Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Trần Hưng Đạo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Trần Hưng Đạo

Câu 1 : Dân gian có câu “khoai đất lạ, mạ đất quen”, nghiã là trồng khoai trên đất mới sẽ cho năng suất cao hơn so với trồng nhiều vụ trên cùng một thửa đất. Giải thích nào dưới đây là hợp lý:

A. Khi trồng khoai trên đất lạ, khoai hình thành mối quan hệ cộng sinh với nhiều loài sinh vật mới, từ đó tốc độ tạo sinh khối cao hơn và cho năng suất cao hơn

B. Khoai thay đổi chế độ dinh dưỡng sau mỗi vụ trồng, đất cũ không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của khoai khi nó đã thay đổi nên phải trồng trong đất mới

C. Sau mỗi vụ, khoai tích lũy nhiều đột biến mới và đòi hỏi môi trường cung cấp các điều kiện dinh dưỡng mới phục vụ cho hoạt động sống của khoai

D. Quá trình sống của khoai khai thác khoáng chất của đất, thu hoạch khoai không trả lại khoáng cho đất làm khoai bị thiếu khoáng khi trồng ở các vụ sau

Câu 5 : Trong một khu vực sinh cảnh với độ đa dạng sinh học đồng đều người ta chia thành 2 khu thí nghiệm. Khu thứ nhất bón phân NPK và khu thứ hai làm đối chứng, không bón phân. Sau một thời gian, khu vực bón phân NPK có độ đa dạng sinh học suy giảm, trong khi khu không được bón phân vẫn được duy trì. Điều giải thích nào dưới đây là chính xác?

A. Sự bón phân NPK làm tiêu diệt các loài không cần NPK cho các hoạt động sống của mình, chúng bị tiêu diệt và làm giảm độ đa dạng sinh học

B. Các loại phân NPK chỉ có tác dụng tức thời, sau khi bón 1 thời gian sẽ gây độc cho đất, tiêu diệt sinh vật và làm giảm đa dạng sinh học

C. Bón phân khiến 1 hoặc một số loài đặc biệt trong hệ sinh thái phát triển mạnh trở thành loài ưu thế, điều này dẫn đến cạnh tranh loại trừ đồng thời quá trình diễn thế có thể tiêu diệt chính loài ưu thế đó, thay đổi quần xã và làm giảm độ đa dạng sinh học

D. Sự biến đổi thành phần loài có mặt tại khu vực bón phân chỉ là yếu tố ngẫu nhiên và không liên quan đến việc bón phân cho khu vực này

Câu 12 : Cơ thể thực vật chứa các tế bào mà mỗi tế bào đều thừa 1 NST số 1 gọi là gì?

A. Thể ba nhiễm

B. Thể dị nhiễm

C. Thể tam bội

D. Thể một nhiễm

Câu 13 : Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Đột biến gen thành alen lặn nằm trên NST X

B. Đột biến gen trên NST thường

C. Đột biến mất cặp nucleotide

D. Đột biến lệch khung

Câu 14 : Loài người Homo habilis được đặt tên như vậy do đâu?

A. Họ là vượn người phương Nam

B. Họ là người vượn

C. Họ là người khéo léo

D. Họ là người đứng thẳng

Câu 16 : Trong số các hình thức cảm ứng sau đây, hình thức nào không xuất hiện ở thực vật bậc cao?

A. Hướng sáng âm

B. Hướng trọng lực âm

C. Hướng trọng lực dương

D. Hướng nước âm

Câu 17 : Khi nói về các dạng hệ thần kinh ở động vật, phát biểu nào sau đây chính xác?

A. Ở thủy tức, hệ thần kinh có dạng chuỗi hạch, sự điều chỉnh hoạt động các xúc tu do các hạch thần kinh khác nhau điều khiển

B. Ở mực và bạch tuộc, hệ thần kinh có dạng mạng lưới, điều chỉnh các phản xạ theo kiểu co giật toàn thân

C. Ở hệ thần kinh dạng ống, trung ương thần kinh bao gồm não và tủy sống

D. Não người gồm có 5 phần riêng rẽ nằm trong hộp sọ bao gồm: bán cầu đại não trái, bán cầu đại não phải, tiểu não, hành não, cầu não

Câu 20 : Sự tổng hợp ADN là nửa gián đoạn, trong đó có sự hình thành của các đoạn Okazaki, nguyên nhân là do đâu?

A. Enzym ADN polymeraza chỉ có thể trượt liên tục theo một chiều nhất định từ 5’ đến 3’ của mạch khuôn

B. Sự tổng hợp ADN diễn ra lần lượt trên mạch thứ nhất, sau đó tiến hành trên mạch thứ 2 nên trên một mạch phải hình thành các đoạn Okazaki

C. ADN polymerase tổng hợp theo một chiều mà 2 mạch gốc của ADN lại ngược chiều nhau. Sự tháo xoắn ở mỗi chạc tái bản cũng chỉ theo 1 chiều nên 1 sợi tổng hợp liên tục, một sợi bị gián đoạn

D. Do quá trình tổng hợp sợi mới luôn theo chiều 3’ – 5’ do vậy quá trình tháo xoắn luôn theo chiều hướng này, trên mạch khuôn nói trên quá trình tổng hợp là liên tục, còn mạch đối diện quá trình tổng hợp là gián đoạn

Câu 21 : Khẳng định nào dưới đây là chính xác khi nói về điều hòa biểu hiện gen ở Eukaryote

A. Khác với Prokaryote, ở Eukaryote không có các trình tự tăng cường và các trình tự gây bất hoạt, cơ chế điều hòa phụ thuộc chủ yếu vào độ mạnh của vùng điều hòa và vùng khởi động

B. Trong cùng một loại tế bào, các mARN có tuổi thọ khác nhau, ngay cả các protein sau khi được tổng hợp cũng chịu sự kiểm soát bởi một số enzym

C. ADN trong các tế bào Eukaryote có số lượng các cặp nucleotit rất lớn, phần lớn chúng tham gia vào mã hóa cho các protein cấu trúc

D. Vật chất di truyền của Eukaryote được sắp xếp gọn trong NST và hình thành các đơn vị nucleosom, nên quá trình điều hòa đơn giản hơn ở Prokaryote

Câu 22 : Hệ rễ của thực vật bậc cao cấu tạo như thế nào?

A. Có thể hấp thu được nitơ dưới dạng hợp chất hữu cơ, tiến hành chuyển hóa thành axit amin và cung cấp nguyên liệu cho tế bào sống

B. Có khả năng tiết ra enzyme phân giải protein trong đất, giải phóng axit amin và lông hút hấp thụ axit amin cho các hoạt động sống của cây

C. Hấp thụ nitơ dưới dạng amon và nitrate, chuyển hóa các hợp chất nitơ vô cơ này thành nitơ hữu cơ phục vụ cho các hoạt động sống

D. Có khả năng tham gia quá trình phản nitrate hóa giải phóng nitơ vào trong đất, làm đất màu mỡ hơn

Câu 25 : Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình hình thành loài mới như thế nào?

A. bằng con đường cách ly địa lý diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh

B. là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách ly sinh sản với quần thể gốc

C. không gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi

D. là quá trình tích lũy các biển đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh

Câu 26 : Mặc dù có sự tác động không giống với các nhân tố khác, song giao phối không ngẫu nhiên vẫn được coi là một nhân tố tiến hóa, vì sao?

A. Giao phối không ngẫu nhiên tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể, giúp quần thể tồn tại ổn định qua các thế hệ

B. Tạo ra vô số các biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa

C. Làm tăng dần tần số của các thể dị hợp, giảm dần tần số của các thể đồng hợp, tăng giá trị thích nghi cho quần thể

D. Không làm thay đổi tần số alen mà chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng làm tăng tần số các kiểu gen đồng hợp và giảm tần số các kiểu gen dị hợp

Câu 27 : Ở thực vật, hiện tượng lai xa và đa bội hóa trong quá trình hình thành loài mới xuất hiện phổ biến, điều này dẫn đến nhiều loài thực vật là loài đa bội. Tại sao ở động vật ít gặp loài đa bội?

A. Động vật không sống được trong những môi trường khắc nghiệt – môi trường có các tác nhân gây đột biến

B. Đa bội thể thường phát sinh trong quá trình nguyên phân, mà đa số các loài động vật đều sinh sản hữu tính

C. Với các đột biến NST, động vật rất nhạy cảm do có cơ chế thần kinh phát triển, thể đột biến thường chết trong giai đoạn sơ sinh

D. Vật chất di truyền của động vật ổn định và được đóng gói kỹ hơn trong cấu trúc liên kết với protein histon

Câu 29 : Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do

A. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường

B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt

C. nguồn sống của môi trường không đủ cho sự phát triển của quần thể

D. kích thước của quần thể còn nhỏ dẫn đến tiềm năng sinh học của quần thể không đủ lớn

Câu 30 : Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:

A. Môi trường chưa có sinh vật

B. Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực)

C. (1), (2), (4), (3). 

D. (1), (2), (3), (4)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247