Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021 Trường THCS Ngọc Sơn

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021 Trường THCS Ngọc Sơn

Câu 1 : Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là

A. một quốc gia độc lập, có chủ quyền  

B. một vùng tự trị của Trung Hoa  

C. một quốc gia tự do  

D. một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa

Câu 2 : Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong tình trạng như thế nào?

A. hình thành và hoàn thiện mô hình bước đầu.  

B. đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.  

C. được củng cố vững chắc và phát triển hưng thịnh.  

D. một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình trong lòng xã hội phong kiến.

Câu 3 : Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng các dựa vào

A. Nga  

B. Nhật Bản  

C. Pháp  

D.

Câu 4 : Ai là người đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế?

A. Phan Thanh Giản      

B. Vua Hàm Nghi  

C. Tôn Thất Thuyết

D. Nguyễn Văn Tường

Câu 5 : Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?

A. Đề Nắm       

B. Đề Thám

C. Đề Sặt     

D. Đề Nguyên

Câu 6 : Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

A. Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện  

B. Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển 

C. Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng 

D. Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

Câu 8 : Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) được thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong bối cảnh như thế nào?

A. Căn bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự.  

B. Pháp đang gặp khó khăn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.  

C. Các phong trào đấu tranh chống Pháp giành nhiều thắng lợi.  

D. Pháp thiệt hại nặng nề sau chiến tranh Pháp - Phổ.

Câu 9 : Ai là người đứng đầu Liên bang Đông Dương?

A. Toàn quyền người Pháp 

B. Khâm sứ người Pháp  

C. Thống sứ người Pháp  

D. Thống đốc người Pháp

Câu 10 : Mục đích hoạt động chính của Đông Kinh nghĩa thục là gì?

A. Bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới  

B. Chuẩn bị lực lượng để tổ chức bạo động vũ trang  

C. Chấn hưng nền kinh tế - văn hóa quốc gia  

D. Chấn hưng dân khí để đủ khả năng tự trị

Câu 11 : Nhân tố nào dẫn đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp  

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ  

C. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình bình định Việt Nam  

D. Tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam

Câu 12 : Phong trào nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX?

A. Khởi nghĩa Thái Nguyên  

B. Vụ Hà Thành đầu độc  

C. Phong trào chống thuế ở Trung Kì  

D. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế

Câu 13 : Theo sự phân chia của người Pháp, xứ Bắc Kì theo chế độ cai trị nào?

A. Nửa bảo hộ  

B. Bảo hộ  

C. Thuộc địa  

D. Tự trị

Câu 14 : Thực dân Pháp đã sử dụng biện pháp gì để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam?

A. Đánh thuế cao vào hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam

B. Đặt ra nhiều thứ thuế mới cho nhân dân Việt Nam

C. Thành lập ngân hàng Đông Dương

D. Phát hành tiền giấy bạc và cho vay lãi

Câu 15 : Phương thức bóc lột chính của các chủ đất mới trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là gì?

A. Phát canh thu tô  

B. Bóc lột giá trị thặng dư  

C. Chiếm nô  

D. Rào đất cướp ruộng

Câu 16 : Ngày 5-6-1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước  

B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập  

C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ  

D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập

Câu 17 : Đâu không phải lý do khiến thực dân Pháp xúc tiến xâm lược Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX?

A. Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường của tư bản Pháp  

B. Do chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng 

C. Ưu thế của Pháp ở Việt Nam khi giành thắng lợi ở chiến tranh Canada  

D. Do sự giàu có về tài nguyên của Việt Nam

Câu 18 : Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương  

B. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến  

C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế  

D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi

Câu 19 : Giữa thế kỉ XIX, tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì có điểm gì nổi bật?

A. Nông nghiệp sa sút, nông dân phải đi phiêu tán  

B. Nông nghiệp sa sút, thủ công nghiệp phát triển mạnh  

C. Hình thành các đô thị tập trung đông dân cư  

D. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh

Câu 20 : Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?

A. Nguyễn Lộ Trạch  

B. Nguyễn Trường Tộ  

C. Bùi Viện 

D. Phạm Phú Thứ

Câu 21 : Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

A. Pháp        

B. Trung Quốc  

C. Nhật Bản     

D. Liên Xô

Câu 22 : Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại xuất phát từ nguyên nhân khách quan nào?

A. Cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo  

B. Không tập hợp đoàn kết được đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh  

C. So sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Việt Nam  

D. Thiếu sự đoàn kết quốc tế

Câu 23 : Vào năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã dâng lên vua Tự Đức bản điều trần có tên là

A. Thời vụ sách  

B. Bình Ngô sách  

C. Dương vụ  

D. Canh tân

Câu 24 : Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của điểm tiến bộ của cách mạng tư sản  

B. Bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam  

C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp  

D. Là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Câu 25 : Nội dung nào sau đây không thuộc hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục?

A. Tăng cường bắt nông dân đi lính  

B. Chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

C. Tăng cường khai thác kim loại quý hiếm phục vụ sản xuất  

D. Mở rộng các ngành công nghiệp nặng

Câu 26 : Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?

A. Là một nước phụ thuộc vào thực dân Pháp  

B. Là một nước thuộc địa  

C. Là một nước thuộc địa nửa phong kiến  

D. Là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến

Câu 27 : Nội dung nào sau đây không phải sự thay đổi chính sách thống trị của thực dân Pháp trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

A. Tăng cường bắt nông dân đi lính  

B. Chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh  

C. Tăng cường khai thác kim loại quý hiếm phục vụ sản xuất  

D. Mở rộng các ngành công nghiệp nặng

Câu 28 : Đâu không phải nguyên nhân một số nhà yêu nước Việt Nam chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách?

A. Do sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó  

B. Do ảnh hưởng yếu tố quê hương  

C. Do thất bại của phong trào Đông Du  

D. Do tư tưởng cải cách trên thế giới lúc bấy giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam

Câu 29 : Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

A. Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự  

B. Bóc lột để làm giàu cho chính quốc  

C. Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp  

D. Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 30 : Nét nổi bật của phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn 1884-1892 là

A. Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm  

B. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở  

C. Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp  

D. Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh

Câu 31 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX là gì?

A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.  

B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.  

C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.  

D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.

Câu 32 : Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

A. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam  

B. Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ  

C. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản  

D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc

Câu 33 : Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông?

A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.  

B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.  

C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự. 

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.

Câu 34 : Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

A. Quan lại, sĩ phu yêu nước  

B. Nông dân  

C. Bình dân thành thị  

D. Tư sản

Câu 35 : Người Pháp chấp nhận giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện

A. Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét- nay  

B. Người Pháp được cai quản 4 tổng ở Yên Thế  

C. Đề Thám giao người thực hiện vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội  

D. Đề Thám trao trả trùm mộ phu Badanh

Câu 36 : Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?

A. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng  

B. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản

C. Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến  

D. Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến

Câu 37 : Sự thất bại của phong trào nào ở cuối thế kỉ XIX chứng tỏ độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến?

A. Phong trào Cần Vương  

B. Phong trào nông dân Yên Thế  

C. Cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số  

D. Khởi nghĩa Thái Nguyên

Câu 38 : Vì sao thực dân Pháp lại mở rộng hệ thống giáo dục ở Việt Nam?

A. Phục vụ nhu cầu học tập của con em quan chức và đào tạo công chức bản xứ  

B. Giúp Việt Nam khai hóa văn minh  

C. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân Việt Nam  

D. Tạo ra lực lượng lao động lớn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại

Câu 39 : Vì sao nông dân Yên Thế lại đứng lên đấu tranh chống Pháp?

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do vua Hàm Nghi ban ra  

B. Chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống  

C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình  

D. Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua phong kiến

Câu 40 : Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã có chủ trương gì?

A. Đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục đấu tranh  

B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng  

C. Bổ sung lực lượng quân sự  

D. Đưa vua Hàm Nghi đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247