Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Ngô Sĩ Liên lần 2

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Ngô Sĩ Liên lần 2

Câu 2 : Khi nói về đặc trưng di truyền của quần thể, phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Quá trình giao phối ngẫu nhiên làm cho quần thể đạt tới trạng thái cân bằng di truyền.

B. Quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết thường có nhiều kiểu gen hơn quần thể giao phối ngẫu nhiên.

C. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số alen của quần thể không thay đổi.

D. Quần thể giao phối ngẫu nhiên cân bằng di truyền nếu biết tỉ lệ kiểu hình lặn có thể xác định tần số tương đối các alen. 

Câu 3 : Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên 

A. phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể.

B. tác động trực tiếp lên kiểu gen, giữ lại những kiểu gen thích nghi và loại bỏ các kiểu gen kém thích nghi.

C.  thay đổi quần thể theo các hướng không xác định.

D. làm xuất hiện alen mới thông qua giao phối làm phong phú vốn gen của quần thể.

Câu 4 : Tính đặc hiệu của mã di truyền là gì?

A. một axit amin được mã hóa bởi một bộ ba. 

B. một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

C. có 61 bộ ba mã hoá axit amin.

D. ở hầu hết các loài sinh vật, mã di truyền là giống nhau.

Câu 5 : Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã biểu hiện là sự liên kết giữa các nuclêôtit 

A. A liên kết với U; G liên kết với X.

B. A liên kết với T; G liên kết với X.

C. A liên kết với X; G liên kết với T.

D. A liên kết với U; T liên kết với X.

Câu 7 : Lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao chủ yếu là do đâu?

A. hiệu ứng “nhà kính”.

B. khai thác dầu mỏ. 

C. giao thông vận tải và sử dụng than đá trong công nghiệp.

D. sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.

Câu 9 : Ở một loài thực vật lưỡng bội xét một gen có 2 alen, A quy định cây thân cao trội hoàn toàn so với a quy định cây thân thấp. Đem lai 2 dòng thuần chủng khác nhau thu được F1. Nhận định nào sau đây không chính xác? 

A. Ở F1, 100% cá thể có kiểu hình giống nhau. 

B. Ở F1, 100% cá thể có kiểu gen dị hợp. 

C. Ở F1, 100% cá thể có kiểu gen đồng hợp.

D. Ở F1, 100% cá thể có kiểu gen giống nhau.

Câu 10 : Moocgan phát hiện quy luật di truyền liên kết với giới tính dựa trên kết quả của phép lai nào?

A. phân tích.  

B. thuận nghịch. 

C. khác thứ.

D. khác loài.

Câu 11 : Cặp bố, mẹ có kiểu gen nào sau đây sinh con có thể xuất hiện 4 nhóm máu A, B, O và AB? 

A. \({I^A}{I^B} \times {I^A}{I^O}\)

B. \({I^A}{I^B} \times {I^O}{I^O}\)

C. \({I^A}{I^O} \times {I^B}{I^O}\)

D. \({I^A}{I^B} \times {I^B}{I^O}\)

Câu 12 : Trong lịch sử phát triển của sinh giới, thực vật có hạt xuất hiện ở đại nào?

A. Tân sinh.

B. Cổ sinh.  

C. Trung sinh.

D. Thái cổ.

Câu 13 : Dạng đột biến nào làm thay đổi hàm lượng ADN trong một tế bào?

A. Chuyển đoạn không tương hỗ.  

B. Đảo đoạn.

C. Chuyển đoạn tương hỗ.

D. Mất đoạn.

Câu 15 : Nhận định nào sau đã không chính xác khi nói về quá trình hô hấp?

A. Phân giải kị khí bao gồm quá trình đường phân và lên men.

B. Chỉ trong điều kiện có oxy phân tử thì glucôzơ mới bị phân giải thành axit piruvic.

C. Trong hô hấp hiếu khí, chuỗi truyền electron tổng hợp được nhiều ATP nhất.

D. Sản phẩm quá trình phân giải kị khí có thể là rượu etilic hoặc axit lactic.

Câu 16 : Trong cơ thể người, hệ đệm nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong điều chỉnh pH?

A. Hệ đệm bicacbonat.

B. Hệ đệm phôtphat. 

C. Hệ đệm prôtêin.

D. Phổi và thận. 

Câu 18 : Khi nói về hệ tuần hoàn ở người, nhận định nào sau đây không chính xác?

A. Thành động mạch có tính đàn hồi giúp máu chảy liên tục thành dòng.

B. Huyết áp của động mạch cao hơn tĩnh mạch.

C. Máu trong động mạch luôn chứa nhiều oxy. 

D. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên tốc độ máu chảy chậm nhất.

Câu 19 : Giống dâu tằm tứ bội được tạo ra bằng phương pháp nào?

A. công nghệ tế bào.

B. gây đột biến.

C. tạo giống bằng nguồn biến dị tổ hợp.

D. công nghệ gen.

Câu 20 : Loại lúa mì ngày nay (T.aestium) được hình thành bằng con đường lai xa kèm đa bội hoá. Con đường hình thành loài này có đặc điểm 

A. loài mới được hình thành không có sự tác động của chọn lọc tự nhiên.

B. thường diễn ra ở các loài thực vật có hoa có họ hàng gần gũi.

C. loài mới được hình thành qua lai xa kèm đa bội hoá 1 lần.

D. diễn ra từ từ, chậm chạp.

Câu 22 : Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

A. Phiêu bạt di truyền.

B. Giao phối không ngẫu nhiên.

C. Đột biến.

D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 23 : Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật sản xuất?

A. Các loài bò ăn cỏ. 

B. Lúa nước.

C. Cây thông. 

D. Dương xỉ.

Câu 25 : Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C. Nhận định nào sau đây không đúng? 

A. 42°C là giới hạn dưới. 

B. 42°C là giới hạn trên.

C. 42°C là điểm gây chết.

D. 5,6°C là điểm gây chết.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247