Cảm nhận sự tinh túy của văn bản
biết cách truyền đi và giữ gìn cho thế hệ sau
Vẫn biết rằng: thời sự là yếu tố quan trọng nhất của báo chí nhưng sức hấp dẫn của một tờ báo đối với đa số người đọc lại chưa hẳn đã là những tin tức thời sự mà nhiều khi người ta tìm mua bằng được một tờ báo, muốn xem một chương trình truyền hình lại đơn giản chỉ vì muốn theo dõi một bộ phim được chuyển thể từ một tác phẩm văn chương nào đó.
Trước cách mạng có rất nhiều văn trên báo. Cũng có thể là vì ở buổi đầu, lý thuyết về thể loại chưa rõ ràng, ranh giới giữa báo và văn còn chưa tách bạch; yêu cầu về tin tức thời sự của xã hội lúc đó cũng chưa thật bức xúc. Mặt khác cánh ký giả bấy giờ lưng vốn thường chỉ là những kiến thức văn chương mà công chúng lúc đó thì cũng chỉ quen lối tiếp nhận những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ theo kiểu thả thơ đố chữ…Cho nên không phải chỉ có những tờ báo văn như Đông Dương, Nam Phong, An Nam tạp chí, Tiểu thuyết thứ năm, Tiểu thuyết thứ bảy, Phong hoá, Ngày nay… mới có hiện tượng báo chí phải cầu cứu tới sự hỗ trợ to lớn của văn chương mà ngay những tờ công báo, như Gia Định báo, Nông cổ mín đàm, rồi Tân Dân, Thanh nghị, Trung Bắc chủ nhật, Hữu ích…cũng đăng rất nhiều tác phẩm văn học. Thậm chí có tờ như Phổ thông bán nguyệt san mỗi số còn đăng trọn hẳn một cuốn tiểu thuyết.
Hiện nay tác phẩm văn chương vẫn cứ là một phần quan trọng của tất cả mọi loại hình báo chí. Không chỉ trên các báo văn mà ngay trên các báo lớn như Nhân dân, Lao động, Sài Gòn giải phóng… trên các báo ngành như Công an, Giáo dục và Thời đại, Phụ nữ, Tiền phong, Heritage; trên các báo tưởng như không liên quan gì tới văn nhưng vẫn rất cần tới văn chương Tài chính, Toán học tuổi trẻ, Thế giới vi tính…. Điều thú vị là càng ở những số báo đặc biệt như báo tết, báo xuân hay những số báo ra vào những thời điểm lịch sử đặc biệt hoặc những báo cuối tháng, cuối tuần - những ấn phẩm mà độc giả mong ngóng đợi chờ, số lượng phát hành rất lớn, bán rất chạy- đều là những báo chuyển tải rất nhiều tác phẩm văn học.
Vẫn biết, những tin tức chính trị mang tính toàn cầu hay những thông tin thời sự cập nhật có ảnh hưởng rất lớn tới sự sống còn của một quốc gia bao giờ cũng là những tin tức quan trọng nhất. Nhưng xã hội càng phát triển thì nhu cầu giao lưu văn hoá của con người càng cao, cuộc sống càng phức tạp, căng thẳng thì con người càng ngày càng cần có nhu cầu giải toả, thư giãn bằng con đường nghệ thuật. Đó chính là phương thức nghỉ ngơi, thư giãn tích cực và hữu hiệu, phù hợp đối với số đông công chúng. Mà “Văn hoá Việt Nam cơ bản là văn học, thậm chí có khi chỉ là văn học mà thôi” (1). Cho nên, việc cho đăng tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ… trên nhật báo ngay cả báo chuyên ngành là một yếu tố tối cần thiết để duy trì và tăng số lượng độc giả. Thậm chí theo Echere: “Số phận một tờ nhật báo tuỳ ở những cây bút viết tiểu thuyết” (2). Ví dụ năm 1887 tờ Petit journal đăng tiểu thuyết Monsier le coq của Emile Gaborian, lập tức lượng độc giả tăng gấp đôi. Hay năm 1953, tờ tạp chí Life, đăng tác phẩm Ông già và biển cả của E. Hêmingwây, chỉ trong 48 tiếng đồng hồ đã bán hết 4 triệu bản, tái bản lần thứ 2 là 5 triệu bản mà vẫn bán rất chạy.
Ở Việt Nam cũng có trường hợp tương tự. Những năm trước cách mạng, tờ báo ăn khách nhất là Trung lập báo mà nguyên nhân cơ bản vẫn là do đăng Tiểu thuyết. Năm 1925-1926, nhờ đăng tiểu thuyết Châu về hợp phố của Phú Đức mà số lượng báo phát hành tăng lên rất lớn. Khi Phú Đức chuyển sang Công lập báo, mang theo cả tiểu thuyết này thì Trung lập báo mất gần hết độc giả. Hai mươi năm sau, ông cho đăng lại tác phẩm trên báo Văn thì báo Văn lập tức lại thu hút được số đông độc giả. Hay trường hợp báo Thần Chung: năm 1952 báo đăng tiểu thuyết Cô Bạch Mai nên đã lôi cuốn được số đông bạn đọc. Những tác phẩm văn học luôn là món hàng câu khách nhất, chúng thật sự đã góp phần không nhỏ để làm tăng thêm uy tín và sức hút của một tờ báo.
Nên để nâng cao chất lượng báo chí, để đáp ứng nhu cầu chính đáng của đông đảo bạn đọc, càng ngày càng có nhiều báo văn ra đời. Địa phương nào cũng có tờ văn nghệ. Mỗi báo mở thêm những chuyên san, đặc san mà nội dung chủ yếu là những nội dung văn học nghệ thuật. Mỗi tờ báo đều có trang văn hóa văn nghệ... Điều đó lại tạo thêm nhiều cơ hội để các nhà văn đi làm báo và càng khẳng định vai trò to lớn của văn học đối với sự phát triển của báo chí.
Ngoài những tác phẩm trực tiếp in trên báo viết, truyền đi trên báo phát thanh còn có hiện tượng đáng chú ý là: càng ngày báo chí càng có nhu cầu vay mượn những tác phẩm văn học để chuyển thể thành các kịch bản truyền thanh, truyền hình, các phim truyền hình nhiều tập. Thậm chí từ một bài thơ như Núi đôi cũng có thể chuyển thành một bộ phim truyền hình đầy hấp dẫn. Trung bình, mỗi năm báo hình cũng phải chuyển thể khoảng vài trăm tác phẩm văn học.
Ngoài những sáng tác, văn học còn cung cấp cho báo chí những bài thuộc lĩnh vực: lý luận nghiên cứu, phê bình, dịch thuật… Qua đó báo chí đã thực hiện tốt được một nhiệm vụ rất quan trọng của mình là: định hướng văn hoá cho đông đảo quần chúng.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247