Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Đoàn Thị Điểm

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Đoàn Thị Điểm

Câu 2 : Ví dụ nào phản ánh sự biến đổi số lượng cá thể của quần thể không theo chu kỳ?

A. Mùa hè số lượng muỗi tăng lên nhanh

B. Vào mùa mưa số lượng ếch trong quần thể lại tăng lên đáng kể

C. Ở vùng biển Pêru cứ bảy năm lại có một dòng hải lưu nino trải qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muốn dẫn đến số lượng cá cơm giảm mạnh

D. Mùa rét năm 2017, có đợt rét hại làm cho số lượng gia súc chết hàng loạt

Câu 3 :  Khi nói về kích thước của quần thể phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu kích thước của quần thể vượt quá mức tối đa, thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao

B. Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, thì quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong

C. Kích thước của quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài

D. Kích thước của quần thể luôn tỷ lệ thuận với kích thước cá thể trong quần thể

Câu 5 : Ưu thế lai thể hiện rõ nhất trong:

A. Lai khác thứ

B. Lai khác loài

C. Lai khác dòng

D. Lai gần

Câu 6 : Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên một sinh vật có giá trị thích nghi lớn so với giá trị thích nghi của sinh vật khác nếu

A. Để lại nhiều con cháu hữu thụ hơn

B. Có sức chống đỡ với bệnh tật tốt, kiếm được nhiều thức ăn hơn

C. Có được kiểu gen quy định kiểu hình có sức sống tốt hơn

D. Có được kiểu gen quy định kiểu hình ngụy trang tốt lẫn với môi trường sống nên ít bị kẻ thù tấn công

Câu 7 : Hình thức phân bố ngẫu nhiên trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A. Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường

B. Các cá thể cạnh tranh gay gắt về nguồn sống, nơi ở, chỉ có những cá thể thích nghi nhất mới tồn tại

C. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi từ môi truờng

D. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

Câu 8 : Bộ phận nào của cây là cơ quan quang hợp?

A. Lá.

B. Rễ, thân, lá.

C. Lục lạp.

D. Thân.

Câu 11 : Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?

A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.

B. Trên các tARN có các anticôđon giống nhau.

C. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.

D. Trên phân tử mARN có chứa các liên kết bổ sung A - U, G - X.

Câu 12 : Các loài côn trùng có hình thức hô hấp nào sau đây?

A. Hô hấp bằng phổi.

B. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

C. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

D. Hô hấp bằng mang.

Câu 16 : Hiện tượng nào sau đây minh họa cho cơ chế cách li trước hợp tử?

A. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

B. Cừu giao phối với dê, hợp tử bị chết ngay sau khi hình thành.

C. Một số loài chim sống trong cùng một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh và bị bất thụ.

D. Chim sẻ và chim gõ kiến không giao phối với nhau do tập tính ve vãn bạn tình khác nhau.

Câu 17 : Trong các giai đoạn hô hấp hiếu khí ở thực vật, giai đoạn nào tạo ra nhiều năng lượng nhất?

A. Quá trình lên men.

B. Chu trình Crep.

C. Chuỗi chuyền electron.

D. Đường phân.

Câu 19 : Gọi là nhóm thực vật C3 vì nhóm thực vật này

A. Có sản phẩm cố định CO2 ổn định đầu tiên là một hợp chất có 3 nguyên tử cacbon.

B. Thường sống ở điều kiện nóng ẩm kéo dài.

C. Có sản phẩm cố định CO2 ổn định đầu tiên là một hợp chất có 4 nguyên tử cacbon.

D. Thường sống ở điều kiện khô hạn kéo dài.

Câu 23 : Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1  toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 245 cây hoa trắng; 315 cây hoa đỏ. Hãy chọn kết luận đúng về số loại kiểu gen của thể hệ F2?

A. Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 7 kiểu gen qui định hoa trắng.

B. Đời F2 có 9 kiểu gen qui định cây hoa đỏ, 7 kiểu gen qui định hoa trắng.

C. Đời F2 có 9 kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen qui định hoa đỏ.

D. Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen qui định hoa trắng.

Câu 30 : Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là +2°C đến 44°C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là +5,6°C đến +42°C . Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?

A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.

B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.

D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.

Câu 34 : Làm thế nào để nhận biết việc chuyển phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận đã thành công?

A. Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.

B. Dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất.

C. Dùng CaCl2 làm dãn màng tế bào hoặc xung điện.

D. Chọn thể truyền có các dấu chuẩn (gen đánh dấu) dễ nhận biết.

Câu 36 : Người mắc hội chứng Đao trong tế bào có:

A. NST số 21 bị mất đoạn

B. 3 NST số 18

C. 3 NST số 21

D. 3 NST số 13

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247