Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Quan hệ quốc tế thời kì sau chiến tranh lạnh (Có đáp án) !!

Quan hệ quốc tế thời kì sau chiến tranh lạnh (Có đáp án) !!

Câu 2 : Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào

A. Phát triển kinh tế 

B. Hội nhập quốc tế 

C. Phát triển quốc phòng 

D. Ổn định chính trị

Câu 3 : Sau chiến tranh lạnh, Mỹ có âm mưu gì?

A. Vươn lên chi phối, lãnh đạo thế giới. 

B. Dùng sức mạnh kinh tế thao túng mọi hoạt động khác. 

C. Chuẩn bị đề ra chiến lược mới. 

D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình.

Câu 4 : Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh lạnh là

A. Tư bản tài chính xuất hiện và chi phối thế giới 

B. Các trung tâm kinh tế- tài chính Tây Âu và Nhật Bản ra đời 

C. Sự phát triển của các cường quốc và Liên minh châu Âu (EU) 

D. Sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các tổ chức độc quyền

Câu 5 : Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là

A. Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự. 

B. Hòa bình, hợp tác và phát triển. 

C. Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại. 

D. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi

Câu 6 : Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI là gì?

A. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng 

B. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên 

C. Chiến tranh, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới 

D. Chủ nghĩa khủng bố hoành hành

Câu 7 : Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh tạo ra

A. Trật tự thế giới “đa cực”, với sự vươn lên của nhiều cường quốc. 

B. Thời cơ và thách thức với mỗi quốc gia, dân tộc. 

C. Điều kiện để các nước tập trung phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp. 

D. Xung đột quân sự, khủng bố li khai ở nhiều khu vực trên thế giới.

Câu 8 : Vì sao năm 1991 trật tự “hai cực” Ianta lại sụp đổ?

A. Do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu.

B. Liên Xô và Mĩ quá tốn kém trong việc chạy đua vũ trang.

C. “cực” Liên Xô đã tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không tồn tại.

D. Nền kinh tế Liên Xô ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

Câu 9 : Sau khi Liên Xô tan rã, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, vai trò của Mĩ trên trường quốc tế như thế nào?

A. Mĩ thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, nhằm thực hiện âm mưu bá chủ thế giới. 

B. Ảnh hưởng của Mĩ bị thu hẹp ở nhiều nơi. 

C. Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sau vụ khủng bố ngày 11/09/2001. 

D. Mĩ thay đổi chính sách đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới.

Câu 10 : Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới 

B. Các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm 

C. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế 

D. Sự vươn lên cạnh tranh của các trung tâm kinh tế trong trật tự thế giới mới

Câu 11 : Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

A. Trật tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”. 

B. Trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì. 

C. Thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm. 

D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.

Câu 12 : Tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong thời kì hậu "Chiến tranh lạnh" dựa trên điều kiện khách quan thuận lợi nào?

A. Tình hình thế giới thuận lợi, các nước đổng minh Anh, Pháp ủng hộ Mĩ thiết lập trật tự đơn cực. 

B. Mĩ vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật. 

C. Liên Xô sụp đổ, Mĩ không còn đối thủ lớn. 

D. Hầu hết các nước trong thế giới thứ ba đều ủng hộ Mĩ.

Câu 13 : Từ sau năm 1991 đến năm 2000, Mỹ ra sức thiết lập trật tự thế giới một cực trong hoàn cảnh nào sau đây?

A. Nhiều quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. 

B. Mỹ xây dựng được hệ thống căn cứ quân sự ở tất cả các nước. 

C. Mỹ đã kiểm soát được tất cả các liên minh kinh tế - chính trị - quân sự khu vực. 

D. Mỹ là trung tâm kinh - tế tài chính duy nhất của thế giới.

Câu 14 : Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng xung đột quân sự ở nhiều khu vực khi Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, mâu thuẫn Đông- Tây không còn?

A. Mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ 

B. Hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh 

C. Sự tranh chấp quyền lợi giữa các nước lớn 

D. Chủ nghĩa khủng bố

Câu 15 : Bước sang thế kỉ XXI, sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, đã tạo ra cho Việt Nam thời cơ gì để phát triển kinh tế?

A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. 

B. Học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới. 

C. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lý và chuyển giao công nghệ 

D. Thu hút vốn từ bên ngoài, mở rộng thị trường

Câu 16 : Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mà Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là

A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị với các nước. 

B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp kinh tế. 

C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 

D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp chính trị kết hợp với quân sự.

Câu 17 : Trước những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam cần đề ra chiến lược phát triển đất nước như thế nào?

A. Tập trung ổn định tình hình chính trị. 

B. Tập trung phát triển kinh tế. 

C. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 

D. Mở rộng quan hệ ngoại giao.

Câu 18 : Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh Việt Nam có thuận lợi gì?

A. Có được thị trường lớn để xuất và nhập khẩu hàng hóa. 

B. Nâng cao trình độ, tập trung vốn và lao động. 

C. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật. 

D. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Câu 19 : Một trong những di chứng của chiến tranh lạnh còn tồn tại ở thế kỷ XXI là

A. Cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc. 

B. Sự cạnh tranh về kinh tế giữa các cường quốc. 

C. Sự bùng nổ xung đột do tranh chấp lãnh thổ. 

D. Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 20 : Ý nào sau đây là biểu hiện “di chứng” của cuộc chiến tranh lạnh?

A. Mâu thuẫn giữa Mĩ - Liên Xô tiếp tục phát triển dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại kéo dài. B

. Các cuộc xung đột do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ vẫn diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới. 

C. Nền kinh tế của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh. 

D. Mâu thuẫn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường Mĩ, Liên Xô đứng đầu tiếp tục phát triển.

Câu 21 : Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, các cuộc xung đột quân sự xảy ra ở bán đảo Bancăng và một số nước châu Phi là một trong những

A. Di chứng của cuộc Chiến tranh lạnh. 

B. Biểu hiện mâu thuẫn mới trong trật tự hai cực. 

C. Biểu hiện sự trỗi dậy của các thế lực mới trong trật tự đa cực. 

D. Thành công của Mỹ trong việc thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

Câu 22 : Quan hệ quốc tế chưa bao giờ được mở rộng và đa dạng như nửa sau thế kỷ XX là do

A. Hai cường quốc Xô - Mĩ tuyến bố chấm dứt chiến tranh. 

B. Sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập. 

C. Xu thế liên kết khu vực. 

D. Xu thế toàn cầu hóa.

Câu 23 : Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”?

A. Các nước đang phát triển có môi trường hòa bình để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, tăng cường mối giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao. 

B. Các quốc gia, dân tộc trên thế giới có môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. 

C. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực lực của mỗi quốc gia. 

D. Các nước phát triển có điều kiện để tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như mở rộng thị trường, đầu tư vốn, khoa học - kỹ thuật, tận dụng nguồn nhân công, nguyên liệu giá rẻ từ thế giới thứ 3.

Câu 24 : Chiến tranh lạnh kết thúc đã dẫn tới sự thay đổi lớn nhất trong quan hệ quốc tế là gì?

A. Phong trào đòi tự do, dân chủ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới phát triển mạnh mẽ.

B. Mĩ, Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, ký các Hiệp định về hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.

C. Xung đột, nội chiến, tranh chấp vẫn diễn ra ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.

D. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, trật tự thế giới mới hình thành theo xu hướng “đa cực”.

Câu 25 : Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt đến năm 2000?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới. 

B. Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm. 

C. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế. 

D. Các nước lớn điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp.

Câu 26 : Từ năm 1991 đến năm 2000, các nước lớn điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu vì

A. Hợp tác chính trị - quân sự trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. 

B. Muốn tiến tới giải thể tất cả các tổ chức quân sự trên thế giới. 

C. Cần tập trung vào cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. 

D. Muốn tạo môi trường quốc tế thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế.

Câu 27 : Một đặc điểm lớn của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh là sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng

A. Lấy phát triển quân sự làm trọng điểm. 

B. Đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp. 

C. Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển 

D. Phát triển kinh tế làm trọng điểm.

Câu 28 : Nhận định nào dưới đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?

A. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ đã tác động đến quan hệ giữa các nước. 

B. Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. 

C. Các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác. 

D. Sự tham gia của các nước Á,  Phi, Mĩ La tinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị quốc tế.

Câu 29 : Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thảo hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do

A. Muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.

B. Các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.

C. Tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.

D. Hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.

Câu 30 : Sau Chiến tranh lạnh (1989) nội dung chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc là xây dựng sức mạnh

A. Quốc gia tổng hợp. 

B. Khoa học - công nghệ. 

C. Quân sự - chính trị. 

D. Kinh tế - văn hóa.

Câu 31 : Yếu tố nào không tác động đến sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh (1947 - 1989)?

A. Sự thành bại trong công cuộc cải cách, đổi mới của các nước. 

B. Sự lớn mạnh của các lực lượng cách mạng thế giới. 

C. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. 

D. Sự phát triển thực lực về kinh tế, chính trị, quân sự của các nước lớn.

Câu 32 : Một trong những yêu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh là

A. Sự phát triển của các lực lượng cách mạng hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. 

B. Sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các công ty độc quyền. 

C. Quá trình hình thành các trung tâm kinh tế tài chính Tây Âu và Nhật Bản. 

D. Sự xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của tư bản tài chính.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247