Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Công nghệ Đề thi HK2 môn Công Nghệ 7 năm 2021 - Trường THCS Nguyễn Huệ

Đề thi HK2 môn Công Nghệ 7 năm 2021 - Trường THCS Nguyễn Huệ

Câu 2 : Trong các loài cá sau, loài nào không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ?

A. Cá Chẽm.

B. Cá Rô Phi.

C. Cá Lăng.

D. Cá Chình.

Câu 3 : Điều gì sẽ xảy ra khi nhiệt độ trong nước cao?

A. Lượng khí hòa tan tăng.

B. Lượng khí hòa tan giảm.

C. Áp suất không khí tăng.

D. Áp suất không khí giảm.

Câu 4 : Độ pH thích hợp cho nhiều loại tôm, cá là?

A. 7 – 10.

B. 6 – 9.

C. 2 – 5.

D. 3 – 7.

Câu 5 : Chất dinh dưỡng hòa tan trong nước là thức ăn cho?

A. Thực vật phù du.

B. Vi khuẩn.

C. Thực vật bậc cao.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 6 : Thực vật đáy, thực vật bậc cao là thức ăn cho?

A. Động vật đáy.

B. Chất vẩn.

C. Tôm, cá.

D. Vi khuẩn.

Câu 7 : Nên cho tôm cá ăn vào thời gian nào trong ngày?

A. 7 – 8h sáng.

B. 7 – 8h tối.

C. 9 – 11h sáng.

D. 10 – 12h sáng.

Câu 8 : Phương pháp kiểm tra chiều dài để kiểm tra sự tăng trưởng của cá (hoặc tôm) được tiến hành như thế nào?

A. Lấy thước đo chiều dài từ phần đầu đến phần đuôi.

B. Lấy thước đo chiều dài từ phần đầu đến cuối cùng của đuôi.

C. Lấy thước đo chiều dài từ phần đầu đến phần bụng.

D. Lấy thước đo chiều dài từ phần lưng đến phần đuôi.

Câu 9 : Nhiệt độ thích hợp để thức ăn phân hủy từ từ, không gây ô nhiễm môi trường là?

A. 15 – 25 ⁰C

B. 10 – 20 ⁰C

C. 20 – 30 ⁰C

D. 25 – 35 ⁰C

Câu 10 : Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào thời gian nào trong năm?

A. Mùa xuân.

B. Tháng 8 – tháng 11.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 11 : Tôm, cá sau khi nuôi bao lâu thì có thể thu hoạch?

A. 4 – 6 tháng.

B. 6 – 8 tháng.

C. 3 – 7 tháng.

D. 2 – 4 tháng.

Câu 13 : Cá rô phi đạt chuẩn thực phẩm nặng?

A. 0,2 kg/con.

B. 0,1 kg/con.

C. 0,8 – 1,5 kg/con.

D. 0,03 – 0,075 kg/con.

Câu 14 : Tôm sú, tôm càng xanh đạt chuẩn thực phẩm nặng?

A. 0,2 kg/con.

B. 0,1 kg/con.

C. 0,8 – 1,5 kg/con.

D. 0,03 – 0,075 kg/con.

Câu 15 : Môi trường nước bị ô nhiễm là do đâu?

A. Nước thải sinh hoạt.

B. Nước thải công, nông nghiệp.

C. Rác thải sinh hoạt.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 17 : Phương pháp lắng (lọc) thường phải để thời gian bao lâu để các tạp chất lắng đọng?

A. 12 – 24 giờ.

B. 1 – 2 ngày.

C. 2 – 3 ngày.

D. 3 – 5 ngày.

Câu 18 : Các hóa chất thường được dùng để diệt khuẩn môi trường nước là

A. Clo 0,2 – 0,4 mg/l.

B. CaO〖Cl〗_2 2%

C. Formon 3%

D. Tất cả đều đúng.

Câu 19 : Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về việc cho ăn tôm, cá:

A. Mục đích để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chất lượng của tôm, cá.

B. Cho ăn lượng ít và nhiều lần.

C. Phân chuồng hoại mục và vô cơ đổ tập trung một nơi.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 20 : Kiểm tra đăng, cống vào thời điểm nào?

A. Mùa khô.

B. Mùa hạ.

C. Mùa mưa lũ.

D. Mùa hạn.

Câu 21 : Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào thời điểm?

A. Buổi sáng lúc nhiệt độ xuống thấp.

B. Buổi chiều.

C. Buổi trưa.

D. Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao.

Câu 22 : Cá gầy là cá có đặc điểm?

A. Đầu to.

B. Thân dài.

C. Đẻ nhiều trứng.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 23 : Phương pháp đánh tỉa thả bù có những ưu điểm gì?

A. Cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên.

B. Tăng năng suất cá nuôi.

C. Dễ cải tạo tu bổ ao.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 24 : Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong áo là?

A. Cho sản phẩm tập trung.

B. Chi phí đánh bắt cao.

C. Năng suất bị hạn chế.

D. Khó cải tạo, tu bổ ao.

Câu 25 : Mục đích của việc bảo quản sản phảm tôm, cá là?

A. Hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm.

B. Đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.

C. Đảm bảo mật độ nuôi.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 26 : Cá để ở nhiệt độ từ 2 – 8 ⁰C có thể giữ được trong?

A. 5 – 7 ngày.

B. 3 ngày.

C. 4 – 5 ngày.

D. 10 ngày.

Câu 27 : Nồng độ tối đa của amôniac trong môi trường nuôi thủy sản là bao nhiêu mg/l?

A. 0,05 – 0,1 mg/l.

B. 0,1 – 0,2 mg/l.

C. 0,2 – 0,3 mg/l.

D. 0,3 – 0,4 mg/l.

Câu 28 : Biện pháp nào dưới đây không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và cho con người?

A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm.

B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.

C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.

D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý.

Câu 29 : Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lý như thế nào?

A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí.

B. Tháo nước cũ, bơm nước sạch.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 30 : Đánh bắt cả đàn cá bố mẹ là thuộc nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?

A. Khai thác cường độ cao mang tính hủy diệt.

B. Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa.

C. Phá hoại rừng đầu nguồn.

D. Ô nhiễm môi trường nước.

Câu 31 : Sản phẩm nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp công nghiệp?

A. Nước mắm.

B. Mắm tôm.

C. Cá hộp.

D. Tôm chua.

Câu 32 : Thuốc gì để phòng và trị bệnh cho tôm, cá?

A. Hóa chất.

B. Thuốc tân dược.

C. Thuốc thảo mộc.

D. Thuốc tây y.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247