Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Lịch sử Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Câu 1 : Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít?

A. Nhân dân lao động ở các nước phát xít.

B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô.

C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.

D. Nhân dân các nước thuộc địa.

Câu 3 : Hệ quả bao trùm nhất của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp là:

A. Hàng loạt nông dân mất ruộng đất, đời sống trở nên bần cùng .

B. hương thức bóc lột phong kiến vẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội.

C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu du nhập vào Việt Nam.

D. Nền kinh tế công nghiệp ở nước ta phát triển nhanh.

Câu 4 : Cuộc cách mạng tháng Hai Nga diễn ra khi

A. Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế. 

B. Nga vẫn là một nước tư bản chủ nghĩa.

C. Nga vẫn là một nước quân chủ lập hiến.

D. Nga vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 5 : Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào? 

A. Cải cách kinh tế, xã hội 

B. Duy tân để phát triển đất nước 

C. Dùng bạo động vũ trang để giành độc lập dân tộc 

D. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang

Câu 6 : Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm mục đích gì? 

A. Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam 

B. Duy tân làm cho đất nước cường thịnh để giành độc lập 

C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ phong kiến, hành lập chính thể cộng hòa 

D. Đánh đổ ngôi vua, phát triển lên tư bản chủ nghĩa

Câu 7 : Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật Bản giúp đỡ đánh Pháp, Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào 

A. Duy tân       

B. Đông du 

C. Bạo động chống Pháp       

D. “Chấn hưng nội hóa”

Câu 8 : Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế cuối thế kỉ XIX là 

A. Phan Thanh Giản     

B. Vua Hàm Nghi 

C. Tôn Thất Thuyết      

D. Nguyễn Văn Tường

Câu 9 : Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? 

A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương 

B. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến 

C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế 

D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi

Câu 10 : Ai là người lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888?

A. Tôn Thất Thuyết. 

B. Phan Đình Phùng. 

C. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. 

D. Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng.

Câu 11 : Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ duy nhất là 

A. Tập hợp các lực lượng yêu nước của Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc 

B. Chuẩn bị lực lượng để tiến hành bạo động giành độc lập 

C. Đào tạo đội ngũ cán bộ, đưa về nước hoạt động 

D. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam

Câu 12 : Tổ chức Việt Nam Quang phục hội chủ trương dùng biện pháp nào để đánh Pháp? 

A. Đấu tranh vũ trang. 

B. Đấu tranh chính trị. 

C. Đấu tranh nghị trường. 

D. Bạo động và ám sát cá nhân

Câu 13 : Việt Nam Quang phục hội đã có những hoạt động gì để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào? 

A. Tổ chức tuyên truyền vận động đối với quần chúng cách mạng trong nước 

B. Mở lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu 

C. Cử người bí mật về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền Anbe Xarô và những tên tay sai đắc lực 

D. Tiến hành bạo động vũ trang ở trong nước

Câu 14 : Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là 

A. Gácniê 

B. Bôlaéc 

C. Rivie        

D. Rơve

Câu 15 : Ngày 20-11-1873, ở Bắc Kì đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? 

A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội       

B. Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Nguyễn Trị Phương nộp thành 

C. Quân Pháp thôn tính được toàn bộ Bắc Kì       

D. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất

Câu 16 : Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Nông dân 

B. Công nhân 

C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ 

D. Sĩ phu phong kiến yêu nước

Câu 17 : Ý nào không phải lí do những năm đầu thế kỉ XX một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước?

A. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa 

B. Sau Cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh 

C. Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga (1905) 

D. Nhật Bản đã đề ra thuyết “Đại Đông Á” nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam

Câu 18 : Duyên cớ thực dân Pháp sử dụng để kéo quân ra Bắc Kì năm 1873 là gì? 

A. Nhà Nguyễn giao thiệp với nhà Thanh không hỏi ý kiến Pháp 

B. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp 

C. Nhà Nguyễn đàn áp những tín đồ công giáo 

D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy – puy

Câu 19 : Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất       

B. Hiệp ước Giáp Tuất 

C. Hiệp ước Hác măng       

D. Hiệp ước Patơnốt

Câu 20 : Đâu không phải là hành động của thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì

B. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc

C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình

D. Bắt liên lạc với các lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam

Câu 21 : Vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873?

A. Triều đình đã chủ động đầu hàng 

B. Tương quan lực lượng chênh lệch 

C. Sự sai lầm trong cách đánh giặc 

D. Triều đình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân

Câu 22 : Chiến thắng của quân dân Bắc Kì ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) đã có tác động như thế nào đến thái độ của quân Pháp ở Việt Nam?

A. Tăng nhanh viện binh ra Bắc Kì 

B. Hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng 

C. Bàn kế hoạch mở rộng chiến tranh xâm lược ra Bắc Kì 

D. Ráo riết đẩy mạnh âm mưu xâm lược Việt Nam

Câu 23 : Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

A. Thực dân Pháp đe dọa đưa quân đánh kinh thành Huế. 

B. Vì sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ta. 

C. So sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta. 

D. Triều đình mơ hồ, ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

Câu 24 : Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có hành động gì? 

A. Đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở để tiếp tục đấu tranh 

B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng 

C. Bổ sung lực lượng quân sự 

D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)

Câu 25 : Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây? 

A. Cuộc phản công ở kinh thành Huế 

B. Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp 

C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương 

D. Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt

Câu 26 : Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã minh chứng cho điều gì?

A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh. 

B. độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến. 

C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược. 

D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ dấu tranh.

Câu 27 : Vì sao năm 1908 phong trào Đông du tan rã? 

A. Phụ huynh đòi đưa con em về nước trước thời hạn 

B. Đã hết thời gian đào tạo, học sinh phải về nước 

C. Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nước 

D. Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả Phan Bội Châu

Câu 28 : Đâu không phải là ý nghĩa của những hoạt động yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX? 

A. Chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản 

B. Cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới thông qua thành lập các hội buôn.

C. Đưa Việt Nam tiến theo xu thế phát triển của khu vực và thời đại- thời kì châu Á thức tỉnh 

D. Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản truyền bá vào Việt Nam

Câu 29 : Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu là 

A. sử dụng bạo động chưa có cơ sở chính đáng 

B. ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai lầm, nguy hiểm 

C. tìm đến Nhật Bản chưa đúng thời điểm 

D. chưa thấy được sứ mệnh của dân tộc

Câu 30 : Sự khác biệt cơ bản về chủ trương bạo động của Phan Bội Châu so với các phong trào đấu tranh vũ trang giai đoạn trước là

A. Bạo động toàn dân 

B. Bạo động có sự chuẩn bị 

C. Bạo động toàn quốc, bạo động có sự chuẩn bị 

D. Bạo động có sự giúp đỡ của bên ngoài

Câu 31 : Đâu không phải là lý do để đến năm 1873 Pháp mới tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

A. Tác động của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ 

B. Ảnh hưởng của công xã Pari 1871 

C. Pháp tìm ra con đường sông Hồng để tham nhập vào phía Nam Trung Hoa 

D. Bận đàn áp phong trào cách mạng ở Trung Quốc

Câu 32 : Nguyên nhân sâu xa để thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là gì?

A. Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp

B. Độc chiếm con đường sông Hồng

C. Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì

D. Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa

Câu 33 : Vì sao ô Thanh Hà ở Hà Nội lại được đổi tên thành ô Quan Chưởng như hiện nay?

A. Do sự thay đổi địa giới hành chính của người Pháp 

B. Do muốn ghi nhớ công lao của Nguyễn Tri Phương và binh lính thành Hà Nội 

C. Do muốn ghi nhớ công lao của viên Chưởng cơ và binh lính thành Hà Nội  

D. Do sự thay đổi địa giới hành chính của triều Nguyễn

Câu 34 : Khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu đã có hành động như thế nào?

A. Chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự. 

B. Đầu hàng, giai nộp thành. 

C. Thực hiện kế sách vườn không nhà trống. 

D. Rút lui ra ngoài thành để bảo toàn lực lượng.

Câu 35 : Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?

A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng” 

B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân 

C. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc mà không thông qua Pháp 

D. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

Câu 36 : Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai? 

A. Gácniê      

B. Rivie 

C. Cuốcbê      

D. Đuypuy

Câu 37 : Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của 

A. Trương Định và Nguyễn Trung Trực 

B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc 

C. Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Trung Trực 

D. Nguyễn Trung Trực và Lưu Vĩnh Phúc

Câu 38 : Vì sao quân đội triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội trong 2 lần quân Pháp tiến ra Bắc Kì (1873, 1883)

A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp. 

B. Quân triều đình chống cự yếu ớt. 

C. Quân triều đình thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến. 

D. Triều dình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân.

Câu 39 : Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?

A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp 

B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ 

C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất 

D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam

Câu 40 : Tính chất nổi bật của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là

A. Là phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến 

B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản 

D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247