Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Vật lý Đề ôn tập Chương 3 môn Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Cao Thắng

Đề ôn tập Chương 3 môn Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Cao Thắng

Câu 1 : Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng thì đường pháp tuyến có đặc điểm nào sau đây:

A. Là đường thẳng bất kỳ đi qua điểm tới.

B. Đi qua điểm tới mà không vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường.

C. Vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường  và đi qua điểm tới.

D. Là đường thẳng trùng với mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 2 : Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới là góc nào sau đây?

A. Là góc tạo bởi tia khúc xạ và đường pháp tuyến.

B. Là góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến.

C. Là góc tạo bởi tia tới và mặt phân cách giữa hai môi trường.

D. Là góc tạo bởi tia khúc xạ và mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 3 : Thấu kính hội tụ không có đặc điểm nào sau đây?

A. Tia sáng tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló tiếp tục truyền thằng theo hướng của tia tới.

B. Thấu kính hội tụ có phần giữa dày hơn phần rìa.

C. Chùm tia sáng tới  song song với trục chính qua thấu kính hội tụ cho chùm tia ló loe rộng ra.

D. Thấu kính hội tụ có khả năng hội tụ ánh sáng.

Câu 4 : Mắt người mắc tật cận thị là mắt có đặc điểm nào sau đây?

A. Không nhìn rõ được các vật ở gần mắt.

B. Không nhìn rõ được các vật ở xa mắt.

C. Chỉ nhìn rõ được các vật ở xa mắt.

D. Chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50cm trở ra.

Câu 5 : Khi một tia sáng truyền từ nước ra ngoài không khí với góc tới bằng 30 độ thì góc khúc xạ có đặc điểm nào sau đây?

A. Góc khúc xạ lớn hơn hoặc bằng 300.

B. Góc khúc xạ nhỏ hơn 300.

C. Góc khúc xạ nhỏ hơn hoặc bằng 300.

D. Góc khúc xạ lớn hơn 300.

Câu 9 : Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’;  ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’:

A. Là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật . 

B. Là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.     

C. Là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. 

D. Là ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 10 : Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối:

A. Hấp thụ ít ánh sáng, nên cảm thấy nóng.  

B. Hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.

C. Tán xạ ánh sáng nhiều, nên cảm thấy nóng.

D. Tán xạ ánh sáng ít, nên cảm thấy mát.

Câu 11 : Khi nói về thuỷ tinh thể của mắt, câu kết luận không đúng là

A. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ. 

B. Thủy tinh thể có độ cong thay đổi được.

C. Thủy tinh thể có tiêu cự không đổi. 

D. Thủy tinh thể có tiêu cự thay đổi được.

Câu 12 : Các vật có màu sắc khác nhau vì

A. vật có khả năng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.           

B. vật không tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. 

C. vật phát ra các màu khác nhau.  

D. vật có khả năng tán xạ lọc lựa các ánh sáng màu.    

Câu 13 : Ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng trong công việc nào dưới đây?

A. Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm. 

B. Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng.     

C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.       

D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.

Câu 14 : Một người chỉ nhìn rõ những vật cách mắt từ 15cm đến 100cm. Mắt người đó bị tật gì?

A. Người ấy bị cận thị.

B. Người ấy bị viễn thị.

C. Người ấy bị lão thị.

D. Mắt bình thường.

Câu 15 : Người này phải đeo thấu kính loại gì khi chỉ nhìn rõ những vật cách mắt từ 15cm đến 100cm?

A. kính mát vì mắt bình thường

B. thấu kính đa tròng

C. thấu kính phân kỳ

D. thấu kính hội tụ

Câu 16 : Tia tới đến quang tâm của thấu kính cho tia ló:

A. đi qua tiêu điểm.    

B. song song với thấu kính.   

C. tiếp tục truyền thẳng. 

D. song song với trục chính.  

Câu 17 : Câu nào sau đây không đúng về thấu kính phân kì ?

A. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.

B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.

C. Tia tới đến quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính.

Câu 20 : Khi ta nhìn thấy vật ... thì có ánh sáng màu đỏ, ánh sáng màu xanh truyền từ vật đến mắt.

A. màu đỏ, màu xanh

B. màu trắng, màu xanh

C. màu xanh, màu đỏ

D. màu xanh, màu trắng

Câu 21 : Ban ngày lá cây ngoài đường có màu xanh vì:

A. Chúng biến đổi ánh sáng trắng trong chùm ánh sánh của mặt trời.

B. Chúng khúc xạ tốt ánh sáng xanh  trong chùm ánh sánh của mặt trời.

C. Chúng hấp thụ tốt ánh sáng xanh trong chùm ánh sáng trắng của mặt trời.

D. Chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm ánh sánh của mặt trời.

Câu 22 : Khi phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính ta nhận được dải mà gồm 7 màu chính theo thứ tự gồm:

A. Đỏ, hồng, da cam, vàng, lục nâu, tím. 

B. Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, nâu, tím.

C. Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, tím.

D. Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Câu 23 : Một điểm sáng nằm ngay trên trục chính và ở rất xa thấu kính hội tụ thì cho ảnh:

A. Ảnh ở rất xa 

B. Ảnh nằm trong khoảng tiêu cự

C. Cho ảnh ảo 

D. Tại tiêu điểm của thấu kính

Câu 24 : Trên các kính lúp lần lượt có ghi x5, x8, x10. Tiêu cự của các thấu kính này là: f1, f2, f3. Ta có:

A. f< f< f1.

B. f< f< f1

C. f< f< f3.

D. f< f< f2.

Câu 25 : Màu sắc các vật trong tự nhiên hết sức phong phú. Sở dĩ các vật có màu sắc khác nhau vì:

A. các vật có khả năng tán xạ lọc lựa các ánh sáng màu mà ta quan sát thấy của vật.

B. các vật tự phát ra các ánh sáng màu đặc trưng của mình.

C. các vật đều có khả năng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.

D. các vật đều không có khả năng tán xạ tốt bất cứ ánh sáng màu nào.

Câu 26 : Khi đặt vật trước TKHT ở khoảng cách d < f thì thấu kính cho ảnh có đặc điểm là:

A. Ảnh ảo ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.   

B. Ảnh ảo cùng  chiều với vật và lớn hơn vật.

C. Ảnh ảo cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

D. Ảnh ảo ngược chiều với vật và lớn hơn vật.

Câu 28 : Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam đến một bìa sách. Ta thấy bìa sách có màu đỏ vì:

A. Bìa sách hấp thụ ánh sáng màu đỏ, lam và phản chiếu ánh sáng còn lại.

B. Bìa sách hấp thụ ánh sáng màu lục, lam và phản chiếu ánh sáng màu đỏ.

C. Bìa sách hấp thụ ánh sáng màu đỏ và phản chiếu ánh sáng còn lại.

D. Bìa sách hấp thụ ánh sáng màu đỏ và phản xạ các ánh sáng còn lại.

Câu 29 : Khi đặt vật trước TKPK thì ảnh của nó tạo bởi thấu kính có đặc điểm là:

A. Ảnh ảo ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.  

B. Ảnh thật cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo cùng  chiều với vật và lớn hơn vật. 

D. Ảnh ảo cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Câu 30 : Mắt của một người có khoảng cực viễn là 50 cm. Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính:

A. Phân kỳ có tiêu cự 50 cm.

B. Phân kỳ có tiêu cự 25 cm.

C. Hội tụ có tiêu cự 25 cm.   

D. Hội tụ có tiêu cự 50 cm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247