Đề thi Vật Lí 9 học kì 2 !!

Câu 1 : Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?

A. Một cuộn dây dẫn kín nằm cạnh một thanh nam châm.

B. Nối hai cực của một thanh nam châm với hai đầu của một dây dẫn.

C. Đưa một cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Cho thanh nam châm rơi từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.

Câu 4 : Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước với góc tới là 60°. Kết quả nào sau đây là hợp lý?

A. Góc khúc xạ r = 60°

B. Góc khúc xạ r = 40°30’

C. Góc khúc xạ r = 0°

D. Góc khúc xạ r = 70°

Câu 5 : Một vật đặt trong khoảng tiêu cự cảu thấu kính hội tụ. Đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi thấu kính là

A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

C. ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

D. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

Câu 6 : Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu được

A. cũng là chùm song song.

B. là chùm hội tụ.

C. là chùm phân kì.

D. là chùm sáng hội tụ tại quang tâm của thấu kính.

Câu 8 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về ảnh cho bởi một thấu kính phân kì?

A. Vật đặt trong khoảng OF cho ảnh thật ngược chiều với vật.

B. Vật đặt trong khoảng OF cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.

C. Vật đặt ngoài khoảng OF cho ảnh thật.

D. Tất cả mọi trường hợp vật đặt trước thấu kính phân kỳ đều cho ảnh ảo, cùng chiều, bé hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự OF của thấu kính.

Câu 9 : Đặt một vật sáng cách thấu kính hội tụ d = 20(cm). Thấu kính cso tiêu cự f = 15(cm) ta thu được ảnh gì và cách thấu kính bao xa?

A. Ảnh thật, cách thấu kính 90(cm).

B. Ảnh thật, cách thấu kính 60(cm).

C. Ảnh ảo, cách thấu kính 90(cm).

D. Ảnh ảo, cách thấu kính 60(cm).

Câu 10 : Ảnh của một vật hiện trên phim trong máy ảnh là

A. ảnh thật ngược chiều vật.

B. ảnh thật cùng chiều vật.

C. ảnh ảo ngược chiều vật.

D. ảnh ảo cùng chiều vật.

Câu 11 : Chọn câu nói không đúng.

A. Kính lúp dùng để quan sát những vật nhỏ.

B. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

C. Dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật lớn hơn vật.

D. Độ bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được càng lớn.

Câu 13 : Điều nào không đúng khi nói về mắt?

A. Hai bộ phận quan trọng của mắt là thủy tinh thể và màng lưới.

B. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ làm bằng vật chất trong suốt và mềm.

C. Màng lưới là một màng mà khi ta nhìn thấy ảnh của vật sẽ thể hiện rõ trên đó.

D. Thủy tinh thể ở mắt đóng vai trò như buồng tối ở máy ảnh.

Câu 14 : Một người cận thị, điểm xa nhất mà người đó nhìn rõ là 0,5(m), người đó muốn khắc phục tật cận thị phải lựa chọn kính như thế nào?

A. Kính hội tụ có tiêu cự f = 1(m).

B. Kính phân kì có tiêu cự f = 1(m).

C. Kính phân kì có tiêu cự f = 0,5(m).

D. Kính hội tụ có tiêu cự f = 0,5(m).

Câu 15 : Khi nào ta nhìn thấy một vật có màu đỏ?

A. Khi vật đó khúc xạ ánh sáng màu đỏ.

B. Khi vật đó tán xạ tất cả các ánh sáng màu trừ màu đỏ.

C. Khi có ánh sáng màu đỏ từ vật đó truyền đến mắt ta.

D. Khi vật đó hấp thụ ánh sáng màu đỏ.

Câu 16 : Trong các nguồn sáng sau, nguồn nào phát ra ánh sáng trắng?

A. Bóng đèn pin.

B. Đèn LED.

C. Bút lade.

D. Đèn ống dùng trong quảng cáo.

Câu 17 : Lăng kính và đĩa CD có tác dụng gì?

A. Tổng hợp ánh sáng.

B. Nhuộm màu cho ánh sáng.

C. Phân tích ánh sáng.

D. Khúc xạ ánh sáng.

Câu 18 : Vật màu đỏ có đặc điểm nào dưới đây?

A. Tán xạ kém ánh sáng màu đỏ và tán xạ mạnh ánh sáng các màu khác.

B. Tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém ánh sáng màu khác.

C. Tán xạ mạnh tất cả các màu.

D. Tán xạ kém tất cả các màu.

Câu 19 : Tác dụng nào dưới đây của ánh sáng là tác dụng sinh học?

A. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.

B. Ánh sáng Mặt Trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.

C. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.

D. Ánh sáng Mặt Trời làm ion hóa các chất khí của bầu khí quyển.

Câu 20 : Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây? Chiếu một chùm sáng trắng

A. vào một gương phẳng.

B. qua một tấm thủy tinh mỏng.

C. qua một lăng kính.

D. qua một thấu kính phân kì.

Câu 22 : Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào là biểu hiện của năng lượng?

A. Truyền được âm

B. Làm cho vật nóng lên.

C. Phản chiếu được ánh sáng.

D. Tán xạ được ánh sáng.

Câu 23 : Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?

A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi.

B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.

C. Không đúng, vì động năng của xe giảm dần.

D. Không đúng, vì khi tắt máy động năng cảu xe đã chuyển hóa thành thế năng.

Câu 25 : Với thí nghiệm được bố trí như hình vẽ, dòng điện cảm ứng xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong trường hợp nào dưới đây?

A. Thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ.

B. Thanh nam châm và cuộn dây chuyển động cùng chiều luôn cách nhau một khoảng không đổi.

C. Thanh nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ.

D. Thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB.

Câu 26 : Chiều dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín phụ thuộc vào

A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây nhiều hay ít.

B. chiều của đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây.

C. số vòng dây nhiều hay ít.

D. cuộn dây quay hay nam châm quay.

Câu 29 : Khi góc tới bằng 0°. Góc khúc xạ sẽ bằng

A. 0°

B. 30°

C. 90°

D. 180°

Câu 30 : Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là

A. ảnh thật, ngược chiều với vật.

B. ảnh thật, cùng chiều với vật.

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật.

D. ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Câu 31 : Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 8cm. Thấu kính cho ảo ảnh khi

A. vật đặt cách thấu kính 4cm.

B. vật đặt cách thấu kính 12cm.

C. vật đặt cách thấu kính 16cm.

D. vật đặt cách thấu kính 24cm.

Câu 33 : Tia sáng nào sau đây truyền không đúng khi đi qua thấu kính phân kỳ?

A. Chùm tia tới song song với trục chính, cho chum tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm F’.

B. Chùm tia tới hướng đúng tiêu điểm F, chum tia ló song song với trục chính.

C. Chùm tia đi qua quang tâm, cho tia ló khúc xạ đi qua tiêu điểm.

D. Tia tới trùng với trục chính, tia ló truyền thẳng.

Câu 35 : Biết tiêu cự của kính cận thị bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào dưới đây có thể làm kính cận thị?

A.Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm.

B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm.

C. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5cm.

D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm.

Câu 36 : Ảnh của một vật khi nhìn qua kính lúp là

A. ảnh thật, lớn hơn vật.

B. ảnh ảo, lớn hơn vật.

C. ảnh thật, nhỏ hơn vật.

D. ảnh ảo, lớn hơn vật.

Câu 37 : Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau.

A. Là một thấu kính hội tụ.

B. Có độ cong thay đổi được.

C. Có tiêu cự không đổi.

D. Có tiêu cự có thể thay đổi được.

Câu 41 : Trong bốn nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ánh sáng trắng?

A. Bóng đèn pin đang sáng

B. Bóng đèn ống thông dụng

C. Một đèn LED

D. Một ngôi sao.

Câu 42 : Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây? Chiếu một chùm sáng trắng

A. vào một gương phẳng.

B. qua một tấm thủy tinh mỏng.

C. qua một lăng kính.

D. qua một thấu kính phân kì.

Câu 44 : Trường hợp nào sau đây là do tác dụng quang điện của ánh sáng?

A. Sấy, phơi khô các vật dụng.

B. Ion hóa các chất khí ở tầng cao khí quyển.

C. Tắm nắng để chữa bệnh còi xương ở trẻ em.

D. Dùng tia tử ngoại để tiệt trùng các dụng cụ y tế.

Câu 45 : Khi động cơ điện hoạt động thì có sự chuyển hóa dạng năng lượng nào dưới đây?

A. Cơ năng thành điện năng.

B. Điện năng thành hóa năng.

C. Nhiệt năng thành điện năng.

D. Điện năng thành cơ năng.

Câu 46 : Dụng cụ điện nào khi hoạt động, điện năng chỉ biến đổi thành nhiệt năng?

A. Máy khoan bê tông.

B. Quạt điện.

C. Máy cưa điện.

D. Bàn là điện.

Câu 47 : Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau:

A. dạng năng lượng ban đầu là điện năng.

B. dạng năng lượng thu được cuối cùng là điện năng.

C. dạng năng lượng hao phí là nhiệt năng tỏa ra ở các cuộn dây.

D. lượng điện năng tiêu hao lớn hơn lượng điện năng tụ được.

Câu 48 : Dụng cụ nào sau đây có biến đổi điện năng thànhcơ năng?

A. Máy sấy tóc.

B. Đinamô xe đạp.

C. Máy hơi nước.

D. Động cơ 4 kì.

Câu 50 : Phần I. Trắc nghiệm

A. Nam châm vĩnh cửu và hai thanh quét.

B. Ống dây điện có lõi sắt và hai vành khuyên.

C. Cuộn dây dẫn và nam châm.

D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.

Câu 51 : Khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây dẫn ở hình 2 thì miếng sắt A ở trạng thái nào dưới đây?

A. Không bị hút, không bị đẩy.

B. Bị đẩy ra.

C. Bị hút chặt.

D. Bị hút, đẩy luân phiên.

Câu 53 : Chọn cách vẽ đúng trên hình sau.

A. Hình A

B. Hình B

C. Hình C

D. Hình D

Câu 54 : Chọn cách vẽ đúng trong hình sau.

A. Hình A

B. Hình B

C. Hình B và C

D. Hình C

Câu 55 : Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đi qua tiêu điểm.

B. Song song với trục chính.

C. Đi qua quang tâm.

D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu 57 : Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì?

A. Làm tăng độ lớn của vật.

B. Làm ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.

C. Làm tăng khoảng cách đến vật.

D. Làm giảm khoảng cách đến vật.

Câu 58 : Mắt cận muốn nhìn rõ các vật ở vô cực mà không cần điều tiết thì phải đeo kính

A. hội tụ có tiêu cự f = OCv

B. hội tụ có tiêu cự f = OCC

C. phân kì có tiêu cự f = OCv

D. phân kì có tiêu cự f = OCc

Câu 59 : Khi nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm là

A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

C. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

D. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 60 : Trong trường hợp nào dưới đây, chùm ánh sáng trắng không bị phân tích thành các chùm sáng có màu khác nhau? Cho chùm sáng trắng

A. đi qua một lăng kính.

B. phản xạ trên một gương phẳng.

C. phản xạ trên mặt ghi âm của một đĩa CD.

D. chiếu vào các váng dầu, mỡ hay bong bóng xà phòng.

Câu 61 : Để thu được ánh sáng màu đỏ ta phải làm như thế nào?

A. Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu trắng.

B. Chiếu ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ.

C. Cả hai cách A và B.

D. Chiếu ánh sáng trắng qua kính lọc màu khác màu đỏ.

Câu 62 : Nguồn năng lượng nào dưới đây chưa thể dùng cung cấp làm nhà máy điện.

A. Năng lượng của gió thổi.

B. Năng lượng của dòng nước chảy.

C. Năng lượng của sóng thần.

D. Năng lượng của than đá.

Câu 63 : Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng:

A. Làm tăng thể tích vật khác.

B. Làm nóng một vật khác.

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.

D. Nổi được trên mặt nước .

Câu 67 : Phần I. Trắc nghiệm

A. Tạo ra từ trường.

B. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây tăng.

C. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây giảm.

D. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.

Câu 71 : Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là

A. ảnh thật, ngược chiều với vật.

B. ảnh thật, cùng chiều với vật.

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật.

D. ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Câu 73 : Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là

A. ảnh thật, ngược chiều với vật.

B. ảnh thật, cùng chiều với vật.

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật.

D. ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Câu 74 : Điều nào sau đây là không đúng khi nói về máy ảnh.

A. Máy ảnh là dụng cụ để thu ảnh của vật trên phim.

B. Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là vật kính và buồng tối.

C. Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

D. Ảnh thu được trên phim là ảnh ảo.

Câu 75 : Đặc điểm nào sau đây không phải là của mắt lão?

A. Chỉ nhìn được vật ở trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

B. Nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ vật ở gần mắt.

C. Có điểm cực cận xa mắt hơn so với mắt bình thường.

D. Có khoảng cực cận lớn hơn so với mắt bình thường.

Câu 76 : Kính lúp có số bội giác 2,5x thì tiêu cự bằng

A. 10cm

B. 20cm

C. 500cm

D. 100cm

Câu 77 : Câu nào dưới đây không đúng?

A. Vật màu trắng tán xạ tốt mọi ánh sáng (trắng, đỏ, vàng, lục, lam)

B. Vật có màu đen không tán xạ ánh sáng.

C. Vật có màu xanh tán xạ hoàn toàn ánh sáng trắng.

D. Vật có màu nào (trừ màu đen) thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó.

Câu 78 : Trong 3 nguồn sáng: bút la de, Mặt Trời, đèn dây tóc nóng sáng thì nguồn nào phát ánh sáng trắng?

A. Bút la de, Mặt Trời.

B. Chỉ Mặt Trời.

C. Mặt Trời, đèn dây tóc nóng sáng.

D. Chỉ đèn dây tóc nóng sáng.

Câu 79 : Nhà máy điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất?

A. Nhà máy phát điện gió.

B. Nhà máy phát điện dùng pin Mặt Trời.

C. Nhà máy thủy điện.

D. Nhà máy nhiệt điện.

Câu 80 : Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng chủ yếu biến đổi thành dạng năng lượng nào dưới đây?

A. Năng lượng ánh sáng.

B. Nhiệt năng.

C. Hóa năng.

D. Cơ năng.

Câu 81 : Một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng có những dạng năng lượng nào?

A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.

B. Chỉ có động năng và thế năng.

C. Chỉ có nhiệt năng và động năng.

D. Chỉ có động năng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247