Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Địa lý Đề thi HK2 môn Địa Lý 7 năm 2021 Trường THCS Quang Trung

Đề thi HK2 môn Địa Lý 7 năm 2021 Trường THCS Quang Trung

Câu 1 : Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới không phải là do:

A. Có chính sách kinh tế chung

B. Sử dụng đồng tiền chung

C. Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn

D. Liên kết thành cường quốc quân sự

Câu 2 : Ý nghĩa lớn nhất của việc đưa đồng ơ-rô vào sử dụng chung là:

A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.

B. Thủ tiêu những rủi ro khi chuyên đổi tiền tệ.

C. Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.

D. Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Câu 3 : Đặc điểm chung của Liên Minh Châu Âu và Hiệp hội các nước Đông Nam Á là:

A. Có một thị trường chung

B. Sử dụng đồng tiền chung

C. Đều là liên kết kinh tế khu vực

D. Đã bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước

Câu 4 : Dạng địa hình chủ yếu của khu vực Đông Âu là:

A. Núi.

B. Đồi.

C. Đồng bằng.

D. Cao nguyên, sơn nguyên.

Câu 5 : Đông Âu có khí hậu:

A. Ôn đới lục địa.

B. Ôn đới hải dương.

C. Địa trung hải.

D. Cận nhiệt đới.

Câu 6 : Con sông dài nhất châu Âu là:

A. Sông Đni-ep.

B.  Sông Đôn.

C. Sông Von-ga.

D. Sông U-ran.

Câu 7 : Nước không thuộc khu vực Bắc Âu là:

A. Ai-xơ-len.

B. Na Uy.

C. Thuỵ Điển.

D. Đan Mạch.

Câu 8 : Nước có nhiều núi lửa nhất ở Bắc Âu là:

A. Phần Lan.

B. Thụy Điển.

C. Na-Uy.Ai-xơ-len

D. Ai-xơ-len

Câu 9 : Nước không nằm trên bán đảo Xcan-đi-na-vi là:

A. Na Uy.

B. Thụy Điển.

C. Phần Lan.

D. Ai-xơ-len.

Câu 10 : Nguyên nhân sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao không phải do:

A. Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao.

B. Nhiều giống cây trồng lai tạo năng suất cao.

C. Áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật tiên tiến.

D. Nông nghiệp gắn chặt với công nghiệp chế biến.

Câu 11 : Nguyên nhân các ngành công nghiệp mới phát triển là do:

A. Các ngành công nghiệp truyền thống bị sa sút

B. Các ngành công nghiệp hiện đại chưa tiến bộ kịp

C. Sự hợp tác rộng rãi của các nước trong khu vực châu Âu

D. Chính sách phát triển các ngành công nghiệp mới

Câu 12 : Giải thích tại sao ở châu Âu có ngành du lịch phát triển rất đa dạng?

A. Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng từ tự nhiên đến nhân văn, lịch sử

B. Chính sách đầu tư, phát triển du lịch của các nước

C. Nhiều tài nguyên du lịch nhưng hạn chế về du lịch nhân văn

D. Du lịch nhân văn, lịch sử phong phú và rất đa dạng

Câu 13 : Các dân tộc châu Âu thuộc nhóm ngôn ngữ:

A. Giec-man.

B. Hi lạp.

C. Đan xen hai ngôn ngữ.

D. Các ngôn ngữ khác.

Câu 14 : Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc:

A. Nê-grô-ít.

B. Môn-gô-lô-ít.

C. Ơ-rô-pê-ô-ít.

D. Ôt-xtra-lô-ít.

Câu 15 : Các dân tộc châu Âu theo tôn giáo:

A. Đạo Thiên chúa.

B. Đạo Hin-đu.

C. Đạo Phật.

D. Bà La Môn.

Câu 16 : Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió tây ôn đới, chịu ảnh hưởng nhiều của dòng biển nóng:

A. Bắc Đại Tây Dương.

B. Gơn-Xtrim.

C. Mô-Dăm-Bích.

D. Bắc Xích Đạo.

Câu 17 : Các con sông ở Đông Âu thường có lũ vào mùa xuân do:

A. Sông chảy ở miền khí hậu ôn đới lục địa

B. Sông chảy ở miền khí hậu ôn đới hải dương

C. Sông chảy ở miền khí hậu địa trung hải

D. Sông chảy ở miền khí hậu núi cao

Câu 18 : Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang đông?

A. Sự thay đổi của nhiệt độ

B. Sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa

C. Sự thay đổi của thổ nhưỡng

D. Sự thay đổi của thổ nhưỡng và nhiệt độ

Câu 19 : Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy:

A. Dãy Hi-ma-lay-a

B. Dãy núi U-ran

C. Dãy At-lat

D. Dãy Al-det

Câu 20 : Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành:

A. Nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

B. Nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

C. Nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

D. Nhiều bán đảo, ô trũng, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

Câu 21 : Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông:

A. Chiếm 1/3 diện tích châu lục.

B. Chiếm 1/2 diện tích châu lục.

C. Chiếm 3/4 diện tích châu lục.

D.  Chiếm 2/3 diện tích châu lục.

Câu 22 : Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam:

A. Theo sự thay đổi của mạng lưới sông ngòi.

B. Theo sự thay đổi của sự phân bố các loại đất.

C. Theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

D. Theo sự thay đổi của sự phân hóa địa hình

Câu 23 : Đại bộ phận châu Âu có khí hậu:

A. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.

C. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.

D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.

Câu 24 : Các sông quan trọng ở châu Âu là:

A. Đa-nuyp, Rai-nơ và U-ran.

B. Đa-nuyp, Von-ga và U-ran.

C. Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

D. Đa-nuyp, Von-ga và Đôn.

Câu 25 : Nét tương đồng giữa đặc điểm dân cư châu Mĩ với dân cư châu Đại Dương biểu hiện ở:

A. Tỉ lệ người gốc Âu rất cao

B. Tỉ lệ người gốc Phi rất thấp

C. Người gốc bản địa ngày càng tăng

D. Người lai ngày một giảm

Câu 26 : Người châu Âu chiếm tỉ lệ cao ở Ô-xtray-li-a và Niu Di-len là do:

A. Người châu Âu đến du lịch và định cư

B. Người châu Âu bị đưa sang làm nô lệ và khai phá thuộc địa

C. Người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa

D. Người châu Âu di dân đến đây khai phá

Câu 27 : Tại sao dân cư ở Ô-xtray-li-a tập trung chủ yếu ở vùng phía Đông, Đông Nam?

A. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi

B. Rất giàu tài nguyên khoáng sản

C. Vùng đồng bằng rộng lớn, màu mỡ

D. Chính sách phân bố dân cư của nhà nước

Câu 28 : Tổng diện tích của châu Đại Dương là:

A. 7,7 triệu km2.

B. 8,5 triệu km2.

C. 9 triệu km2.

D. 9,5 triệu km2.

Câu 29 : Châu Đại dương nằm giữa hai đại dương:

A. Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương

B. Ấn Độ Dương – Đại Tây Dương

C. Đại Tây Dương – Bắc Băng Dương

D. Bắc Băng Dương – Thái Bình Dương

Câu 30 : Ở châu Đại Dương có những loại đảo:

A. Đảo núi lửa và đảo san hô.

B. Đảo núi lửa và đảo động đất.

C. Đảo san hô và đảo nhân tạo.

D. Đảo nhân tạo và đảo sóng thần.

Câu 31 : Vị trí địa lí ảnh hưởng thế nào đến khí hậu của châu Nam Cực?

A. Khí hậu lạnh giá

B. Khí hậu khô nóng

C. Nhận được nhiều ánh sáng

D. Có đầy đủ 4 mùa trong năm

Câu 32 : Công nghiệp Trung và Nam Mĩ chia làm 3 khu vực có trình độ phát triển khác nhau. Khu vực nào có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển?

A. Các nước công nghiệp mới (Bra-xin, Ac-hen-ti-na).

B. Các nước nằm trong khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ.

C. Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê.

D. Cả ba khu vực đều phát triển.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247