Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Sinh học Đề ôn tập hè môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Lý Thường Kiệt

Đề ôn tập hè môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Lý Thường Kiệt

Câu 1 : Đột biến gen gồm các dạng nào?

A. Đột biến mất, lặp, thay thế, đảo các cặp Nu.

B. Đột biến mất, lặp, đảo, chuyển đoạn.

C. Đột biến mất, thêm, thay thế các cặp Nu.

D. Đột biến mất, thêm, thay thế, đảo các gen.

Câu 3 : Gen A đội biến thành gen a, sau đột biến chiều dài của gen không đổi , nhưng số liên kết hiđrô tăng lên một liên kết , đột biến trên thuộc loại nào?

A. Thay thế một cặp Nu khác loại   

B. Thay thế một Nu cặp đôi cùng loại

C. Thay thế cặp Nu GX bằng cặp A - T

D. Thay thế cặp Nu AT bằng G – X

Câu 6 : Một gen có chiều dài 4080 Å và có tổng số 3050 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Gen nói trên bị đột biến dạng mất một cặp nuclêôtit

B. Gen bị đột biến có chiều dài ngắn hơn gen khi chưa đột biến 3,4Å

C. Số nuclêôtit loại A của gen lúc chưa đột biến là 550

D. Số nuclêôtit loại G của gen khi đã đột biến là 650

Câu 9 : Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 3'AGXXGAXAAAXXGXGATA 5'. Do tác động của hóa chất 5BU vào mạch gốc của gen tại vị trí nuclêôtit 10 (theo chiều 3' - 5') tạo nên gen đột biến. Nhận xét nào sau đây chính xác khi nói về gen đột biến trên?

A. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp có thể thay đổi so với gen bình thường.

B. Số liên kết hiđrô của gen đột biến giảm so với gen bình thường.

C. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp thay đổi so với gen bình thường.

D. 5BU tác động lên mạch gốc của gen, qua hai lần nhân đôi sẽ tạo ra gen đột biến.

Câu 13 : Ở sinh vật nhân sơ, một gen có 3000 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại T chiếm 30%. Đột biến điểm xảy ra làm cho gen sau đột biến dài 5100A0 và có 3599 liên kết hiđrô. Loại đột biến đã xảy ra thuộc dạng: 

A. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T.

B. thêm một cặp A - T.  

C. mất một cặp A - T.  

D. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G – X.  

Câu 17 : Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng

A. Thay thế một cặp nucleotit ở bộ ba thứ 80.

B. Mất một cặp nucleotit ở vị trí thứ 80.

C. Thay thế một cặp nucleotit ở bộ ba thứ 81.

D. Thêm một cặp nucleotit vào vị trí thứ 80.

Câu 18 : Một đoạn mạch gốc của gen cấu trúc có trật tự nucleotit như sau: 5’TAX-AAG-GAG-AAT-GTT-XXA-ATG-XGG-GXG-GXX-GAA-XAT3’. Nếu xảy ra đột biến liên quan đến một cặp nucleotit làm cho số axit amin của chuỗi polipeptit trong phân tử protein do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 5 axit amin. Trường hợp đột biến nào sau đây không thể xảy ra?

A.  Mất một cặp nucleotit X-G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5’

B. Thay thế một cặp nucleotit X-G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nucleotit T-A

C. Thay thế một cặp nucleotit X-G ở vị trí thứ 17 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nucleotit T-A

D. Thay thế một cặp nucleotit G-X ở vị trí thứ 21 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nucleotit X-G

Câu 19 : Định nghĩa nào sau đây về đột biến gen là đúng?

A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số đoạn ADN xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN

B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN

C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của NST xảy ra cho mất đoạn , đảo đoạn , thêm đoạn hoặc chuyển đoạn NST

D. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc ADN liên quan đến một hoặc một số NST trong bộ NST

Câu 20 : Khi nói về đột biến gen ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ở những loài sinh sản hữu tính, đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng thì không truyền lại cho thế hệ sau

B. Đột biến xảy ra ở giao tử nhưng giao tử không được thụ tinh thì không thể truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính

C. Ở những loài sinh sản hữu tính, đột biến gây chết trước tuổi sinh sản hoặc làm mất khả năng sinh sản hữu tính thì không được truyền cho thế hệ sau

D. Đột biến gen ở tế bào chất của tế bào hạt phấn sẽ được truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính

Câu 22 : Gây đột biến gen dạng thay thế cặp nuclêôtit do tác dụng của loại tác nhân nào sau đây:

A. Các tia phóng xạ.

B. Sốc nhiệt.

C. 5-Brôm Uraxin và Êtyl mêtan sunfonat.

D. Tất cả các tác nhân trên. 

Câu 23 : Theo mô hình Operon Lac nếu có một đột biến mất một đoạn AND thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc mất khả năng phiên mã

A. Đột biến làm mất gen điều hòa

B. Đột biến làm mất một gen cấu trúc

C. Đột biến làm mất vùng vận hành

D. Đột biến làm mất vùng khởi động

Câu 24 :  Đột biến nào sau đây khác với các loại đột biến còn lại về mặt phân loại?

A.  Đột biến làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở lúa đại mạch

B.  Đột biến gây bệnh ung thư máu ở người

C. Đột biến làm mất khả năng tổng hợp sắc tố trên da của cơ thể

D. Đột biến làm mắt lồi trở thành mắt dẹt ở ruồi giấm

Câu 25 : Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh dạng đột biến:

A.  thêm 2 cặp nuclêôtit.

B. mất 1 cặp nuclêôtit.

C. thêm 1 cặp nuclêôtit.

D. thay thế 1 cặp nuclêôtit.

Câu 26 : Nếu trong phân tử protein có thêm 1 aa mới, dạng đột biến cụ thể sẽ là:

A. có 1 cặp nu bị thay thế tại mã mở đầu

B. cả 3 cặp nu bị thay thế nằm trong 1 bộ ba mã hóa

C. có 2 cặp nu bị thay thế tại mã mở đầu

D. có 1 cặp nu bị thay thế ở bất kì bộ ba mã hóa nào đó trừ mã mở đầu và kết thúc.

Câu 30 : Dạng đột biến gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi cấu trúc gen và có số liên kết hiđrô tăng thêm 3 là đột biến:

A. thêm 1 cặp nuclêôtit loại A – T.

B. mất một cặp nuclêôtit loại A – T.

C. thế một cặp nuclêôtit loại A – T bằng cặp nuclêôtit loại G – X.

D. thêm 1 cặp nuclêôtit loại G – X.

Câu 32 : Một đoạn mạch gốc của gen phiên mã ra đoạn mARN có trình tự nuclêôtit như sau: 3’…TGG-GXA-XGT-AGX-TTT…5’

A. Quá trình dịch mã dừng lại tại bộ ba bị đột biến.

B.  Thay đổi thành phần và trình tự axit amin.

C.  Chuỗi pôlypeptit có 1 axit amin bị thay thế.

D. Chuỗi pôlypeptit mất 1 axit amin.

Câu 33 : Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn kém

A. Cây rêu

B. Cây xoài

C. Cây xương rồng

D. Cây bắp cải

Câu 34 : Lựa chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau

A. Cây sống ở nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như hồ ao có phiến lá hẹp, mô giậu kém phát triển

B. Cây sống ở nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai

C. Bò sát có khả năng chống mất nước kém hơn ếch nhái

D. Bò sát thích nghi kém với môi trường khô hạn của sa mạc

Câu 35 : Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng thường có đặc điểm

A. phiến lá mỏng, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển

B. phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển

C. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu phát triển

D. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển

Câu 36 : Những nhóm sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt?

A. Thực vật, cá, ếch, nhái, bò sát

B. Cá, chim, thú, con người

C. Chim, thú, con người

D. Thực vật, cá, chim, thú

Câu 37 : Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau

A. Tất cả các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0-50oC

B. Người ta chia sinh vật thành hai nhóm sinh vật chịu nhiệt và sinh vật hằng nhiệt

C. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường

D. Các động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường

Câu 38 : Động vật nào thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt trong các động vật sau

A. Giun đất

B. Thằn lằn

C. Tắc kè

D. Chồn

Câu 40 : Động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật ưa khô?

A. Thằn lằn 

B. Ếch, muỗi 

C. Cá sấu, cá heo 

D. Hà mã

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247