Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021 Trường THCS Minh Tiến

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021 Trường THCS Minh Tiến

Câu 1 : Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

A. Thời gian diễn ra dài nhất  

B. Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất  

C. Trình độ tổ chức tiến bộ nhất  

D. Lãnh đạo tiên tiến nhất

Câu 2 : Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đình Huế nhằm mục tiêu gì?

A. Đưa Ưng Lịch lên ngôi vua

B. Giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện

C. Thiết lập một triều đại mới tiến bộ

D. Đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi

Câu 3 : Đâu không phải là lý do khiến Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

A. Do nhân dân Nam Kì không có tinh thần đấu tranh

B. Do người Pháp đã bình định được Nam Kì từ rất sớm

C. Do nhân dân Nam Kì không chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng trung quân ái quốc

D. Tính cố kết cộng đồng ở Nam Kì không cao như những khu vực còn lại

Câu 4 : Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì?

A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.  

B. độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.  

C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.  

D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.

Câu 5 : Đâu là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương?

A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp  

B. Do nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến  

C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất  

D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam

Câu 6 : Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là

A. phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến  

B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản  

C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản 

D. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân

Câu 7 : Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?

A. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp  

B. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập  

C. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất  

D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp

Câu 8 : Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam?

A.  Tự lực tự cường.

B. Tự lực cánh sinh

C. Tự lực khai hóa

D. Tự do dân chủ

Câu 9 : Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước mà Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX đã chọn?

A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng

B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản

C. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế tắc của chế độ phong kiến

D. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của con đường đó.

Câu 10 : Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình?

A.  Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.

B.  Đều noi gương Nhật Bản để tự cường.

C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.

D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Câu 11 : Vì sao trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất ở nông thôn Việt Nam giảm sút?

A. Nước Pháp tham gia chiến tranh, Việt Nam bị ảnh hưởng.

B. Thực dân Pháp tăng cường vơ vét phục vụ chiến tranh.

C. Nhân dân bị bắt đi lính, diện tích trồng lúa bị thu hẹp.

D. Trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.

Câu 12 : Kết quả lớn nhất của phong trào chống sưu thế năm 1908 là gì?

A. Địa chủ phong kiến giảm sưu cho dân 

B. Làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở nông thôn.

C. Thức tỉnh phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở các tỉnh Bắc Kì.

D. Lối làm ăn theo phương thức tư bản chủ nghĩa được truyền bá.

Câu 14 :  Phong trào nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX?

A. Khởi nghĩa Thái Nguyên  

B. Vụ Hà Thành đầu độc  

C. Phong trào chống thuế ở Trung Kì  

D. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế

Câu 15 : Theo em những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong giai đoạn 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga

B. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của những sĩ phu tiến bộ

C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp

D. Là cơ sở quan trọng để Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Câu 16 : Theo em đâu không phải nguyên nhân Nguyễn Tất Thành chọn Pháp làm điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước?

A. Muốn đánh đuổi kẻ thù phải hiểu rõ kẻ thù đó

B. Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

C. Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình

D. Tìm hiểu xem điều gì ẩn sau “tự do- bình đẳng- bác ái”

Câu 17 : Theo em vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam

B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ

C. Tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta

D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc

Câu 19 : Em hãy cho biết ngày 5-6-1911 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập

C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ

D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập

Câu 20 : Em hãy cho biết phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phản ánh điều gì?

A. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân

B. Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân

C. Là nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước

D. Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Câu 21 : Em hãy cho biết hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là

A. Đấu tranh chính trị

B. Đấu tranh kinh tế

C. Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động

D. Bạo động vũ trang

Câu 22 : Theo em để đánh đuổi thực dân Pháp bằng con đường bạo lực cách mạng, Việt Nam Quang phục hội đã thành lập tổ chức có tên gọi là gì?

A. “Việt Nam Quang phục quân”.

B. “Việt Nam cứu quốc quân”.

C. “Việt Nam bạo lực quân”.

D. “Quang Phục quân”.

Câu 23 : Theo em sự thất bại của các phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX đã để lại bài học kinh nghiệm cơ bản gì cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau?

A. Phải có sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.

B. Phải có sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.

C. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế.

D. Phải đấu tranh vũ trang để giành chính quyền.

Câu 24 : Theo em nguyên nhân chính khiến thực dân Pháp phải tăng cường chính sách khủng bố khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra?

A. Để ngăn chặn nguy cơ cách mạng bùng nổ ở thuộc địa

B. Để huy động tối đa các nguồn lực của thuộc địa cho chính quốc

C. Để ngăn chặn nguy cơ bị các nước đế quốc khác xâm chiếm thuộc địa

D. Để đưa thuộc địa vào quỹ đạo của cuộc chiến tranh

Câu 25 : Theo em sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu gì đối với các nhà yêu nước Việt Nam?

A. Tìm kiếm sự giúp đỡ của một lực lượng chính trị mới

B. Đoàn kết các giai cấp trong xã hội để đấu tranh

C. Tìm kiếm một con đường cứu nước mới phù hợp

D. Tìm kiếm một cá nhân kiệt xuất cho lịch sử

Câu 26 : Theo em bản chất của phong trào hội kín ở Nam Kì là gì?

A. Là phong trào ma thuật, bùa chú

B. Là phong trào đấu tranh của nông dân khi bị đè nén đến cùng cực

C. Là phong trào yêu nước của nhân dân Nam Bộ

D. Là phong trào đấu tranh của công nhân Nam Kì

Câu 27 : Theo em thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là

A. Nông dân và dân nghèo thành thị.

B. Nông dân và công nhân.

C. Công nhân và binh lính người Việt.

D. Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.

Câu 28 : Em hãy cho biết lực lượng chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. công nhân, nông dân, thợ thủ công.

B. công nhân và viên chức hỏa xa trên tuyến đường sắt Hà Nội – Vân Nam.

C. công nhân và binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

D. tất cả các giai tầng trong cả nước.

Câu 29 : Em hãy cho biết một trong những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là

A. tuyên truyền, tố cáo tội ác của thực dân Pháp

B. vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp tham gia đấu tranh

C. tổ chức các cuộc bạo động: phá đường sắt, nhà lao, tấn công đồn lính

D. kết hợp đấu tranh chính trị- vũ trang chống Pháp và chống phong kiến

Câu 30 : Em hãy cho biết trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào Hội kín ở Nam Kì hoạt động dưới hình thức nào?

A. Tuyên truyền vận động quần chúng dưới hình thức tôn giáo, mê tín.

B. Cải cách văn hóa, xã hội.

C. Kêu gọi mọi người đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị.

D. Vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động.

Câu 32 : Theo em nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến hiện tượng đầu thế kỉ XX trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách?

A. Do nhận thức khác nhau về vấn đề dân tộc- dân chủ

B. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa

C. Do ảnh hưởng của yếu tố quê hương, gia đình

D. Do sự khác nhau về mức độ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản

Câu 33 : Theo em đâu là điểm giống nhau trong hoạt động yêu nước cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX?

A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.

B. Đều noi theo gương Nhật để tự cường.

C. Đề chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.

D. Đề chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Câu 34 : Theo em hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh là

A. biện pháp cải lương, ỉ Pháp cầu tiến bộ

B. cổ vũ tinh thần học tập tự cường chưa có cơ sở

C. giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến chưa đúng thời điểm

D. chưa thấy được sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chống xâm lược

Câu 35 : Theo em nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến hiện tượng đầu thế kỉ XX trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách?

A. Do nhận thức khác nhau về vấn đề dân tộc- dân chủ

B. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa

C. Do ảnh hưởng của yếu tố quê hương, gia đình

D. Do sự khác nhau về mức độ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản

Câu 36 : Theo em đâu là điểm giống nhau trong hoạt động yêu nước cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX?

A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.

B. Đều noi theo gương Nhật để tự cường.

C. Đề chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.

D. Đề chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Câu 37 : Theo em vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế đang diễn ra trong xã hội Việt Nam là

A. sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.

B. các tân thư, tân báo của Trung Hoa cứ tấp nập đưa vào Việt Nam.

C. triều đình nhà Nguyễn không thể đưa đất nước thoát khỏi nô lệ.

D. sự áp đảo của hệ tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào Việt Nam.

Câu 38 : Theo em nhận định “Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc” của tạp chí Nam Phong trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) muốn nhấn mạnh điều gì?

A. Sự đóng góp rất lớn của Việt Nam cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất

B. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất

C. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất

D. Sức mạnh của nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 39 : Theo em tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do đã có tác động gì đến sự phân hóa giai cấp ở giai đoạn đoạn sau

A. Đẩy mạnh quá trình tập hợp lực lượng, đặt cơ sở cho sự ra đời của giai cấp tư sản sau chiến tranh

B. Đưa giai cấp tư sản trở thành một thế lực kinh tế hùng mạnh, đối trọng với tư bản Pháp

C. Dẫn tới tinh thần thỏa hiệp của giai cấp tư sản sau chiến tranh

D. Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản có thể du nhập vào Việt Nam

Câu 40 : Theo em trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam đã làm gì để vươn lên và xác lập địa vị chính trị nhất định?

A. Tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanh

B. Đẩy mạnh buôn bán với tư bản Pháp

C. Lập cơ quan ngôn luận, bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước

D. Cử người tham gia bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247