Đáp án:
Câu 1:
- Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây, kí hiệu là s.
- Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau như: đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, …
- Quy đổi đơn vị thời gian:
1 phút = 60 giây
1 giờ = 60 phút
1 ngày = 24 giờ
-Khi đo thời gian của một hoạt động ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo
Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp
Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo
Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ
Bước 5: Đọc và ghi kết quả
Câu 2:
- Nhiệt độ là thang đo giữa nóng và lạnh, vật nào có nhiệt độ cao hơn thì nóng hơn.
- Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế.
- Có 3 thang nhiệt độ:
+ Thang nhiệt độ Kenvin (K).
+ Thang nhiệt độ Xen-ci-út (oC).
+ Thang nhiệt độ Fa-ren hai (oF).
- Cấu tạo của nhiệt kế:
+Phần cảm nhận nhiệt độ: bầu đựng thủy ngân hoặc rượu trong nhiệt kế
+Phần biểu thị kết quả: thang chia vạch trên nhiệt kế
- Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế: Sử dụng thủy ngân, trong đó – khi bị nung nóng – mở rộng và các hợp đồng phản ứng với sự giảm nhiệt độ. Điều này làm cho độ dài cột lỏng dài hơn hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào nhiệt độ.
- Cách đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế thủy ngân
Câu 3:
-Lực là:" Khi có một vật đẩy hoặc kéo vật khác, ta nói vậy đó tác động lực lên vật còn lại".Hay là khi ta tác động lên vật này bằng 1 cách nào đó ,khi đó người ta gọi đây là tác động 1 lực lên vật này.(có 2 ý nha em)
-Dụng cụ đo lực là:lực kế
- Đơn vị đo lực :Niuton ( kí hiệu : N )
- Lực tác dụng lên vật gây ra kết quả: Lực tác dụng lên một vật có thể làm nó biến đổi chuyển động hoặc biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
VD: Lực làm vật biến đổi chuyển động:
+Dùng chân đá trái banh. Lực của chân ta đã làm trái banh đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động.
+Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất thì chịu tác dụng lực của tay ta làm nó biến đổi chuyển động.
+ Khi đóng đinh vào tường, búa tác dụng vào đinh làm đinh đang đứng yên chuyển động đập sâu vào tường.
- Lực làm vật biến dạng:
+ Dùng tay bẻ một cành cây, lực của tay ta làm cành cây biến dạng.
+Dùng tay nén hai đầu lò xo lại, ta thấy cả lò xo và tay đều biến dạng
+Khi cái vợt đập vào một quả bóng thì cả vợt lẫn bóng đều bị biến dạng.
- Lực vừa làm vật biến dạng vừa làm vật biến đổi chuyển động:
+ Đá trái banh vào tường. Lực cản của tường làm trái banh biến dạng đồng thời làm cho trái banh biến đổi chuyển động.
Câu 4:
- Chất rắn hòa tan trong nước: đường kính, muối ăn …
- Chất rắn không hòa tan trong nước: đồng, chì, kẽm, cát đá …
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ hòa tan:
+ Yếu tố nhiệt độ
+ Yếu tố áp suất
+ Yếu tố hỗn hợp dung môi
+ Dựa vào độ phân cực của dung môi và chất tan
+ Dựa vào hình dạng
+ Căn cứ vào các ion cùng tên
+ Dựa vào hiện tượng đa hình
+ Dựa vào hiện tượng hydrat hóa
+ Yếu tố chất điện ly
+ Căn cứ vào độ pH của dung dịch
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247