Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021 Trường THCS Lê Thánh Tông

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021 Trường THCS Lê Thánh Tông

Câu 1 : Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo?

A. Cao Điền và Tống Duy Tân  

B. Tống Duy Tân và Cao Thắng  

C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám  

D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 2 : Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian dài đã tác động như thế nào đến thực dân Pháp?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam  

B. Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp  

C. Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau  

D. Xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối

Câu 3 : Đâu không phải cơ sở làm xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Đất nước khủng hoảng  

B. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam  

C. Lòng yêu nước thương dân của các sĩ phu  

D. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển

Câu 4 : Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là

A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.  

B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.  

C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.  

D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Câu 5 : Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Hương Khê  

B. Khởi nghĩa Yên Thế  

C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà  

D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

Câu 6 : Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?

A. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế  

B. Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước  

C. Phải dựa vào sức mình là chính; bản chất đế quốc là giống nhau.  

D. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn

Câu 7 : Đâu là nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê trong giai đoạn 1885-1888?

A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp  

B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu

C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu  

D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp

Câu 8 : Tại sao thực dân Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn cống quy mô lên Yên Thế trong giai đoạn 1909-1913?

A. Quân của Đề Thám dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội  

B. Quân của Đề Thám dính líu đến phong trào kháng thuế ở Trung Kì 

C. Do Đề Thám có liên lạc với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh  

D. Do Đề Thám tổ chức ám sát viên toàn quyền Pháp ở Hà Nội

Câu 9 : Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Thể hiện lòng yêu nước thương dân của các văn thân, sĩ phu  

B. Tấn công vào tư tưởng phong kiến bảo thủ  

C. Đặt cơ sở cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX  

D. Thúc đẩy mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam

Câu 10 : Những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX không được thực hiện chủ yếu do nguyên nhân nào?

A. Rời rạc, lẻ tẻ, thiếu hệ thống  

B. Thiếu tính khả thi nếu áp dụng vào thực tế.  

C. Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước  

D. Chỉ chú trọng các vấn đề chính trị, xem nhẹ kinh tế - văn hóa - giáo dục

Câu 11 : “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” là quan điểm cứu nước của nhà cách mạng nào?

A. Phan Bội Châu  

B. Phan Châu Trinh  

C. Huỳnh Thúc Kháng  

D. Lương Văn Can

Câu 12 : Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa  

B. Kinh tế phong kiến  

C. Kinh tế nông nghiệp thuần túy  

D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân

Câu 13 : Nhận xét nào sau đâu không đúng khi đánh giá về tổ chức bộ máy nhà nước người Pháp đã xây dựng ở Đông Dương trong thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Hệ thống chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương  

B. Bộ máy chính quyền hoàn toàn do thực dân Pháp chi phối  

C. Có sử dụng đội ngũ quan lại, địa chủ phong kiến làm tay sai  

D. Làng xã vẫn là một đơn vị hành chính độc lập

Câu 14 : Những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang hạn chế nào sau đây?

A. Rời rạc, lẻ tẻ, thiếu hệ thống  

B. Thiếu tính khả thi nếu áp dụng vào thực tế.  

C. Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước  

D. Chỉ chú trọng các vấn đề chính trị, xem nhẹ kinh tế - văn hóa - giáo dục

Câu 15 : Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến  

B. Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng  

C. Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi  

D. Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng

Câu 16 : Cho nhận định sau: “Thực dân Pháp đến Việt Nam là để thực hiện sứ mệnh khai hóa văn minh”. Nhận định trên đúng hay sai? Vì sao?

A. Đúng. Vì người Pháp đã xây dựng ở Việt Nam hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại  

B. Đúng. Vì người Pháp đã du nhập và phát triển nền kinh tế tư bản ở Việt Nam  

C. Sai. Vì hoạt động khai hóa của người Pháp là để phục vụ cho hoạt động khai thác, bóc lột  

D. Sai. Vì văn minh Pháp không ảnh hưởng sâu rộng, tích cực đến Việt Nam

Câu 17 : Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản  

B. Diễn ra theo 2 phương pháp: bạo động và cải cách  

C. Đều bị thực dân Pháp đàn áp  

D. Do tầng lớp tư sản, tiểu tư sản lãnh đạo

Câu 18 : Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cần Vương cuối thế kỉ XIX?

A. Cuộc phản công ở kinh thành Huế  

B. Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp  

C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương  

D. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai

Câu 19 : Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế là

A. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản  

B. Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân  

C. Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến  

D. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Câu 20 : Giai cấp nông dân Việt Nam có thái độ như thế nào đối với thực dân Pháp và tay sai?

A. Căm ghét chế độ thực dân phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh  

B. Trung lập, không có hành động nào chống đế quốc và tay sai  

C. Ủng hộ chế độ thực dân phong kiến  

D. Đấu tranh khi bị áp bức, thỏa hiệp khi được nhân nhượng về quyền lợi

Câu 21 : Bộ phận nào của giai cấp địa chủ phong kiến có tinh thần yêu nước chống đế quốc?

A. Đại địa chủ người Pháp  

B. Địa chủ người Việt  

C. Trung, tiểu địa chủ  

D. Không có bộ phận nào

Câu 22 : Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định: Nếu Việt Nam tiến hành cải cách thì sẽ thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa và trở thành nước Nhật thứ hai

A. Đúng vì cải cách là cách duy nhất để Việt Nam thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa  

B. Không đúng vì Việt Nam không có những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cải cách thành công  

C. Đúng vì Nhật Bản và Xiêm đã thực hiện và thành công  

D. Sai vì lúc này thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam

Câu 23 : So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

A. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia  

B. đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh  

C. hình thức, phương pháp đấu tranh  

D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào

Câu 24 : Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang đặc điểm nào sau đây?“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước  

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời  

C. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc  

D. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

Câu 25 : Tầng lớp tư sản Việt Nam có nguồn gốc từ

A. một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.  

B. một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh. 

C. một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.  

D. từ Pháp du nhập vào Việt Nam.

Câu 26 : Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Học sinh, sinh viên.  

B. Tiểu thương, địa chủ.  

C. Nhà báo, nhà giáo.  

D. Chủ các hãng buôn.

Câu 27 : Nguyên nhân chính khiến cho Việt Nam bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp là

A. Triều đình phong kiến không thực hiện được vai trò lãnh đạo, đầu hàng thực dân Pháp.

B. Nhân dân không đoàn kết chống Pháp.  

C. Do tương quan lực lượng chênh lệch.  

D. Do nhà Thanh từ chối không giúp đỡ Việt Nam chống Pháp.

Câu 28 : Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ giai cấp nào?

A. Nông dân  

B. Thợ thủ công  

C. Nô tì         

D. Binh lính

Câu 29 : Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam bao gồm hai giai cấp cơ bản nào?

A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản  

B. Địa chủ phong kiến và tư sản  

C. Địa chủ phong kiến và nông dân  

D. Công nhân và nông dân

Câu 30 : Đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai  

B. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến  

C. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản  

D. Mâu thuẫn giữa tiểu tư sản với vô sản

Câu 31 : Các sĩ phu tiến bộ trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX không xuất phát từ lý do nào?

A. Là bộ phận nhiệt huyết nhất, hăng hái nhất  

B. Có uy tín và nhận được sự ủng hộ lớn của quần chúng 

C. Tầng lớp tư sản số lượng ít, khả năng lãnh đạo còn hạn chế  

D. Trình độ đấu tranh của giai cấp vô sản còn hạn chế

Câu 32 : Những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước không xuất phát từ lí do nào sau đây?

A. Nhật Bản “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam  

B. Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh  

C. Ảnh hưởng của thuyết Đại Đông Á  

D. Thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)

Câu 33 : Sự chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam thời kì này?

A. Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt  

B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển  

C. Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại  

D. Tạo cơ sở bên trong cho sự bùng nổ của một khuynh hướng đấu tranh mới

Câu 34 : Điểm tiến bộ nhất của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với các phong trào đấu tranh trước đó là gi?

A. Do các sĩ phu tiến bộ lãnh đạo  

B. Gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội  

C. Chủ trương đoàn kết quốc tế  

D. Xác định công - nông là động lực của cách mạng

Câu 35 : Nội dung nào không phải nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

A. Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương  

B. Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi  

C. Phương thức tác chiến linh hoạt  

D. Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp

Câu 36 : Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.    

B. Khởi nghĩa Ba Đình. 

C. Khởi nghĩa Hương Khê.  

D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

Câu 37 : Nhà tư sản nào ở Việt Nam được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?

A. Bạch Thái Bưởi  

B. Nguyễn Hữu Hào  

C. Lê Phát Đạt  

D. Trần Hữu Định

Câu 38 : Mục đích chính của Tôn Thất Thuyết khi thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương là gì?

A. Tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh  

B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước  

C. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp  

D. Khẳng định nền độc lập của Việt Nam

Câu 39 : Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần Vương trong giai đoạn 1885-1888 là

A. diễn ra trên khắp cả nước, đặt dưới dự chỉ huy của triều đình kháng chiến  

B. quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao  

C. vắng bóng vai trò của triều đình, chỉ xuất hiện vai trò của văn thân, sĩ phu  

D. diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự thống nhất

Câu 40 : Nhân tố nào là chất xúc tác thổi bùng lên một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX?

A. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa  

B. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình Huế  

C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương  

D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247