối, trời tối thì lò rực lên.Đồng thời điệp ngữ vắt dòng này cũng diễn tả khá chính xác động tác lao động nặng nhọc của người thiếu nữ miền sơn cước. Hình ảnh con người lao động xuất hiện bên ánh lửa đỏ đã xua tan đêm tối giá lạnh, xua đi cảm giác mệt nhọc bao phủ toàn bộ hai câu thơ trên, của chủ thể trữ tình- người tù.Chữ hồng cuối bài thơ có thể xem chính là nhãn tự của cả bài. Chỉ một chữ hồng nhưng đã mang đến hơi ấm cho cả bài thơ, xua đi cái cảm giác nặng nhọc trong từng bước quay đều đều của người thiếu nữ đang xay ngô.
Bản thân chữ hồng trong nguyên tác đã chứa ánh lửa rực rỡ và chính ánh lửa đó đã tạo ra sức sống cho cả bài thơ.
Màu sắc cổ điển thường thể hiện ở những hình ảnh tượng trưng, ước lệ, bút pháp chấm phá, ở phong thái ung dung tự tại của cái tôi trữ tình. Điều này ta bắt gặp ở chiều tối. Tuy nhiên, dễ nhận thấy trong thơ cổ, thiên nhiên thường chiếm vị trí chủ thể. Con người trong đó thường ẩn đi như muốn hòa vào thiên nhiên. Nhưng ở Mộ hình ảnh nổi bật nơi trung tâm bức tranh là hình ảnh con người, hình ảnh ngọn lửa của sự sống, của ánh sáng, niềm tin. Hai câu đầu là bóng tối thì hai câu sau đã là ánh sáng đỏ rực. Đó chính là tinh thần thời đại thể hiện trong thơ HCM.
Đúc kết lại giá trị nghệ thuật
- Bút pháp chấm phá.
- Hình ảnh ước lệ tượng trưng.
- Bút pháp cổ điển và hiện đại.
Nội dung: Tinh thần yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.Tinh thần lạc quan, vượt lên trên hoàn cảnh hiện tại, hướng tới tương lai tươi sáng với một niềm tin mãnh liệt của nhà thơ

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247