Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 lần 2 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 lần 2 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Câu 1 : Tính chất của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là 

A. Kinh tế hàng hóa tự do.  

B. Kinh tế hàng hóa đa ngành nghề.

C. Kinh tế tự cung, tự cấp 

D. Kinh tế hàng hóa có sự điều tiết của nhà nước.

Câu 2 : Các nước ở Đông Nam Á giành được độc lập vào năm 1945 là

A. Việt Nam, Lào, Campuchia  

B. Việt Nam, Lào, Mianma

C. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xingopo    

D. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào

Câu 3 : Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đã 

A. đưa yêu bản yêu sách 8 điểm đến hội nghị Véc xai

B. tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp

C. đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa

D. thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Câu 4 : Mặt trận được thành lập tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941) có tên gọi là gì? 

A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận Liên Việt.

D. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.

Câu 5 : Trong “chiến tranh đặc biệt”, “bình định” miền Nam trong vòng 2 năm là mục tiêu của  kế hoạch nào của Mỹ?

A. Giôn-xơn Mác-na-ma-ra.       

B. Bình định toàn miền Nam.

C. Dồn dân lập “Ấp chiến lược”.       

D. Sta- lây - Tay-lo.

Câu 6 : Hội nghị lần thứ 24 của BCH Trung ương Đảng tháng 9 năm 1975 đã đề ra nhiệm vụ gì?

A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ

C. Hàn gắn vết thương chiến tranh.

D. Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trong cả nước.

Câu 7 : Cách mạng tháng Hai ở Nga đã lật đổ được

A. chế độ Nga hoàng Nicolai II, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở nga.

B. chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB Nga phát triển.

C. chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản, xây dựng giai cấp công nhân.

D. chính quyền của giai cấp tư sản, giành chính quyền cho giai cấp vô sản.

Câu 8 : Chiến thắng nào của LX đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít le?

A. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat.   

B. Chiến thắng vòng cung Cuốc-xcơ.

C. Chiến thắng Lê nin grat.       

D. Chiến thắng Mát-xcơ-va.

Câu 9 : Những nước nào được mệnh danh là những “con rồng kinh tế  ”ở Đông Bắc Á ?

A. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều, Hàn Quốc, Đài Loan      

B. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công

C. Nhật Bản, Hồng Công, Trung Quốc   

D. Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Công

Câu 10 : Đâu là sự kiện kiện khởi đầu cuộc“Chiến tranh lạnh”?

A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ.  

B. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman.

C. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan.   

D. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven.

Câu 11 : Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu? 

A. Giai cấp tư sản bị phá sản       

B. Giai cấp nông dân bị mất đất.

C. Tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép.      

D. Thợ thủ công bị thất nghiệp

Câu 12 : Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là : 

A. Trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.     

B. Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.

C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.  

D. Ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Câu 13 : Mĩ thực hiện ngăn chặn đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa. Đó là mục tiêu của : 

A. Kế hoạch Mác - San        

B. Kế hoạch Tru- man     

C. Chiến lược toàn cầu              

D. Chiến tranh lạnh

Câu 14 : Quân đồng minh vào phía Bắc nước ta sau cách mạng tháng 8 năm 1945 là

A. Trung Hoa Dân Quốc.       

B. thực dân Pháp.  

C. đế quốc Anh.   

D. phát xít Nhật.

Câu 15 : Khởi nghĩa nào sau đây không thuộc phong trào Cần Vương ? 

A. khởi nghĩa Ba Đình.  

B. khởi nghĩa Bãi Sậy.

C. khởi nghĩa Hương Khê.     

D. khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 16 : Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. kìm chế sự phát triển của Trung Quốc 

B. liên minh chặt chẽ với Mĩ

C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc    

D. chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

Câu 17 : Nội dung nào sau đây không thuộc Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng ( 5/1941) ? 

A. Nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp

B. Giải phóng dân tộc.

C. Tạm gác cách mạng ruộng đất. 

D. Kẻ thù của cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.

Câu 18 : Tại sao vào đầu thế kỉ XX, xuất hiện con đường cứu nước theo xu hướng dân chủ tư sản?

A. Do xuất phát từ lòng yêu nước và xuất hiện những giai tầng mới trong xã hội.

B. Do phong trào cứu nước theo ý thức hệ phong kiến không giành thắng lợi.

C. Sự truyền bá của các tân thư, tân văn vào Việt Nam. 

D. Do ảnh hưởng của cuộc Duy tân ở Nhật Bản.

Câu 19 : Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, Đảng ta chủ trưong hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc vì:

A. quân Trung Hoa Dân quốc có thiện chí với ta.     

B. ta cần thời gian chuẩn bị tổng tuyển cử.

C. tránh đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc.  

D. Trung Hoa Dân quốc chống phá ta.

Câu 20 : Tại sao đến năm 1965, Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?

A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản hoàn toàn.

B. Mĩ muốn mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh Việt Nam.

C. Mĩ muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh Việt Nam.

D. Mĩ lo ngại ủng hộ của Trung Quốc và Liên Xô cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Câu 21 : Lý do quan trọng nhất để phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân?

A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.

B. Quần chúng đã được tuyên truyền và giác ngộ cao về chính trị.

C. Đảng có mục tiêu, phương pháp và khẩu hiệu đấu tranh phù hợp.

D. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp nới lỏng một số chính sách tiến bộ.

Câu 22 : Tập đoàn Ních-xơn thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với ý đồcơ bản gì?

A. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari.

B. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.

C. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam. 

D. Phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.

Câu 23 : “Việt Nam hóa chiến tranh” thực chất là tiếp tục thực hiện âm mưu gì?

A. Đề cao học thuyết Ních-xơn.     

B. “Dùng người Việt đánh người Việt”.

C. “Tìm diệt” và “bình định”.   

D. Sử dụng quân Mĩ là chủ yếu

Câu 24 : Ý nào sao đây không phải là minh chứng cho nhận định “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3 – 2 – 1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam”?

A. Đảng ra đời chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

B. Đảng ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

C. Đảng ra đời, là nhân tố chuẩn bị đầu tiên quyết định những bước phát triển nhảy vọt của lịch sử. 

D. Đảng ra đời đã đưa cách mạng Viêt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

Câu 25 : Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.1. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho)

A. 1, 2, 3, 4.       

B. 1, 4, 2, 3.   

C. 1, 3, 2, 4.    

D. 2, 1, 4, 3.

Câu 26 : Sự khác biệt cơ bản giữa “chiến tranh lạnh” và những cuộc chiến tranh thế giới đã qua:

A. làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng

B. chỉ diễn ra chủ yếu giữa hai nước LX và Mĩ

C. diễn ra trên mọi lĩnh vực nhưng không xung đột trực tiếp bằng quân sự  .

D. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại

Câu 27 : Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. xâm lược các nước ở khu vực châu Á.        

B. lôi kéo các nước Tây Âu vào khối quân sự NATO.

C. bao vây, tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.    

D. thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

Câu 28 : Theo sáng kiến của ASEAN, Diễn đàn khu vực (ARF) thành lập 1993 nhằm mục đích gì?

A. Tạo nên môi trường hòa bình và ổn định cho sự phát triển của Đông Nam Á.

B. Tăng cường sự hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa ở khu vực Đông Nam Á.

C. Tổ chức Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do trong vòng 10 – 15 năm.

D. Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác phát triển của các nước thành viên của khu vực.

Câu 29 : Phong trào công nhân trong giai đoạn 1926-1929 có gì khác so với giai đoạn 1919-1925 ?

A. Diễn ra rời rạc, lẻ tẻ, chưa thống nhất mục tiêu đấu tranh chung

B. Diễn ra lẻ tẻ, mang tính chất tự phát, thiếu sự lãnh đạo chung thống nhất

C. Mang tính chất chính trị rõ nét, bắt đầu có sự liên kết thành một phong trào 

D. Chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế nên còn mang tính tự phát

Câu 30 : Nội dung nào dưới đây thể hiện tính nguyên tắc trong hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946? 

A. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong liên hiệp Pháp.

B. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ.

C. Nước Việt Nam có chính phủ riêng, có quân đội riêng và nền tài chính riêng.

D. Chính phủ Việt Nam chấp nhận cho Pháp đưa 15.000 quân ra miền Bắc Việt Nam.

Câu 31 : Điểm khác của chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” so với “chiến tranh đặc biệt là

A. có sự tham gia của cố vẫn Mĩ     

B. là hình thức chiến tranh kiểu mới.

C. có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ.

D. đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, sử dụng phương tiện chiến tranh của Mĩ.

Câu 32 : Sự kiện nào đánh dấu khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế hoàn toàn trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời.     

B. An Nam Cộng sản Đảng ra đời.

C. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ra đời.  

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Câu 33 : So với chiến lược kinh tế hướng nội, chiến lược kinh tế hướng ngoại của các nước tham gia sáng lập ASEAN có gì khác?

A. Phát triển các ngành sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay hàng nhập khẩu.  

B. Chú trọng sản xuất hàng nội địa và xuất khẩu.

C. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa.    

D. Lấy xuất khẩu làm chủ đạo, mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư.

Câu 34 : Yếu tố nào làm thay đổi to lớn bản đồ chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thắng lợi của các nước Á, Phi, Mỹ La tinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

B. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia vào đời sống chính trị thế giới.

C. Những thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước của nhiều quốc gia trên thế giới. 

D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật.

Câu 35 : Chiến dịch nào sau đây được xem là “Trận trinh sát chiến lược”  ? 

A. Chiến dịch đường 14 Phước Long      

B. Chiến dịch Hồ Chí Minh

C. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)     

D. Chiến dịch Biên Giới 1950

Câu 36 : Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản  sau chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật

B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên

C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm   

D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.

Câu 37 : Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949), kế hoạch Đơ Lat đơ Tácxinhi (1950) và kế hoạch Nava (1953) của Pháp - Mĩ là

A. kết thúc chiến tranh trong danh dự.

B. bình định, thống trị lâu dài Việt Nam.

C. thể hiện sức mạnh quân sự của Pháp – Mĩ .

D. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

Câu 38 : Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh  quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Dựng nước đi đôi với giữ nước.      

B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.

C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.       

D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247