Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch Sử Trường THCS-THPT Đông Du

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch Sử Trường THCS-THPT Đông Du

Câu 1 : Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) để lại đã làm cho nền kinh tế Tây Âu trở nên

A. Kiệt quệ

B. Phát triển mạnh mẽ

C. Phát triển không ổn định

D. Phát triển chậm

Câu 2 : Nguyên nhân cơ bản giúp kinh tế Tây Âu phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2 là

A. guồn viện trợ của Mỹ thông qua kế hoạch Macsan.

B. Tài nguyên thiên nhiên giàu có, nhân lực lao động dồi dào.

C. Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài và áp dụng thành công khoa học kỹ thuật.

D. Quá trình tập trung tư bản và tập trung lao động cao.

Câu 3 : Năm 1947, Mĩ đề ra và thực hiện “kế hoạch Mácsan” nhằm mục đích chính trị gì?

A. Tạo ra căn cứ tiền phương chống Liên Xô

B. Tạo ra sự đối trọng với khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa

C. Tìm kiếm đồng minh chống lại Liên Xô và Đông Âu

D. Củng cố ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu

Câu 4 : Từ năm 1945 đến 1950, các nước tư bản Tây Âu dựa vào đâu để đạt được sự phục hồi cơ bản về mọi mặt?

A. Hợp tác thành công với Nhật.

B. Mở rộng quan hệ với Liên Xô.

C. Viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Macsan.

D. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa đến các nước thứ 3.

Câu 6 : Phản ứng của các nước tư bản Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Tìm cách trở lại xâm chiếm các nước này.

B. Viện trợ và bồi thường cho các nước này.

C. Thiết lập quan hệ bình thường đối với các nước này.

D. Tôn trọng độc lập của họ.

Câu 7 : Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là ?

A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.

B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.

C. Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

Câu 8 : Sự kiện nào là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

A. Cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập

B. Cuộc nổi dậy của nhân dân Libi

C. Cuộc đấu tranh của Angiêri

D. “Năm châu Phi”

Câu 9 : Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ănggôla, Môdămbích nhằm đánh đổ ách thống trị của

A. Phát xít Nhật

B. Phát xít Italia

C. Thực dân Tây Ban Nha

D. Thực dân Bồ Đào Nha

Câu 10 : Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ănggôla, Môdămbích nhằm đánh đổ ách thống trị của

A. Phát xít Nhật

B. Phát xít Italia

C. Thực dân Tây Ban Nha

D. Thực dân Bồ Đào Nha

Câu 11 : Năm 1960, ở châu Phi đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

A. Angiêri giành được độc lâp

B. “Năm châu Phi”

C. Môdămbích, Ănggôla giành được độc lập

D. Tổ chức thống nhất châu Phi được thành lập

Câu 12 : Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” bởi vì

A. Có 17 nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.

B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.

C. Tất cả các nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.

D. Châu Phi là lục địa mới trỗi dậy.

Câu 13 : Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc - dân chủ trong Luận cương chính trị (10-1930) với Cương lĩnh chính trị (1930) là gì?

A. Ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh trong Quốc tế cộng sản

B. Do Trần Phú chưa trải qua quá trình vô sản hóa

C. Do sự khác biệt về nhận thức thực tiễn

D. Do chịu ảnh hưởng của tinh thần quốc tế vô sản

Câu 14 : Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?

A. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I.    

B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên.

C. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930.        

D. Luận cương chính trị.

Câu 15 : Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Thấy được mâu thuẫn cơ bản nhưng chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội

B. Xác định lực lượng cách mạng là toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công- nông

C. Chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng tả khuynh trong quốc tế cộng sản

D. Không thấy được khả năng cách mạng của trung, tiểu địa chủ, tư sản, tiểu tư sản

Câu 16 : Sự kiện nào là mốc đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi?

A. Angiêri giành được độc lâp (1962)

B. “Năm châu Phi” (1960)

C. Môdămbích, Ănggôla giành được độc lập (1975)

D. Nam Rôđêdia giành được độc lập (1980)

Câu 17 : Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã là

A. Năm 1952 nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pharúc.

B. Năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập (Năm châu Phi).

C. Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla.

D. Năm 1990 Cộng hòa Namibia tuyên bố độc lập.

Câu 18 : Năm 1975 có ý nghĩa đặc biệt với châu Phi vì

A. Cơ bản chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.  

B. Nenxon Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên.

C. Chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai.

D. Có 17 quốc gia lần lượt tuyên bố độc lập.

Câu 19 : Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương

A. sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.

B. xác định động lực cách mạng là công nông.

C. thành lập chính phủ công nông binh.

D. tập hợp lực lượng toàn dân tộc chống đế quốc.

Câu 20 : Điểm khác nhau về nhiệm vụ đấu tranh trước mắt giữa phong trào dân chủ 1936- 1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 là

A. Tập trung chống Pháp để giành độc lập dân tộc

B. Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bìn

C. Tập trung giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp

D. Tập trung giải quyết cả vấn đề dân tộc và dân chủ

Câu 21 : Đâu không phải là điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939?

A. Đều nằm trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1930 - 1945

B. Đều chống lại kẻ thù của dân tộc

C. Đều xây dựng lực lượng trên cơ sở liên minh công- nông

D. Đều sử dụng bạo lực cách mạng

Câu 22 : Anh(chị) hiểu thế nào về khái niệm Tây Âu

A. Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây châu Âu

B. Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây bán cầu

C. Dùng để chỉ về sự khác biệt kinh tế- chính trị với Đông Âu

D. Dùng để chỉ các quốc gia thân Mĩ

Câu 23 : Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản Tây Âu về kinh tế và chính trị - xã hội trong những năm 1973 - 1991 là gì?

A. Nạn phân biệt chủng tộc.

B. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.

C. Mặt bằng dân trí thấp.

D. Sự phân hoá giàu nghèo lớn.

Câu 24 : Kế hoạch Mácsan do Mĩ thực hiện từ năm 1947 có tác động như thế nào đến các nước Đông Âu và Tây Âu?

A. Tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Tây Âu- Đông Âu

B. Tạo nên sự đối lập về ý thức hệ giữa Tây Âu và Đông Âu

C. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu- Đông Âu

D. Dẫn đến sự chia cắt châu Âu

Câu 25 : Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi?

A. J. Nêru

B. M. Gandi

C. Phiđen cátxtơrô

D. Nenxơn Manđêla

Câu 26 : Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) đánh dấu sự kiện lịch sử gì?

A. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ

B. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới

C. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới

D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi

Câu 27 : Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) sụp đổ ở Nam Phi đã chứng tỏ điều gì?

A. Hình thức chủ nghĩa thực dân kiểu mới bắt đầu vào khủng hoảng, suy yếu.

B. Một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.

C. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ bị tan rã hoàn toàn.

D. Cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội đã hoàn thành ở châu Phi.

Câu 28 : Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?

A. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

B. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới.

C. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

D. Sự xóa bỏ hoàn toàn của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Câu 29 : Phong trào nào là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng Cộng sản và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này?

A. Phong trào cách mạng 1930 -1931

B. Cuộc vân động dân chủ 1936 -1939

C. Khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì (1940)

D. Cao trào kháng Nhật cứu nước

Câu 30 : Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?

A. Đưa quần chúng nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.

B. Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.

C. Hình thành khối liên minh công nông, công nhân và nông dân đoàn kết đấu tranh.

D. Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).

Câu 32 : Lực lượng quân sự nào giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)?

A. Quân đội Mĩ

B. Quân đội Việt Nam Cộng hòa

C. Quân đồng minh của Mĩ

D. Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ

Câu 33 : Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là

A. Tìm diệt

B. Càn quét

C. Dồn dân lập ấp chiến lược

D. Tìm diệt và bình định

Câu 34 : Đến trước khi công cuộc đổi mới đất nước được tiến hành (1986), tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có đặc điểm gì?

A. Khủng hoảng trầm trọng 

B. Phát triển nhanh 

C. Phát triển không ổn định

D. Chậm phát triển

Câu 35 : Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra từ Đại hội mấy?

A. Đại hội V

B. Đại hội VI

C. Đại hội VI

D. Đại hội VIII

Câu 37 : Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào?

A. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước

B. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH

C. Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp

D. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Câu 38 : Kế hoạch Nava được đề ra và thực hiện trong bối cảnh quân Pháp đang ở trong tình thế như thế nào?

A. Nắm được quyền chủ động trên chiến trường

B. Giữ thế cầm cự trên chiến trường

C. Lâm vào thế bị động, phòng ngự

D. Liên tục phản công nhưng đều thất bại

Câu 39 : Thực dân Pháp sẽ hành động chậm nhất vào thời gian nào nếu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận tối hậu thư?

A. Đêm ngày 18-12-1946

B. Sáng ngày 19-12-1946

C. Sáng ngày 20-12-1946

D. Đêm ngày 20-12-1946

Câu 40 : Trước hành động bội ước của thực dân Pháp, ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã

A. ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến 

B. ra chỉ thị Kháng chiến - kiến quốc

C. quyết định phát động cả nước kháng chiến

D. ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247