Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021 Trường THCS Trường Chinh

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021 Trường THCS Trường Chinh

Câu 1 : Liên bang Đông Dương được thực dân Pháp thành lập bao gồm những vùng đất nào?

A. Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc.

B. Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc.

C. Campuchia, Lào, Việt Nam.

D. Campuchia, Việt Nam, Thái Lan.

Câu 2 : Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã xuất hiện những giai tầng mới là

A. phong kiến, tư sản, tiểu tư sản.

B. tư sản, tiểu tư sản, công nhân.     

C. phong kiến, nông dân, công nhân.

D. nông dân, công nhân, tư sản.

Câu 3 : Xu hướng cứu nước mới xuất hiện trong cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế XX

A. xu hướng vô sản.

B. xu hướng phong kiến.      

C. xu hướng dân chủ tư sản.

D. xu hướng nông dân tự phát.

Câu 4 : Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành vào thời gian nào?

A. 1897 - 1912.   

B. 1897 - 1914.

C. 1896 - 1914.    

D. 1897 - 1918.

Câu 5 : Người trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là

A. Xta-lin.   

B. Khơ-ru-xốp.

C. Lê-nin.       

D. Đi-mi-tơ-rốp.

Câu 6 : Từ hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), kết luận quan trọng nhất nhân loại rút ra cho mình là gì?

A. Coi chiến tranh là mục tiêu của sự phát triển.

B. Cần khắc phục hậu quả chiến tranh.

C. Chiến tranh là tất yếu không thể ngăn chặn.

D. Chiến tranh chỉ đem lại chết chóc và đau thương.

Câu 7 : Ở Việt Nam, cuối thế kỉ XIX là thời gian tồn tại của triều đình phong kiến nào?

A. Nhà Trần.      

B. Nhà Hồ.

C. Nhà Tây Sơn.     

D. Nhà Nguyễn.

Câu 8 : Ngày 1/9/1858, mở đầu thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại cửa biển

A. Huế.         

B. Đà Nẵng. 

C. Sài Gòn.       

D. Hà Nội.

Câu 9 : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Câu nói đó của ai?

A. Trương Định.  

B. Nguyễn Đình Chiểu.

C. Phan Tôn.      

D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 12 : Lí do chủ yếu khiến triều đình Huế liên tiếp kí với thực dân Pháp các Hiệp ước: Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hác-măng (1883) và Patơnốt (1884) là gì?

A. Cả dân tộc ta không còn sức để chiến đấu.

B. Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến và dòng họ Nguyễn.

C. Thực dân Pháp là đối thủ quá mạnh, triều đình nhà Nguyễn không đủ sức đương đầu.

D. Nhân dân ta đã hạ vũ khí đầu hàng thực dân Pháp.

Câu 13 : Bức ảnh phản ánh sự kiện lịch sử nào sau đây?

A. Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”.

B. Trương Định nhận phong soái.

C. Ri-vi-e gửi thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu.

D. Nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu dùng văn thơ để chiến đấu.

Câu 15 : Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895) là ai?

A. Phạm Bành, Đinh Công Tráng.

B. Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật.

C. Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám.

D. Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

Câu 16 : Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX thất bại vì lí do chủ yếu nào?

A. Chưa xác định rõ mục tiêu khởi nghĩa.

B. Chưa đoàn kết đứng lên đấu tranh.

C. Người lãnh đạo phong trào còn bộc lộ nhiều hạn chế.

D. Ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời lạc hậu.

Câu 17 : Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887).

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892).

C. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913).

D. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895).

Câu 18 : Lí do nào khiến những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?

A. Không có tiền.

B. Không có thời gian.

C. Không mang tính thực tiễn.

D. Triều đình Huế bảo thủ không cải cách.

Câu 19 : Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm:

A. Tư sản, nông dân và tiểu tư sản.

B. Tư sản, công nhân và tiểu tư sản thành thị.

C. Tư sản, công nhân và địa chủ.

D. Tiểu tư sản thành thị, công nhân và địa chủ.

Câu 20 : Phan Bội Châu là người

A. khởi xướng phong trào Đông Du đưa học sinh sang Nhật Bản đầu thế kỉ XX.

B. lãnh đạo cuộc vận động Duy Tân đầu thế kỉ XX.

C. lãnh đạo phong trào Đông Kinh nghĩa thục đầu thế kỉ XX.

D. lãnh đạo khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên đầu thế kỉ XX.

Câu 21 : Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam 

A. từ năm 1858 đến 1873.

B. từ năm 1858 đến 1874.

C. từ năm 1858 đến 1883.

D. từ năm 1858 đến 1884

Câu 22 : Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” của

A. Nguyễn Hữu Huân.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Trương Định.

D. Trương Quyền.

Câu 23 : Mục đích ban bố “Chiếu cần vương” là

A. kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

B. kêu gọi nhân dân giúp vua chấn hưng kinh tế, khôi phục quân sự.

C. kêu gọi nhân dân ủng hộ chế độ phong kiến.

D. kêu gọi văn thân sĩ phu, triều đình phong kiến đứng lên chống Pháp.

Câu 24 : Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là

A. phong kiến, tư sản, tiểu tư sản.

B. tiểu tư sản thành thị, công nhân.

C. nông dân, công nhân.

D. tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

Câu 25 : Xu hướng mới trong công cuộc giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX là

A. dân chủ tư sản. 

B. xu hướng theo “ngọn cờ phong kiến”.

C. xu hướng vô sản.       

D. xu hướng kết hợp tư tưởng phong kiến với dân chủ tư sản.

Câu 26 : Ai là người khởi xướng phong trào yêu nước của Việt Nam theo khuynh hướng vô sản?

A. Phan Bội Châu. 

B. Phan Châu Trinh.

C. Nguyễn Ái Quốc.

D. Lương Văn Can.

Câu 27 : Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

A. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

B. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.

C. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.

D. Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung.

Câu 28 : Hiệp ước nào chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.                 

C. Hiệp ước Hác-măng.

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 29 : Chiếu Cần vương được ban hành vào thời gian nào?

A. Ngày 13-7-1885.

B. Ngày 14-7-1885. 

C. Ngày 17-3-1885.

D. Ngày 3-7-1885.  

Câu 30 : Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?

A. 1897 - 1912.    

B. 1897 - 1913.

C. 1897 - 1914.    

D. 1897 - 1915.

Câu 31 : Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ là

A. bảo vệ đạo Gia-tô.

B. mở rộng thị trường buôn bán.

C. “khai hóa văn minh” cho nhân dân Việt Nam.

D. nhà Nguyễn tấn công các tàu buôn của Pháp trên Biển Đông.

Câu 32 : Chỉ huy cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng chống lại quân Pháp là

A. Nguyễn Trung Trực.

B. Nguyễn tri Phương.

C. Phan Thanh Giản.

D. Trương Định.

Câu 33 : Trước thái độ chống Pháp một cách yếu ớt của quân triều đình tại Gia Định, nhân dân địa phương đã

A. sơ tán khỏi Gia Định.

B. tự động nổi dậy đánh giặc.

C. tham gia cùng quân triều đình đánh giặc.

D. nổi dậy chống cả quân Pháp và quân triều đình.

Câu 34 : Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của

A. Trương Định.

B. Phan Tôn.

C. Nguyễn Đình Chiểu.

D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 35 : Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là

A. Đuy - puy.    

B. Ri-vi-e.

C. Gác-ni-ê.     

D. Hác-măng.

Câu 36 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế là

A. thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.

B. phái chủ hòa trong triều đình Huế đứng về phía Pháp, cô lập phái chủ chiến.

C. quân Pháp ra lệnh bắt vua Hàm Nghi để đưa đi đày ở An-giê-ri.

D. quân Pháp ra lệnh bắt giam Tôn Thất Thuyết.

Câu 37 : Người chỉ huy cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế là

A. vua Hàm Nghi.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Thiện Thuật.

D. Phan Đình Phùng.

Câu 38 : Sự kiện đánh dấu mở đầu phong trào Cần vương là

A. khởi nghĩa Ba Đình bùng nổ. 

B. khởi nghĩa Bãi Sậy bùng nổ.

C. khởi nghĩa Hương Khê bùng nổ.

D. “Chiếu Cần vương” được ban bố.

Câu 39 : Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là

A. khởi nghĩa Ba Đình.

B. khởi nghĩa Bãi Sậy.

C. khởi nghĩa Hương Khê.

D. khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 40 : Khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ là để

A. chống lại chính sách cai trị và bóc lột nông dân một cách hà khắc của triều đình.

B. chống lại sự bình định và bóc lột của Pháp.

C. chống lại sự cướp phá của quân Thanh.

D. hưởng ứng Chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247