Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 GDCD Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 10 năm 2021 Trường THPT Trần Hưng Đạo

Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 10 năm 2021 Trường THPT Trần Hưng Đạo

Câu 1 : Xây dựng củng cố và phát triển nền đạo đức ở nước ta hiện nay có ý nghĩa to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt nam hiện đại,mà còn góp phần xây dựng, phát triển thuộc nội dung nào sau đây?

A. Sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam

B. Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

C. Nền dân chủ XHCN Việt Nam

D. Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Câu 4 : Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức luôn biến đổi theo .........

A. Sự vận động

B. Sự phát triển của xã hội

C. Đời sống của con người

D. Sự vận động và phát triển của xã hội

Câu 6 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau bằng cách chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống: Tự điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân không phải là việc tuỳ ý mà luôn phải tuân theo một hệ thống .............

A. Các quy định mang tính bắt buộc của nhà nước

B. Các quy ước, thoả thuận đã có

C. Các nề nếp, thói quen xác định

D. Các quy tắc, chuẩn mực xác định

Câu 7 : Sự điều chỉnh hành vi con người của pháp luật mang tính nào sau đây?

A. Nghiêm minh

B. Tự do

C. Tự giác

D. Bắt buộc

Câu 8 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau bằng cách chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống: Nền đạo đức của nước ta hiện nay kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa kết hợp và phát huy ...........

A. Những chuẩn mực XHCN

B. Những năng lực của mọi người trong xã hội

C. Những đóng góp của mọi người cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

D. Những tinh hoa văn hoá nhân loại

Câu 9 : Các nền đạo đức xã hội trước đây luôn bị chi phối bởi yếu tố nào?

A. Quan điểm và lợi ích bởi tầng lớp trí thức

B. Quan điểm đại đa số quần chúng

C. Quan điểm và lợi ích của nhân dân lao động

D. Quan điểm và lợi ích bởi giai cấp thống trị

Câu 10 : Đạo đức là gì?

A. Đạo đức là hệ thống các chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội

B. Đạo đức là hệ thống quy tắc, chuẩn mực của xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp

C. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng

D. Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con tự người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội

Câu 11 : Mục đích cao nhất của sự phát triển xã hội mà chúng ta đang phấn đấu đạt tới là gì?

A. con người được tự do làm theo ý mình

B. con người được phát triển tự do

C. con người được sống trong một xã hội công bằng và tự do

D. con người được sống trong một xã hội dân chủ, công bằng và được tự do phát triển toàn diện cá nhân.

Câu 12 : Danh dự là gì?

A. Danh dự là sự coi trọng của dư luân xã hội đối với một người dựa trên dư luận xã hội của người đó

B. Danh dự là sự coi trọng, đánh giá của dư luận XH đối với một người dựa trên giá trị đạo đức của người đó

C. Danh dự là sự đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên nhân phẩm của người đó

D. Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức của người đó

Câu 14 : Vợ chồng bình đẳng với nhau, nghĩa là gì?

A. Vợ và chồng bình đẳng theo pháp luật

B. Vợ và chồng làm việc và hưởng thụ như nhau

C. Vợ và chồng có nghĩa vụ giống nhau trong gia đình

D. Vợ và chồng có nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình

Câu 16 : Nhân phẩm là gì?

A. trạng thái tâm lý vui sướng,thích thú mà con người có được trong cuộc sống.

B. khả năng tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình.

C. sự đánh giá của dư luận xã hội về hành vi đạo đức của một cá nhân nào đó.

D. toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được, là giá trị làm người của mỗi con người.

Câu 17 : Người có nhân phẩm là người như thế nào?

A. có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh biết tôn trọng các chuẩn mực đạo đức tiến bộ, thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức đôí với xã hội.

B. có lương tâm trong sáng, biết tôn trọng các chuẩn mực đạo đức tiến bộ, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với mọi người.

C. có lương tâm trong sáng, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức của mình đối với người khác và xã hội.

D. có lương tâm trong sáng, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, biết tôn trọng các chuẩn mực đạo đức tiến bộ, thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức của mình đối với người khác, với xã hội.

Câu 18 : Nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là gì?

A. Hôn nhân giữa một nam và một nữ

B. Hôn nhân đúng pháp luật

C. Hôn nhân phải đúng lễ nghi, đúng pháp luật giữa một nam và một nữ

D. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và vợ chồng bình đẳng

Câu 19 : Hãy chọn cụm từ đúng với phần chấm lửng (….) trong văn bản dưới đây:“Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân……cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.”

A. nhắc nhở mình

B. điều chỉnh suy nghĩ của mình

C. suy xét hành vi của mình

D. điều chỉnh hành vi của mình

Câu 20 : Các mối quan hệ trong gia đình bao gồm quan hệ giữa ai với ai?

A. Cha mẹ và con cái, ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau

B. Quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau

C. Quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau

D. Quan hệ giữa vợ và chồng ,cha mẹ và con cái, ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau

Câu 21 : Để trở thành người có lương tâm mỗi học sinh chúng ta cần phải làm gì?

A. Cố gắng học thật tốt, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè.không vi phạm pháp luật

B. Đừng bao giờ đụng chạm đến ai, phê bình ai, không quan tâm đến việc ai đúng ai sai

C. Tích cực rèn luyện ý thức đạo đức, tác phong kỷ luật và thực hiện tốt nghĩa vụ bản thân

D. Tự giác thực hiện tốt nghĩa vụ học tập của cá nhân, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, kỷ luật, có lối sống trong sáng, lành mạnh và biết quan tâm giúp đỡ người khác.

Câu 22 : Thế nào là sống hòa nhập?

A. Là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

B. Là sống vui vẻ, biết đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác.

C. Là sống chân thành, gần gũi, không xa lánh mọi người; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

D. Là sống tốt với tất cả mọi người có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

Câu 23 : Hợp tác phải dựa trên nguyên tắc nào? 

A. Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác

B. Chỉ tự nguyện hợp tác khi cần thiết và phải thật bình đẳng thì mới hợp tác

C. Tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi

D. Có lợi cho bản thân là được, không cần biết gây hại cho ai

Câu 24 : Một trong những biểu hiện của nhân nghĩa là gì?

A. Thể hiện ở sự hợp tác, bàn bạc với nhau khi cần thiết.

B. Thể hiện ở sự thương yêu, kính trọng và biết nghĩ về nhau.

C. Thể hiện ở sự đoàn kết, quan tâm, vui vẻ với mọi người xung quanh.

D. Lòng nhân ái, sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, khó khăn; không đắn đo tính toán.

Câu 25 : Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy như thế nào?

A. Có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

B. Hạnh phúc và tự hào hơn.

C. Tự tin, cởi mở, chan hòa.

D. Đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống sẽ kém ý nghĩa.

Câu 26 : Câu tục ngữ nào sau đây không nói về sự hòa nhập?

A. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

B. Đồng cam cộng khổ.

C. Chung lưng đấu cật.

D. Tức nước vỡ bờ.

Câu 27 : Xây dựng giờ học tốt, đó là biểu hiện của nội dung nào sau đây?

A. Hạnh phúc.

B. Sự hợp tác.

C. Sống nhân nghĩa.

D. Pháp luật

Câu 28 : Câu tục ngữ nào sau đây nói về sống hòa nhập?

A. Chia ngọt sẻ bùi.

B. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

C. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

D. Nhường cơm sẻ áo.

Câu 31 : Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” nói về vấn đề gì?

A. Trách nhiệm.

B. Nhâm phẩm.

C. Nghĩa vụ.

D. Nhân nghĩa.

Câu 35 : Truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam là gì?

A. Gần gũi, thân thiện.

B. Hòa nhập.

C. Sự hợp tác.

D. Yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm.

Câu 37 : Lòng yêu nước ở mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những gì?

A. Biến cố, thử thách.

B. Khó khăn.

C. Thiên tai khắc nghiệt.

D. Thử thách.

Câu 38 : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là gì?

A. Lịch sử oai hùng của dân tộc ta.

B. Thế mạnh của dân tộc ta.

C. Một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

D. Giá trị truyền thống quý báu của ta.

Câu 39 : Biểu hiện nào sau đây nói lên trách nhiệm xây dựng Tổ quốc của thanh niên học sinh?

A. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.

B. Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

C. Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự.

D. Biết phê phán, đấu tranh

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247