Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Tông hợp câu hỏi nâng cao chương 7 (Có đáp án) !!

Tông hợp câu hỏi nâng cao chương 7 (Có đáp án) !!

Câu 1 : Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương?

A. Nhằm bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc 

B. Tập trung đầu tư vào nông nghiệp và công nghiệp 

C. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản nhà nước 

D. Tạo nên những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội ở Đông Dương

Câu 2 : Vì sao phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập nhưng không thể tạo nên một nền kinh tế tư bản đúng nghĩa ở Việt Nam?

A. Do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không du nhập hoàn toàn 

B. Do giai cấp tư sản Việt Nam không đủ thực lực

C. Do số lượng tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam ít 

D. Do phần lớn dân số Việt Nam vẫn làm nông nghiệp

Câu 3 : Sự xuất hiện những giai cấp mới sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?

A. Làm cho phong trào yêu nước Việt Nam mang màu sắc mới 

B. Đưa giai cấp công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng 

C. Thúc đẩy những mâu thuẫn trong xã hội phát triển 

D. Đưa giai cấp tư sản trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng

Câu 4 : Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác nhau giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây?

A. Thành phần 

B. Nhiệm vụ hàng đầu 

C. Thời gian ra đời 

D. Mối quan hệ với nông dân

Câu 5 : Nội dung nào sau đây là hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929) đối với Việt Nam?

A. Làm cho quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ. 

B. Làm cho cơ cấu kinh tế phát triển cân đối. 

C. Dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân. 

D. Tạo cơ sở xã hội để tiếp thu các tư tưởng mới.

Câu 6 : Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương chủ yếu là của tư bản tư nhân?

A. Do nhà nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng 

B. Do phát hiện được nguồn tài nguyên than đá ở Đông Dương 

C. Do tình hình chính trị Đông Dương ổn định, cơ sở hạ tầng hoàn thiện 

D. Do nhà nước đang tập trung đầu tư ở châu Phi

Câu 7 : Giai cấp tư sản Việt Nam không khác giai cấp tư sản phương Tây ở điểm nào sau đây?

A. Địa vị xã hội 

B. Thế lực kinh tế 

C. Đối tượng bóc lột 

D. Thời gian ra đời

Câu 8 : Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về phong trào yêu nước của tiểu tư sản ở Việt Nam trong giai đoạn 1919- 1926?

A. Cổ vũ các phong trào yêu nước của nhân dân, chuẩn bị điều kiện cho những phong trào sau 

B. Mang tính chất dân chủ công khai 

C. Diễn ra tập trung trong năm 1925-1926, thu hút đông đảo quần chúng tham gia 

D. Diễn ra trên quy mô lớn, ở cả trong và ngoài nước

Câu 9 : Đâu không phải là bước tiến của phong trào công nhân trong giai đoạn 1919 - 1925 so với giai đoạn trước đó?

A. Hình thức bãi công phổ biến hơn 

B. Thời gian diễn ra các cuộc đấu tranh dài hơn 

C. Quy mô đấu tranh lớn hơn 

D. Phong trào công nhân đã chuyển sang giai đoạn đấu tranh tự giác

Câu 10 : Hạn chế lớn nhất của phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn 1919-1925 là gì?

A. Chưa nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân 

B. Hạn chế về tổ chức lãnh đạo và trình độ giác ngộ 

C. Không đủ sức cạnh tranh với tư sản và tiểu tư sản 

D. Vẫn là một bộ phận của phong trào yêu nước

Câu 11 : Theo anh (chị) sự kiện Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III (12-1920) phản ánh điều gì?

A. Sự chuyển biến trong nhận thức về con đường cách mạng vô sản 

B. Sự chuyển biến trong hành động tiếp nối từ sự chuyển biến tháng 7-1920 

C. Con đường cách mạng vô sản là sự lựa chọn tất yếu của Việt Nam 

D. Sự lựa chọn của Việt Nam là phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại

Câu 12 : Cơ sở nào để Nguyễn Ái Quốc quyết định gửi đến hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)?

A. Hội nghị Véc-xai là hội nghị giải quyết vấn đề thuộc địa 

B. Chương trình 14 điểm của tổng thống Mĩ Uyn-sơn 

C. Hội nghị Véc-xai là hội nghị phân chia thành quả giữa các nước thắng trận 

D. Hội nghị Véc-xai khẳng định sẽ giải quyết vấn đề độc lập ở Đông Dương

Câu 13 : Đâu không phải là lý do khiến Nguyễn Tất Thành lựa chọn hướng cứu nước khác biệt so với các bậc tiền bối?

A. Do thấy được hạn chế trong con đường cứu nước của các bậc tiền bối 

B. Do chịu ảnh hưởng của văn minh Pháp 

C. Do quan điểm muốn đánh đuổi kẻ thù phải hiểu rõ kẻ thù đó 

D. Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga

Câu 14 : Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối?

A. Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lý 

B. Khảo sát trên một phạm vi rộng 

C. Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực thế để tiếp cận chân lý 

D. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến

Câu 15 : Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố tác động đến việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản năm 1920?

A. Sự biến động của thời đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX 

B. Yêu cầu tìm kiếm 1 con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam 

C. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam không đủ khả năng lãnh đạo cách mạng 

D. Sự nhạy bén trong nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc

Câu 16 : Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?

A. Gửi đến Hội nghị Véc- xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) 

B. Tham dự Hội nghị quốc tế nông dân (1923) 

C. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921) 

D. Tham dự Đại ội V của Quốc tế cộng sản (1924)

Câu 17 : Nhận định nào là đúng với phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1926 - 1929?

A. Phong trào còn dừng ở trình độ tự phát và phụ thuộc vào phong trào yêu nước. 

B. Phong trào công nhân bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. 

C. Phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác. 

D. Phong trào công nhân chuyển biến mạnh mẽ từ tự phát đến tự giác.

Câu 18 : Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928-1929?

A. Phát triển ngày càng mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất. 

B. Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn. 

C. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. 

D. Có sự liên kết và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.

Câu 19 : Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không có đóng góp nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?

A. Góp phần giải quyết vấn đề đường lối cho cách mạng Việt Nam 

B. Chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời của Đảng cộng sản 

C. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng 

D. Góp phần vào sự thắng thế của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam

Câu 21 : Đâu không phải là lý do khiến cho giai cấp tư sản Việt Nam không thể nắm vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng?

A. Do thực dân Pháp còn mạnh với vũ khí tối tân, hiện đại 

B. Do chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá vào Việt Nam lấn át tư tưởng tư sản 

C. Do con đường cách mạng tư sản không còn sức hấp dẫn như trước 

D. Do những hạn chế về cơ sở kinh tế - xã hội của Việt Nam

Câu 22 : Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng có điểm gì giống nhau?

A. Đều ra đời do sự phát triển của phong trào yêu nước 

B. Đều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác- Lê nin 

C. Đều hướng tới thiết lập chế độ dân chủ đại nghị 

D. Đều là các tổ chức yêu nước theo khuynh hướng tư sản

Câu 23 : Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng sâu sắc hệ tư tưởng của

A. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin 

B. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn 

C. Dân chủ tư sản của đảng Quốc Đại ở Ấn Độ 

D. Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản

Câu 24 : Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có giá trị nào sau đây đối với lịch sử trong những năm 20 của thế kỷ XX?

A. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX. 

B. Là vũ khí tư tưởng của phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản. 

C. Chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. 

D. Làm cho phong trào yêu nước chuyển hẳn sang khuynh hướng vô sản.

Câu 25 : Điểm chung trong khuynh hướng đấu tranh của 3 tổ chức cộng sản ra đời 1930 ở Việt Nam là gì?

A. Mục đích giải phóng giai cấp vô sản 

B. theo khuynh hướng cách mạng vô sản 

C. mục đích giải phóng dân tộc

D. theo khuynh hướng cách mạng

Câu 26 : Đâu không phải là nguyên nhân đưa tới sự thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản năm 1930?

A. Do cùng chung một hệ tư tưởng 

B. Do sự chỉ đạo của quốc tế cộng sản 

C. Do nguyện vọng của quần chúng là thống nhất 

D. Do tài năng, uy tín của Nguyễn Ái Quốc

Câu 27 : Vì sao năm 1929 ở Việt Nam lại có sự đấu tranh giữa hai xu hướng xung quanh vấn đề thành lập Đảng?

A. Do mức độ phát triển khác nhau giữa các vùng của phong trào công nhân, yêu nước 

B. Do sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa khuynh hướng tư sản và vô sản 

C. Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở các vùng khác nhau 

D. Do Bắc Kì chịu ảnh hưởng mạnh của phong trào công nhân Trung Quốc Lời giải:

Câu 28 : Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm lịch sử cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam trong 3 thập niên đầu thế kỉ XX?

A. Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917) 

B. Do chủ nghĩa Mác Lênin không thể phát triển khi không có phong trào yêu nước 

C. Do phong trào yêu nước phát triển cần có tổ chức lãnh đạo phù hợp 

D. Do lực lượng công nhân còn hạn chế, chưa đủ sức lãnh đạo cách mạng

Câu 29 : Nội dung chủ yếu của cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1930 là

A. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất giữa khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản. 

B. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc. 

C. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm. 

D. Quá trình chuẩn bị cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

Câu 30 : Điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam so với cách mạng vô sản ở phương Tây là gì?

A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua 3 bước phát triển, trước hết là giải phóng dân tộc 

B. Tiến hành ngay một cuộc đấu tranh giai cấp để tiến tới xã hội cộng sản 

C. Tiến hành đồng thời đấu tranh dân tộc và giai cấp để tiến tới xã hội cộng sản 

D. Chỉ cần tiến hành cuộc đấu tranh dân tộc để đi tới xã hội cộng sản

Câu 31 : Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về nhiệm vụ cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị (năm 1930)?

A. Bao gồm nhiệm vụ dân tộc, dân chủ 

B. Nhiệm vụ dân tộc được nhấn mạnh hơn 

C. Phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam 

D. Nhiệm vụ dân tộc và dân chủ được đặt ngang nhau

Câu 32 : Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?

A. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất. 

B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên. 

C. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10-1930. 

D. Luận cương chính trị.

Câu 33 : Yếu tố quyết định giúp giai cấp công nhân Việt Nam trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A. Được kế thừa truyền thống yêu nước dân tộc. 

B. Đại diện phương thức sản xuất tiên tiến và có hệ tư tưởng riêng. 

C. Có tinh thần cách mạng triệt để. 

D. Có quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân nên dễ liên minh với nông dân.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247