Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THPT DL Đào Duy Anh

Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THPT DL Đào Duy Anh

Câu 1 : Đức đã làm gì để cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiệp ước trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sử dụng máy bay trinh sát và ném bom 

B. Ném bom và thả hơi độc 

C. Mai phục và tiêu diệt 

D. Sử dụng tàu ngầm

Câu 2 : Sự kiện nào đánh dấu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bị phá sản?

A. Đức tấn công Bỉ, chặn con đường ra biển, không cho Anh sang tiếp viện 

B. Pháp phản công giành thắng lợi trên sông Mácnơ, Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu 

C. Thất bại của Đức trong trận Véc-đoong 

D. Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ mặt trận phía Tây về chống lại

Câu 3 : Sự kiện nào đánh dấu kết thúc giai đoạn một của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chiến dịch tấn công Véc-đoong của Đức thất bại (12 - 1916)

B. Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ (9 - 1914)

C. Sau cuộc tấn công Nga quyết liệt của quân Đức - Áo - Hung (1915)

D. Cả hai bên đưa vào cuộc chiến những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, máy bay trinh sát, ném bom (1915)…

Câu 4 : Nội dung chủ yếu của Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức là

A. Hai bên bắt tay cùng nhau chống đế quốc  

B. Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc 

C. Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới hai nước 

D. Hai nước hòa giải để tập trung vào công cuộc kiến thiết đất nước

Câu 5 : Tháng 11-1917 đã diễn ra sự kiện gì ở Nga?

A. Quân Đức tấn công dồn dập vào lục địa Nga.

B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thắng lợi.

C. Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức.

D. Nước Nga quyết định rút khỏi chiến tranh đế quốc.

Câu 6 : Kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi đã thuộc về phe nào?

A. Tư bản chủ nghĩa 

B. Xã hội chủ nghĩa 

C. Hiệp ước 

D. Liên minh

Câu 7 : Ngày 11-11-1918 gắn với sự kiện gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Mĩ tuyên chiến với Đức.   

B. Cách mạng dân chủ tư sản Đức.

C. Chiến dịch Véc-đoong.     

D. Đức kí văn kiện đầu hàng, chiến tranh kết thúc.

Câu 8 : Đâu không phải là lý do trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) phe Liên minh nắm được thế chủ động trên chiến trường?

A. Phe Liên minh được thành lập sớm, có sự chuẩn bị kĩ càng 

B. Phe Liên minh là phe phát động của cuộc chiến tranh 

C. Ưu thế về kinh tế- quân sự của Đức trong phe Liên minh so với Anh, Pháp 

D. Nội bộ phe Hiệp ước không có sự thống nhất

Câu 9 : Nội dung nào chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga

B. Đức dồn lực lượng, quay lại đánh Nga và loại Italia ra khỏi vòng chiến

C. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do trên biển, tấn công phe Hiệp ước

D. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước

Câu 10 : Nội dung nào chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga

B. Đức dồn lực lượng, quay lại đánh Nga và loại Italia ra khỏi vòng chiến

C. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do trên biển, tấn công phe Hiệp ước

D. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước

Câu 11 : Đâu không phải là ý kiến đúng khi nhận xét về trật tự Vécxai-Oasinhtơn?

A. Mang tính chất đế quốc chủ nghĩa.     

B. Mang lại quyền lợi cho các nước thắng trận xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của nhiều quốc gia dân tộc. 

C. Có sự phân cực giữa các nước đế quốc 

D. Gây nên mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ các nước đế quốc.

Câu 12 : Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn là

A. Sự hình thành liên minh phát xít, gây chiến tranh thế giới thứ hai

B. Sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc không thể dung hòa

C. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc

D. Sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933

Câu 13 : Điểm khác biệt cơ bản giữa chủ nghĩa phát xít với chủ nghĩa tư bản dân chủ là

A. Nền chuyên chính của những phần tử phản động, hiếu chiến nhất của tư bản tài chính 

B. Nền thống trị bóc lột thậm tệ nhất đối với giai cấp công nhân 

C. Bộ phận phản động nhất của tầng lớp tư bản tài chính 

D. Nền chuyên chính, khủng bố công khai chế độ cộng sản trên thế giới

Câu 14 : Chủ nghĩa phát xít được định nghĩa là

A. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những kẻ đầu trọc, hiếu chiến nhất

B. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, manh động nhất

C. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất

D. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực tay sai phản động nhất, hiếu chiến nhất

Câu 15 : Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

A. Do sự khác biệt về thái độ của các nước với trật tự Vécxai – Oasinhtơn 

B. Do sự khác biệt về tiềm lực kinh tế

C. Do sự khác biệt về yếu tố lịch sử 

D. Do mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ

Câu 16 : Tại sao các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình?

A. Do có ít hoặc không có thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường.

B. Do nhà nước tồn tại những phần tử phản động âm mưu nắm chính quyền.

C. Do sức ép mạnh mẽ từ các nước Mĩ, Anh, Pháp.

D. Do hai khối đế quốc được thành lập ở châu Âu.

Câu 17 : Cơ sở nào để Nguyễn Ái Quốc quyết định gửi đến hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)?

A. Hội nghị Véc-xai là hội nghị giải quyết vấn đề thuộc địa 

B. Chương trình 14 điểm của tổng thống Mĩ Uyn-sơn 

C. Hội nghị Véc-xai là hội nghị phân chia thành quả giữa các nước thắng trận 

D. Hội nghị Véc-xai khẳng định sẽ giải quyết vấn đề độc lập ở Đông Dương

Câu 18 : Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã ảnh hưởng như thế nào đến các nước thuộc địa và phụ thuộc trong đó có Việt Nam?

A. Nhân dân các nước phụ thuộc phải gánh hậu quả của chính quốc 

B. Nhân dân các thuộc địa thoát khỏi sự bóc lột của chính quốc 

C. Các nước phải gánh hậu quả cuộc khủng hoảng và chính sách trút gánh nặng từ chính quốc 

D. Tiếp tục đàn áp, bóc lột nhân dân của các nước thuộc địa

Câu 19 : Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã tác động như thế nào đến Việt Nam?

A. Việt Nam không bị ảnh hưởng gì vì cuộc khủng hoảng diễn ra trong thế giới tư bản.

B. Thực dân Pháp trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng lên nền kinh tế Việt Nam.

C. Thực dân Pháp đàn áp mạnh mẽ phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

D. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

Câu 20 : Đâu không phải là nguyên nhân khiến các nước châu Âu - Mĩ đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á giữa thế kỉ XIX?

A. Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng

B. Đây là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời

C. Các nước Đông Nam Á lâm vào tình trạng khủng hoảng

D. Các nước Âu - Mĩ đang tiến hành cách mạng tư sản nên rất cần thuộc địa và thị trường.

Câu 21 : Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?

A. Xiêm có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á 

B. Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng 

C. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp 

D. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh

Câu 22 : Tại sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?

A. Vì Xiêm là “vùng đệm” của đế quốc Anh và Pháp.

B. Xiêm chấp nhận cắt đất cầu hòa với các nước đế quốc để giữ vững nền độc lập.

C. Xiêm là một nước có tiềm lực kinh tế, quốc phòng mạnh.

D. Do chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo của vua Ra-ma V.

Câu 23 : Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước phương Tây quyết định dùng vũ lực để nhanh chóng hoàn thành xâm lược Đông Nam Á?

A. Nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc 

B. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á 

C. Nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân công giá rẻ, thị trường rộng lớn của Đông Nam Á 

D. Sự suy yếu của các nước Đông Nam Á

Câu 24 : Cách thức xâm nhập của các nước thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á ở thế kỉ XVI-XVII có điểm gì khác so với nửa cuối thế kỉ XIX?

A. Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo 

B. Xâm nhập thông qua con đường buôn bán 

C. Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo và buôn bán 

D. Xâm nhập bằng việc sử dụng vũ lực

Câu 25 : Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á như thế nào?

A. Khủng hoảng triền miên.

B. Bước đầu phát triển.

C. Phát triển thịnh vượng.     

D. Mới hình thành.

Câu 26 : Đặc điểm quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở khu vực Đông Nam Á?

A. Diễn ra nhanh, dồn dập. 

B. Có sự tranh chấp giữa các nước.

C. Kéo dài liên tục từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XIX.

D. Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc không đồng đều.

Câu 28 : Năm 1863 ở Campuchia đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?

A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng 

B. Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp 

C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước 

D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam

Câu 29 : Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1863?

A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng.

B. Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp.

C. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam.

D. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước.

Câu 30 : Sự kiện nào đánh dấu Campuchia chính thức bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp?

A. Pháp sáp nhập Campuchia vào Liên bang Đông Dương 

B. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm ra khỏi Campuchia 

C. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ 

D. Vua Nô-rô-đôm kí với Pháp Hiệp ước năm 1884

Câu 31 : Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia là

A. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha

B. Khởi nghĩa của A-cha Xoa

C. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô

D. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc

Câu 32 : Tính chất nổi bật của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là

A. Là phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến 

B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân

Câu 33 : Điểm khác biệt cơ bản giữa hai giai đoạn của phong trào Cần Vương là gì?

A. Phương pháp đấu tranh 

B. Quy mô đấu tranh 

C. Lãnh đạo 

D. Lực lượng tham gia

Câu 35 : Mục tiêu của phong trào Cần Vương là

A. Đánh đuổi Pháp thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

B. Lật đổ phong kiến đã lỗi thời, xây dựng nhà nước phong kiến mới.

C. Đánh đuổi Pháp, giành độc lập, lập lại chế độ phong kiến.

D. Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 37 : Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do ai lãnh đạo? 

A. Đinh Công Tráng        

B. Nguyễn Thiện Thuật 

C. Phan Đình Phùng      

D. Đinh Gia Quế

Câu 38 : Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo? 

A. Cao Điền và Tống Duy Tân 

B. Tống Duy Tân và Cao Thắng 

C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám 

D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 39 : Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai? 

A. Đề Nắm      

B. Đề Thám 

C. Đề Sặt        

D. Đề Nguyên

Câu 40 : Nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) được tổ chức như thế nào? 

A. Tập trung thành những đội quân lớn. 

B. Phiên chế thành những phân đội nhỏ. 

C. Vừa tập trung vừa phân tán. 

D. Tổ chức thành các quân thứ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247