Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Câu 1 : Trong những năm 1954 -1970, Campuchia đã thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?

A. Trung lập.

B. Hòa bình, trung lập.

C. Đối đầu với Mĩ.

D. Đối đầu với nhóm nước sáng lập ASEAN.

Câu 2 : Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập do ai đứng đầu?

A. Xuphanuvông.

B. Xihanúc.

C. Xucácnô.

D. Xihamôni.

Câu 4 : Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào từ năm 1955 đến năm 1972 do lực lượng chính trị nào lãnh đạo?

A. Đảng cộng sản Đông Dương.

B. Đảng nhân dân cách mạng Lào.

C. Đảng cộng sản Lào.

D. Đảng Nhân dân Lào.

Câu 5 : Cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp - Mĩ từ năm 1945 - 1975, nhân dân Lào nhận được sự giúp đỡ của quốc gia nào?

A. Việt Nam.

B. Campuchia.

C. Inđônêxia.

D. Các lực lượng dân chủ trên thế giới.

Câu 8 : Ba quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) là

A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia.

B. Inđônêxia, Việt Nam, Malaixia.

C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.

D. Việt Nam, Lào, Philippin.

Câu 9 : Tình hình chung của các nước Đông Nam Á trong chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan).

B. Trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật.

C. Nhiều nước giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.

D. Chịu thiệt hại nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 11 : Vì sao hiệp ước Bali (2-1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN ?

A.  Kinh tế ASEAN bắt đầu tăng trưởng.

B.  Mối quan hệ giữa các nước hoà dịu.

C. ASEAN được nâng tầm ảnh hưởng trên thế giới.

D. Hiệp ước Bali xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

Câu 12 : Tại sao trong những hoàn cảnh thuận lợi như nhau, vào tháng 8 – 1945, chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập, còn ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập ở mức độ thấp hơn ?

A. Do các nước khác thời cơ chưa đến.

B. Do cách mạng các nước khác diễn ra còn yếu ớt..

C. Do ở cả ba nước này yếu tố chủ quan chuẩn bị kĩ lưỡng.

D. Do đối tượng của cách mạng khác nhau.

Câu 13 : Hãy chỉ ra những điểm giống nhau cơ bản của cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam:

A. Diễn ra trong cùng một thời kì lịch sử, cùng chống kẻ thù chung.

B. Cùng được Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.

C. Cùng được Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, diễn ra trong cùng một thời kì lịch sử, cùng chống kẻ thù chung.

D. Cùng được Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, cùng giành được những thắng lợi to lớn, diễn ra trong cùng một thời kì lịch sử, cùng chống kẻ thù chung.

Câu 14 : Từ thập niên 60,70 của thế kỉ XX trở đi nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành

A. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.

B. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

C. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.

D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.

Câu 15 : Sự kiện phát xít đầu hàng đồng minh (8/1945) đã tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Nam Á:

A. Đứng lên đấu tranh và nhiều nước giành được độc lập dân tộc.

B. Làm cách mạng thành công và thành lập các nước cộng hòa.

C. Đứng lên đấu tranh và tất cả các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập dân tộc.

D. Tự tuyên bố là các quốc gia độc lập.

Câu 16 : Ý nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.

B. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị để thoát khỏi bị chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài.

C. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có vài nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước.

D. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.

Câu 17 : So với Việt Nam và Lào, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai của nhân dân Campuchia có điểm gì đáng chú ý?

A. Trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1970 là giai đoạn hòa bình, trung lập ở Campuchia.

B. Không phải đương đầu với thể lực tay sai thân Mĩ.

C. Kết thúc sớn hơn so với Việt Nam và Lào.

D. Nhận được sự giúp đỡ của quân tình nguyên Việt Nam.

Câu 18 : ASEAN có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ hiệu ứng “Brexít” ở châu Âu? 

A. Tăng cường đoàn kết nội khối.

B. Đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn.

C. Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ”.

D. Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới.

Câu 19 : Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản để ba nước Indonexia, Lào, Việt Nam giành độc lập sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á?

A. Có sự chuẩn bị lâu dài và biết chớp thời cơ.

B. Điều kiện khách quan thuận lợi và biết chớp thời cơ.

C. Điều kiện khách quan thuận lợi và nhân dân ủng hộ cách mạng.

D. Kẻ thù đã suy yếu và được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ.

Câu 20 : Tổ chức chính trị nào sau đây do tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam lập ra sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Việt Nam nghĩa đoàn.

B. Đảng lập hiến.

C. Nhóm Nam Phong.

D. Nhóm Trung Bắc tân văn.

Câu 21 : Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) là

A. Chuông rè, An Nam trẻ, Nhành lúa.

B. Chuông rè, Tin tức, Nhành lúa.

C. Tin tức, Thời mới, Tiếng dân.

D. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.

Câu 22 : Tờ báo nào dưới đây là của tầng lớp tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919-1925?

A. Nhân dân.

B. Hữu thanh.

C. Người cùng khổ.

D. Tiếng dội An Nam.

Câu 23 : Phong trào đấu tranh nào sau đây là của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?

A. Thành lập các tổ chức chính trị Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt.

B. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp (1923).

C. Xuất bản các tờ báo tiếng Pháp tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ.

D. Đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926).

Câu 24 : Ai là người đứng ra thành lập Đảng Lập hiến ở Việt Nam năm 1923?

A. Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu.

B. Bùi Quang Chiêu, Phạm Tuấn Tài.

C. Nguyễn Khắc Nhu, Bùi Quang Chiêu.                

D. Bùi Quang Chiêu, Phạm Hồng Thái.

Câu 25 : Trong giai đoạn 1919-1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã lập ra tổ chức chính trị nào?

A. Nam Phong.

B. Trung Bắc tân văn.

C. Đảng Lập hiến.

D. Hội Phục Việt.

Câu 27 : Thứ tự ưu tiên được thực dân Pháp chú trọng trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) lần lượt là

A. Nông nghiệp, khai mỏ, công nghiệp nhẹ, thuế, giao thông vận tải.

B. Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, khai mỏ, thuế.

C. Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, khai mỏ, giao thông vận tải, thuế.

D. Nông nghiệp, khai mỏ, thuế, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải.

Câu 28 : Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở Đông Dương đã dẫn tới sự tiếp tục phân hóa của giai cấp nào trong xã hội Việt Nam?

A. giai cấp công nhân và nông dân.

B.  giai cấp địa chủ và nông dân.

C. giai cấp tư sản và địa chủ.

D.  giai cấp tư sản và tiểu tư sản.

Câu 29 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), nền kinh tế Việt Nam

A. phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.

B. có sự chuyển biến rất nhanh và mạnh về cơ cấu.

C. có sự phát triển độc lập với nền kinh tế Pháp.

D. có đủ khả năng cạnh tranh với nền kinh tế Pháp.

Câu 30 : Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam

A. Phát triển đều khắp ở nhiều lĩnh vực.

B. Phát triển nhanh, cân đối.

C. Không phụ thuộc vào chính quốc.

D. Cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu.

Câu 31 : Theo em, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm

A. tạo sự phát triển đồng đều về kinh tế.

B. làm cho kinh tế thuộc địa phát triển cân đối.

C. đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc.

D. xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến.

Câu 32 : Nội dung nào không phải là mục tiêu của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?

A. Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Khôi phục lại địa vị của Pháp trong thế giới TBCN.

D. Trả cho Nga khoản vay nợ trong Chiến tranh Pháp - Phổ.

Câu 33 : Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm:

A. phát triển mạnh mẽ, mang tính độc lập, tự chủ.

B. phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

C. vừa phát triển mạnh mẽ, vừa bị lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

D. phát triển mạnh và cạnh tranh khốc liệt với nền kinh tế Pháp.

Câu 34 : Những giai cấp nào ra đời do hệ quả từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?

A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

C. Nông dân, địa chủ phong kiến.

D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247