Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Lịch sử Top 4 Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 11 Học kì 1 có đáp án, cực hay (Lần 1) !!

Top 4 Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 11 Học kì 1 có đáp án, cực hay (Lần 1)...

Câu 3 : Công cuộc cải cách đất nước của Xiêm được tiến hành dưới thời

A. vua Ra-ma IV và Ra-ma V.

B. vua Ra-ma V và Ra-ma VI.

C. vua Ra-ma I và Ra-ma II.

D. vua Ra-ma II và Ra-ma III.

Câu 4 : Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, In-đô-nê-xi-a trở thành thuộc địa của

A. thực dân Pháp.

B. đế quốc Mĩ.

C. thực dân Hà Lan.v

D. phát xít Nhật.

Câu 5 : Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất của nhân dân Lào chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa của A-cha Xoa.

B. khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.

C. khởi nghĩa của Pu-côm-pô.

D. khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam.

Câu 6 : Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây?

A. Đông Nam Á có vị trí địa lí chiến lược quan trọng.

B. Đông Nam Á giàu tài nguyên thiên nhiên.

C. Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang lâm vào trình trạng khủng hoảng.

D. Các quốc gia Đông Nam Á đi theo con đường TBCN nhưng chậm phát triển.

Câu 7 : Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.

B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, khoa học.

C. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

D. Thực dân Pháp có quân đội mạnh, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.

Câu 8 : Ý nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

 A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.

B. Xóa bỏ cho nông dân nghĩa vụ lao dịch 3 tháng trên các công trường nhà nước.

C. Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp.

D. Nghiêm cấm tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Xiêm.

Câu 9 : Ở Cam-pu-chia, cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 – 1866) và cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 – 1867) có điểm chung là

A. đều đặt dưới sự lãnh đạo của các nhà sư.

B. có sự liên kết với các nhóm nghĩa quân chống Pháp ở Việt Nam.

C. các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

D. buộc Pháp phải nhượng bộ một số quyền lợi cho nhân dân Cam-pu-chia.

Câu 10 : Ngoại cảnh chung nào đã tác động dẫn đến cuộc Duy tân ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm vào cuối thế kỉ XIX?

A. Sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.

B. Cách mạng công nghiệp ở các nước Âu – Mĩ vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đang hình thành.

D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ngày càng gay gắt.

Câu 11 : Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, những quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân Anh?

A. Miến Điện và Xiêm.

B. Việt Nam và Lào.

C. Miến Điện và Mã Lai.

D. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.

Câu 12 : Sau cuộc cải cách của vua Ra-ma V, thể chế chính trị của Xiêm là

A. quân chủ chuyên chế.

B. cộng hòa đại nghị.

C. cộng hòa tổng thống.

D. quân chủ lập hiến.

Câu 13 : Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, những quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?

 A. Cam-pu-chia, Miến Điện, Phi-líp-pin.

B. Việt Nam, Lào và Xiêm.

C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

D. In-đô-nê-xi-a, Lào, Mã Lai.

Câu 15 : Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất của nhân dân Campuchia chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa của Chậu-pa-chay.

B. khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.

C. khởi nghĩa của Pu-côm-pô.

D. khởi nghĩa của Chậu-a-nụ.

Câu 16 : Vì sao Xiêm là nước nằm trong vùng tranh chấp giữa Anh và Pháp nhưng vẫn giữ được nền độc lập cơ bản?

A. Cắt cho Anh và Pháp 50% lãnh thổ.

B. Sử dụng quân đội để đe dọa Anh và Pháp.

C. Nhờ sự trợ giúp của đế quốc Mĩ.

D. Sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo.

Câu 17 : Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.

B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, khoa học.

C. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

D. Thực dân Pháp có quân đội mạnh, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.

Câu 18 : Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, cải cách ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) đều được tiến hành trong bối cảnh

A. đất nước đã là thuộc địa của thực dân phương Tây.

B. chế độ phong kiến đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.

C. đất nước đang ở giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất.

D. phải đương đầu với sự nhòm ngó của các nước phương Tây.

Câu 19 : Điểm tương đồng trong tình hình các nước Đông Nam Á vào đầu thế kỉ XX là gì?

A. Tất cả đều là thuộc địa của các nước phương Tây.

B. Hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.

C. Phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước phương Tây.

D. Là các quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền.

Câu 20 : Cho các nhận định sau:

A. 2 nhận định.

B. 3 nhận định.

C. 4 nhận định.

D. 5 nhận định.

Câu 21 : Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, đó là

A. phe Liên minh và phe Trục.

B. phe Liên minh và phe Hiệp ước.

C. phe Hiệp ước và phe Đồng minh.

D. phe Đồng minh và phe Trục.

Câu 23 : Nhân tố cơ bản dẫn đến sự thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

 A. sự chênh lệch về tiềm lực quân sự của các nước đế quốc.

B. sự phát triển không đều về khoa học – kĩ thuật giữa các nước tư bản.

C. sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản.

D. sự chênh lệch về hệ thống thuộc địa giữa các nước đế quốc “già” và đế quốc “trẻ”.

Câu 24 : Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành chiến tranh để

A. bành trướng thế lực ở châu Phi.

B. gia tăng ảnh hưởng ở châu Âu.

C. tiêu diệt nước Nga, làm bá chủ toàn cầu.

D. giành giật thuộc địa, chia lại thị trường thế giới.

Câu 25 : Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì?

A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

B. Anh - Đức tranh chấp quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.

C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xécbi.

D. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.

Câu 26 : Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), quân Pháp thoát khỏi nguy cơ bị quân Đức tiêu diệt là do

A. Anh đưa quân sang chi viện cho Pháp.

B. quân Nga tấn công Đức vào Đông Phổ.

C. liên quân Anh - Nga tấn công Đức ở mặt trận phía Tây.

D. nhân dân Pháp nổi dậy phản công quân Đức và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ.

Câu 27 : Thành tựu nổi bật nhất của phong trào cách mạng thế giới trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là

A. cách mạng dân chủ tư sản lần hai ở Nga (tháng 2/1917) giành thắng lợi.

B. cách mạng tháng 11/1918 ở Đức giành thắng lợi.

C. cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) thành công, nước Nga Xô viết ra đời.

D. phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước châu Âu, châu Á.

Câu 28 : Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc?

A. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.

B. Chiến thắng Véc-đoong của quân Pháp.

C. Phe Hiệp ước tổng phản công, các đồng minh của Đức đầu hàng.

D. Áo – Hung kí văn bản đầuhàng không điều kiện.

Câu 29 : Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Hơn 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương.

B. Nhiều thành phố, làng mạc, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.

C. Chi phí các nước đế quốc sử dụng cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.

D. Hơn 60 triệu người chết, trên 90 triệu người bị thương.

Câu 30 : Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) mang tính chất

A. nội chiến cách mạng để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.

B. chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì vấn đề thị trường và thuộc địa.

C. chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết.

D. chiến tranh giải phóng với sự ra đời của nhiều quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo - Hung.

Câu 31 : Quốc gia nào ở châu Phi giữ được nền độc lập trước sự xâm chiếm của các nước thực dân phương Tây?

A. Ê-ti-ô-pi-a, Mô-dăm-bích.

B. Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a.

C. Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la.

D. Tây Nam Phi và An-giê-ri.

Câu 32 : Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành chiến tranh để

A. bành trướng thế lực ở châu Phi.

B. gia tăng ảnh hưởng ở châu Âu.

C. tiêu diệt nước Nga, làm bá chủ toàn cầu.

D. giành giật thuộc địa, chia lại thị trường thế giới.

Câu 33 : Từ cuối thế kỉ XIX, Mĩ thực hiện chính sách bành trướng, tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Mĩ Latinh nhằm mục đích

A. biến các nước Mĩ Latinh thành đồng minh của Mĩ.

B. hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng và phát triển kinh tế.

C. tạo ra một liên minh kinh tế, hợp tác cùng phát triển ở châu Mĩ.

D. độc chiếm Mĩ Latinh và biến khu vực này biến thành “sân sau” của mình.

Câu 34 : Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào

A. cuối thế kỉ XVIII.

B. đầu thế kỉ XIX.

C. cuối thế kỉ XIX.

D. đầu thế kỉ XX.

Câu 36 : Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, đó là

A. phe Liên minh và phe Trục.

B. phe Liên minh và phe Hiệp ước.

C. phe Hiệp ước và phe Đồng minh.

D. phe Đồng minh và phe Trục.

Câu 38 : Duyên cớ làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là

A. Italia rời khỏi liên minh chống Đức.

B. Nga - Nhật tranh chấp quyền lợi ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.

C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xécbi.

D. Mĩ gây chiến tranh với Tây Ban Nha để xâm lược Philippin.

Câu 39 : Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) mang tính chất của một cuộc

A. nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.

B. chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì vấn đề thị trường và thuộc địa.

C. chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết.

D. chiến tranh giải phóng với sự ra đời của nhiều quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo - Hung.

Câu 40 : Chính sách ngoại giao nào được Mĩ áp dụng ở Mĩ Latinh vào đầu thế kỉ XX?

A. “Cam kết và mở rộng”.

B. “Xoay trục” và “Trỗi dậy hòa bình”.

C. “Ngoại giao láng giềng”.

D. “Cái gậy lớn”” và “Ngoại giao đồng đôla”.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247