Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Nguyễn Bá Ngọc

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Nguyễn Bá Ngọc

Câu 1 : Thực vật phát sinh ở kỉ nào?

A. Kỉ Ocđôvic.

B. Kỉ Than đá.

C. Kỉ Phấn trắng.

D. Kỉ Cambri.

Câu 2 : Mã di truyền có tính thoái hoá là do:

A. Số loại axit amin nhiều hơn số loại nucleotide.    

B. Số loại mã di truyền nhiều hơn số loại nucleotide.

C.

Số loại axit amin nhiều hơn số loại mã di truyền.

D. Số loại mã di truyền nhiều hơn số loại axit amin.

Câu 3 : Sự trao đổi chéo không cân giữa các cromatit không cùng chị em trong một cặp NST tương đồng là nguyên nhân dẫn đến

A. hoán vị gen

B. đột biến đảo đoạn.

C. đột biến lặp đoạn.

D. đột biến chuyển đoạn.

Câu 5 : Ý nào không đúng khi nói về đột biến đa bội lẻ?

A. Số nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là một số lẻ.

B. Thể đột biến đa bội lẻ không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

C. Được ứng dụng để tạo giống quả không hạt. 

D. Hàm lượng ADN tăng gấp một số nguyên lần so với đơn bội n và lớn hơn 2n.

Câu 7 : Người ta có thể tạo ra giống cây khác loài bằng phương pháp nào?

A. Lai tế bào xoma. 

B. Lai khác dòng.

C. Nuôi cấy hạt phấn.

D. Nuôi cấy mô.

Câu 8 : Sự điều hoà lượng nước trong cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu nào?

A. Áp suất thẩm thấu và huyết áp.

B. Chất vô cơ và chất hữu cơ trong huyết tương. 

C. Tỉ lệ Ca2+; K+ có trong huyết tương.

D. Độ pH và lượng protein có trong huyết tương.

Câu 9 : Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?

A. Chân chuột chũi và chân dế chũi.

B. Vây cá mập và cánh bướm.

C. Mang cá và mang tôm.

D. Tay người và vây cá voi.

Câu 10 : Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều nào sau đây?

A. Sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu.

B. Sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.

C. Môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất.

D. Sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường.

Câu 14 : Khi nói về các enzyme tham gia quá trình nhân đôi ADN thì nhận định nào sau đây đúng:

A. Thứ tự tham gia của các enzyme là: tháo xoắn  ADN polymerase  ARN polymerase  Ligase.

B. ADN polymerase và ARN polymerase đều chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’.

C. ARN polymerase có chức năng tháo xoắn và tổng hợp đoạn mồi.

D. Xét trên một chạc ba tái bản, enzyme ligase chỉ tác dụng lên 1 mạch.

Câu 15 : Đột biến gen và đột biến NST có điểm khác nhau cơ bản là:

A. Đột biến NST có thể làm thay đổi số lượng gen trên NST còn đột biến gen không thể làm thay đổi số lượng gen trên NST. 

B. Đột biến NST thường phát sinh trong giảm phân, còn đột biến gen thường phát sinh trong nguyên phân.

C. Đột biến NST có hướng, đột biến gen vô hướng.

D. Đột biến NST có thể gây chết, đột biến gen không thể gây chết.

Câu 17 : Khi nói về mối quan hệ giữa các loài, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá tôm là ví dụ về quan hệ sinh vật ăn sinh vật. 

B. Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định.

C. Trong quan hệ hợp tác, nếu 2 loài tách nhau ra thì cả hai đều bị chết.

D. Chim sáo bắt rận cho trâu bò là ví dụ về quan hệ hội sinh.

Câu 23 : Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong mỗi quần thể, sự phân bố cá thể một cách đồng đều xảy ra khi môi trường không đồng nhất và cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt.  

B. Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.  

C. Phân bố đồng đều là dạng trung gian của phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm.

D. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố ít phổ biến nhất vì khi phân bố theo nhóm thì sinh vật dễ bị kẻ thù tiêu diệt.

Câu 26 : Khi nói về tuần hoàn của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong một chu kì tim, tâm thất luôn co trước tâm nhĩ để đẩy máu đến tâm nhĩ.  

B. Máu trong động mạch luôn giàu O2 và có màu đỏ tươi.

C. Các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái đều có hệ tuần hoàn kép.

D. Hệ tuần hoàn hở có tốc độ lưu thông máu nhanh hơn so với hệ tuần hoàn kín.

Câu 29 : Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội (2n = 6), nghiên cứu tế bào học hai cây thuộc loài này người ta phát hiện tế bào sinh dưỡng của cây thứ nhất có 14 NST đơn chia thành 2 nhóm giống nhau đang phân ly về hai cực của tế bào. Tế bào sinh dưỡng của cây thứ 2 có 5 NST kép đang xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Có thể dự đoán:

A. Cây thứ 2 có thể là thể một, cây thứ nhất có thể là thể ba.  

B. Cây thứ nhất là thể ba, cây thứ 2 là thể không.

C. Cây thứ 2 có thể là thể một, cây thứ nhất có thể là thể ba. Tế bào của cây thứ nhất đang ở kỳ cuối của nguyên phân, tế bào cây thứ 2 đang ở kỳ đầu nguyên phân.

D. Cây thứ hai là thể một, tế bào của cây thứ hai đang ở kỳ giữa của nguyên phân, cây thứ nhất là thể không, tế bào đang ở kỳ sau của nguyên phân.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247