Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu 1 : Bài thơ Cảnh khuya là sáng tác...

Câu 1 : Bài thơ Cảnh khuya là sáng tác của ai ? Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? Câu 2 : Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu ca dao sau :

Câu hỏi :

Câu 1 : Bài thơ Cảnh khuya là sáng tác của ai ? Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? Câu 2 : Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu ca dao sau : a, Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay ( Ca dao ) b, Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà ( Ca dao ) Câu 3 : Xác định thành ngữ trong bài ca dao sau và giải thích ý nghĩa của thành ngữ đó. Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ anh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Lời giải 1 :

Câu 1 Bài thơ Cảnh khuya là sáng tác của Hồ Chí Minh

          Bài thơ được viết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Câu 2

a, Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

                                               ( Ca dao )

=> cặp từ trái nghĩa:  lên thác >< xuống ghềnh

b, Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà

                                                 ( Ca dao )

=> cặp từ trái nghĩa: giàu >< nghèo

Câu 3

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ anh rau muống

nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Thành ngữ: dãi nắng dầm sương

ý nghĩa của thành ngữ: nói đến sự kham khổ, ngày đêm vất vã

Thảo luận

Lời giải 2 :

bài 1

của Hồ Chí Minh

thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

bài 2

cặp từ trái nghĩa

a, lên thác..xuống ghềnh

b, giàu...nghèo

bài 3

thành ngữ: nhớ ai dãi nắng dầm sương

ý nhĩa: những kham khổ, vất vả của người nông dân phải lao động

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247