Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch sử 12 Tổng kết lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 !!

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Tổng kết lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến...

Câu 1 : Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là các cuộc đấu tranh nào?

A. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp.

B. Đấu tranh giữa các nước đế quốc.

C. Đấu tranh của công nhân ở các nước chính quốc.

D. Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

Câu 2 : Trong lịch sử thế giới hiện đại, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra chủ yếu ở khu vực nào?

A. Châu Á, châu Phi và châu Âu.

B. Châu Á, châu Phi và châu Mĩ La-tinh.

C. Châu Á, châu Âu và châu Mĩ La-tinh.

D. Trên tất cả các lục địa.

Câu 4 : “Hệ thống Vec-xai - Oa-sinh-ton” được thiết lập vào thời điểm lịch sử nào?

A. Sau Cách mạng tháng Mười Nga.

B. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Cùng lúc với Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 6 : Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật với những thành tựu to lớn đã dẫn tới những chuyển biến quan trọng trong cục diện thế giới. Đó là một trong những đặc điểm của thời kì nào?

A. Từ năm 1917 đến 1945.

B. Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70.

C. Từ nửa sau những năm 70 đến 1991.

D. Tất cả các thời kì trên.

Câu 7 : Liên Xô đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vào khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1945 đến 1991.

B. Từ nửa đầu những năm 70 đến 1991.

C. Từ nửa sau những năm 70 đến 1991.

D. Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70.

Câu 8 : Trong những thập niên 50, 60 của thế kỉ XX nền công nghiệp ở Liên Xô như thế nào?

A. Bị giảm sút nghiêm trọng.

B. Là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.

C. Là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai ở châu Âu.

D. Phát triển với tốc độ bình thường.

Câu 9 : Các nước Đông Âu bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội vào khoảng thời gian nào?

A. Những năm 1948 - 1949.

B. Những năm 1949 - 1950.

C. Từ năm 1950.

D. Từ năm 1970.

Câu 10 : Từ những năm 70 trở đi, tình hình kinh tế Liên Xô như thế nào?

A. Khủng hoảng trầm trọng.

B. Lâm vào tình trạng “trì trệ”.

C. Đang đạt mức tăng trưởng.

D. Vẫn giữ mức phát triển bình thường.

Câu 11 : Các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng trong thời gian nào?

A. Đầu năm 1980 đến 1990.

B. Cuối năm 1980 đến 1991.

C. Cuối năm 1988 đến 1991

D. Cuối những năm 70 đến đầu những năm 80.

Câu 12 : Nguyên nhân chung có tính chất quyết định đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu:

A. Xây dựng một mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn.

B. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới.

C. Sự tha hóa, biến chất của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

D. Do hoạt động chống phá của các thế lực phản cách mạng.

Câu 13 : Năm 1949 gắn liền với sự kiện nào dưới đây?

A. Khối NATO được thành lập.

B. Khối Vác- sa-va ra đời.

C. Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập

D. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

Câu 14 : Tháng 2- 1950 gắn liền với sự kiện gì nổi bật ở Trung Quốc?

A. Hiệp ước liên minh và tương trợ Trung - Xô được kí kết.

B. Trung Quốc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”.

C. Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo hướng “đại nhảy vọt”.

D. Trung Quốc lâm vào tình trạng hỗn loạn.

Câu 15 : Công cuộc cải cách ở Trung Quốc bắt đầu vào năm nào?

A. Năm 1968.

B. Năm 1987.

C. Năm 1988.

D. Năm 1978.

Câu 16 : Liên minh chính trị - quân sự do Mĩ cầm đầu ở Đông Nam Á gọi là gì?

A. Khối NATO.

B. Khối SEATO.

C. Tổ chức ASEAN.

D. Tổ chức EU.

Câu 17 : Khu vực nào trên thế giới thường diễn ra tranh chấp về sắc tộc và chiến tranh?

A. Khu vực Đông Nam Á.

B. Khu vực Bắc Đại Tây Dương.

C. Khu vực Trung Đông.

D. Khu vực Mĩ La-tinh.

Câu 20 : Nước Cộng hòa nào ở châu Phi được thành lập vào ngày 18 - 6 - 1953?

A. Ai cập.

B. Tuy-ni-di.

C. An-giê-ni

D. Ma-rốc.

Câu 23 : Nước nào ở châu Mĩ La-tinh được xem là “lá cờ đầu” của phong trào giải phóng dân tộc?

A. Mê-hi-côv.

B. Ác-hen-ti-na.

C. Cu-ba.

D. Tất cả các nước trên.

Câu 24 : Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của nền kinh tế Mĩ, Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Là nước khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuật.

B. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật đang phát triển của thế giới.

C. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao độ.

D. Đều thực hiện quân sự hóa nền kinh tế.

Câu 25 : Nước nào trong những năm 60 của thế kỉ XX có tốc độ phát triển kinh tế “thần kì”?

A. Nước Mĩ.

B. Nước Pháp.

C. Nước Anh.

D. Nước Nhật.

Câu 26 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào được mệnh danh là “đế quốc kinh tế”?

A. Nước Mĩ

B. Nước Pháp.

C. Nước Đức

D. Nước Nhật.

Câu 27 : Trong nhiều thập niên, Liên minh Thiên chúa giáo cầm quyền ở nước nào?

A. Nước Đức.

B. Nước Anh.

C. Nước Pháp

D. Nước Hà Lan.

Câu 28 : Ngày 6 - 4 - 1948, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác của các nước nào dưới đây được kí kết?

A. Anh - Liên Xô.

B. Liên Xô - Mĩ.

C. Phần Lan - Liên Xô.

D. Anh - Pháp.

Câu 29 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản còn gọi là gì?

A. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

B. Chủ nghĩa tư bản độc quyền.

C. Chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.

D. Chủ nghĩa tư bản hiện đại

Câu 30 : Trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra hội nghị nào ở Liên Xô của các nước Đồng minh?

A. Hội nghị Pốt-xđam.

B. Hội nghị I-an-ta.

C. Hội nghị Mát-xcơ-va.

D. Hội nghị Man-ta.

Câu 31 : Ba nước tư bản trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là những nước:

A. Mĩ, Anh, Đức.

B. Mĩ, Anh, Nhật.

C. Mĩ, Anh, Pháp.

D. Mĩ, Pháp, Tây Ban Nha.

Câu 32 : Trật tự thế giới theo khuôn khổ thỏa thuận I-an-ta là của ba nước nào?

A. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ.

B. Mĩ, Anh, Pháp.

C. Liên Xô, Anh, Pháp.

D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 33 : Yếu tố nào sẽ còn tiếp tục tạo ra sự “đột phá” và biến chuyển trong cục diện thế giới?

A. Sự hợp tác Xô - Mĩ.

B. Sự vươn lên của Nhật Bản và Tây Âu.

C. Sự chạy đua vũ trang của Mĩ và Liên Xô.

D. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247