Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 9 (Có đáp án) !!

Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 9 (Có đáp án) !!

Câu 1 : Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 có sự thay đổi như thế nào so với giai đoạn trước?

 A. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 

B. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài 

C. Giải quyết tàn dư của chế độ cũ để lại 

D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc

Câu 2 : Hội nghị quốc tế nào quy định về việc phân chia khu vực giải giáp quân đội phát xít ở Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Hội nghị Ianta 

B. Hội nghị Pốtxđam 

C. Hội nghị hòa bình Pari 

D. Hội nghị hòa bình Xanphranxicô

Câu 3 : Vì sao các nước đế quốc lại có thể thống nhất với nhau trong vấn đề đàn áp cách mạng Việt Nam sau ngày 2-9-1945?

A. Do lo ngại ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam đến các thuộc địa 

B. Do lo ngại Liên Xô mở rộng ảnh hưởng ở Việt Nam 

C. Do lo ngại Lào và Campuchia sẽ nổi dậy giành độc lập 

D. Do lo ngại Mĩ mở rộng ảnh hưởng ở Việt Nam

Câu 4 : Đâu không phải là lý do khiến Trung Hoa Dân Quốc không phải là kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam sau ngày 2-9-1945?

A. Danh nghĩa của Trung Hoa Dân Quốc ở Việt Nam là quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật 

B. Lợi ích chiến lược của Trung Hoa Dân Quốc không phải ở Việt Nam 

C. Nội chiến Quốc - Cộng ở Trung Quốc sắp bùng nổ 

D. Do Trung Hoa Dân Quốc chỉ muốn hạn chế ảnh hưởng của Mĩ ở Việt Nam

Câu 5 : Tại sao cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử hội đổng nhân dân các cấp lại chỉ được tiến hành ở Bắc Bộ và Trung Bộ?

A. Do nhân dân Nam Bộ không muốn tiến hành bầu cử 

B. Do thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược Nam Bộ 

C. Do thực dân Pháp đã xây dựng ở đây một xứ tự trị riêng 

D. Do Đảng Cộng sản Đông Dương không có cơ sở quần chúng ở Nam Bộ

Câu 6 : Theo anh (chị) cuộc tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 có thể được xem là một cuộc đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt hay không?

A. Không. Vì không có sự đấu tranh quyền lực giữa các đảng phái chính trị 

B. Không. Vì nhân dân Việt Nam đều tự nguyện tham gia tổng tuyển cử 

C. Có. Vì đây là sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các đảng phái để nắm chính quyền 

D. Có. Vì trình độ dân trí của nhân dân thấp; các thế lực thù địch liên tục phá hoại

Câu 7 : Tinh thần nào của công cuộc giải quyết nạn dốt sau cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn được kế thừa và phát huy trong cuộc cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

A. Xây dựng xã hội học tập 

B. Đẩy mạnh đào tạo cán bộ cốt cán 

C. Kết hợp học đi đôi với hành 

D. Tập trung giáo dục theo mô hình phương Đông

Câu 8 : Đâu không phải là điểm sáng tạo của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc giải quyết những khó khăn sau cách mạng tháng Tám?

A. Nhanh chóng tiến hành tổng tuyển cử để tạo cơ sở pháp lý cho chính quyền nhà nước 

B. Giải quyết yêu cầu trước mắt của quần chúng để củng cố niềm tin vào chế độ 

C. Phát động cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong cả nước để bảo vệ độc lập 

D. Phân hóa kẻ thù, tập trung mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính

Câu 9 : Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Chính phủ Việt Nam kí với Pháp bản Tạm ước (14/9/1946) chứng tỏ

A. thiện chí yêu chuộng hòa bình, không muốn chiến tranh của nhân dân ta. 

B. chính phủ ta tiếp tục lùi bước trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. 

C. thực dân Pháp đã đạt thêm một bước trong cuộc chiến tranh xâm lược trở lại nước ta. 

D. chủ trương, sách lược đúng đắn và kịp thời của Đảng và Chính phủ ta.

Câu 10 : Nguyên nhân chính chi phối sự thay đổi sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước và từ ngày 6-3-1946?

A. Do sự thay đổi thái độ của các thế lực ngoại xâm về vấn đề Việt Nam 

B. Do sự phát triển của lực lượng cách mạng Việt Nam 

C. Do thiện chí hòa bình của Việt Nam 

D. Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

Câu 11 : Lý do nào khiến thực dân Pháp chấp nhận hòa hoãn với Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946?

A. Do người Mĩ đang chuẩn bị thương lượng với Việt Nam 

B. Do Pháp muốn đưa quân ra Bắc thuận lợi và cần thời gian để chuẩn bị chiến tranh 

C. Do Pháp muốn tranh thủ thời gian để mua chuộc chính phủ Việt Nam 

D. Do phe chủ hòa chiếm ưu thế trong chính phủ Pháp

Câu 12 : Hiệu quả lớn nhất mà nguyên tắc tránh một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc đem lại cho Việt Nam đến trước ngày 19-12-1946 là gì?

A. Phân hóa, cô lập thành công các thế lực thù địch, tập trung vào chống Pháp 

B. Loại bỏ được tất cả các thế lực ngoại xâm ra khỏi Việt Nam 

C. Nâng cao vị thế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế 

D. Từng bước phá bỏ thế cô lập, buộc các nước phải công nhận nền độc lập

Câu 13 : Trong hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, điều khoản nào chứng tỏ ta đã bước đầu giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập còn non trẻ của dân tộc?

A. Pháp công nhận nền độc lập dân tộc của Việt Nam. 

B. Pháp công nhận địa vị pháp lý của Việt Nam. 

C. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do. 

D. Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong khối liên hiệp Pháp.

Câu 14 : Vì sao thực dân Anh lại giúp thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Do Anh muốn chia sẻ quyền lợi với người Pháp ở Đông Dương 

B. Do Anh muốn mượn tay Pháp để đàn áp cách mạng Việt Nam và hạn chế ảnh hưởng của Mĩ 

C. Do Anh muốn dùng Đông Dương để thương lượng với Pháp về Canada 

D. Do Anh muốn Pháp bị sa lầy ở Việt Nam để Anh vươn lên vị trí số 1 châu Âu

Câu 16 : Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhân nhượng cho thực dân Pháp một số quyền lợi với nguyên tắc cao nhất là

A. Đảng cộng sản được hoạt động công khai. 

B.  Đảm bảo an ninh quốc gia. 

C.  Đảm bảo sự phát triển lực lượng chính trị. 

D. Giữ vững chủ quyền dân tộc.

Câu 17 : Trong những năm 1945 -1946, chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và thực dân Pháp dựa trên nguyên tắc nào?

A. Tuân thủ luật pháp quốc tế. 

B. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương. 

C. Giữ vững độc lập dân tộc. 

D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Câu 18 : Nguyên nhân chủ quan khiến những nỗ lực ngoại giao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 với người Pháp không đạt được hiệu quả là gì?

A. Do thái độ ngoan cố của thực dân Pháp 

B. Do thực lực của Việt Nam chưa đủ mạnh để tạo áp lực trên bàn đàm phán 

C. Do sự chi phối của các nước lớn 

D. Do sự đối lập về tư tưởng chủ chiến và chủ hòa trong chính phủ Việt Nam

Câu 19 : Nguyên nhân chủ yếu làm cuộc đấu tranh ngoại giao thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp chưa thắng lợi là

A. Kẻ thù ngoan cố. 

B. Ta chưa có đủ thực lực. 

C. Bối cảnh quốc tế chưa thuận lợi. 

D. Sự chống phá của các lực lượng thù địch.

Câu 20 : Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Dựng nước đi đôi với giữ nước 

B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm 

C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc 

D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại

Câu 21 : Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Đảng, chính phủ có thể vận dụng nguyên tắc đấu tranh ngoại giao nào từ thực tiễn lịch sử Việt Nam sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946?

A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là giải pháp tối ưu 

B. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc 

C. Nhân nhượng trong mọi tình huống 

D. Ngoại giao chỉ thực sự đạt kết quả khi ta có thực lực

Câu 22 : Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng ta vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?

A. Lợi dụng sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế. 

B. Kiên trì trong đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia. 

C. Sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp. 

D. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

Câu 23 : Phát biểu ý kiến của anh (chị) về ý kiến sau đây: Việt Nam hoàn toàn bị động khi cuộc chiến tranh Việt -  Pháp bùng nổ tháng 12-1946

A. Đúng. Vì thực dân Pháp là người phát động cuộc chiến tranh này 

B. Sai. Vì Việt Nam đã giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ ngay từ đầu 

C. Đúng. Vì thực dân Pháp có ưu thế áp đảo Việt Nam trong giai đoạn đầu 

D. Sai. Vì Việt Nam đã có sự chuẩn bị và chủ động phát động kháng chiến

Câu 24 : Đảng, chính phủ Việt Nam chủ trương phát động một cuộc kháng chiến toàn dân không xuất phát từ lý do nào sau đây?

A. Do kháng chiến toàn dân là cơ sở để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế 

B. Do vận dụng lý luận Mác Lênin và kinh nghiệm đánh giặc của cha ông 

C. Do âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của thực dân Pháp 

D. Do nhu cầu huy động sức mạnh toàn dân tộc vào cuộc kháng chiến

Câu 26 : Đâu không phải là lý do để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn diện?

A. Để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn của thực dân Pháp 

B. Để phát huy tối đa sức mạnh của mỗi người dân trong cuộc kháng chiến 

C. Để tạo điều kiện kháng chiến lâu dài. 

D. Để tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự

Câu 27 : Ngày 19/12/1946, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vì

A. Thực dân Pháp bội ước, tấn công ta ở nhiều nơi. 

B. Thực dân pháp gây ra hàng loạt vụ thảm sát ở Hà Nội. 

C. Xuất phát từ khát vọng độc lập của nhân dân. 

D. Điều kiện đấu tranh hòa bình không còn nữa.

Câu 28 : Nguyên nhân chủ yếu để Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)

A. Do sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp 

B. Để khoét sâu những mâu thuẫn trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp 

C. Để tranh thủ thời gian củng cố, phát triển lực lượng 

D. Để huy động toàn dân tham gia kháng chiến

Câu 31 : Vì sao cuộc toàn quốc kháng chiến chống Pháp lại bùng nổ đầu tiên ở các đô thị?

A. Do quân Pháp đóng ở đô thị, cần khóa chân quân Pháp để cơ quan đầu não rút lui 

B. Do lực lượng phòng vệ của Việt Nam trong các đô thị mạnh 

C. Do đánh đồng bằng là sở trường tác chiến của Việt Nam 

D. Do phía Việt Nam không muốn để mất Hà Nội và các đô thị quan trọng

Câu 32 : Cuộc chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ từ 19-12-1946 do phía Việt Nam phát động có chứng tỏ Việt Nam là kẻ hiếu chiến hay không?

A. Có. Vì trước đó Việt Nam đã kí với Pháp các hiệp ước hòa bình 

B. Không. Vì đây là hành động tự vệ trước sự uy hiếp của thực dân Pháp 

C. Có. Vì phía Việt Nam đã có sự chuẩn bị kĩ cho cuộc chiến trước đó 

D. Không. Vì đây chỉ là hành động đáp trả cho việc Pháp phát động chiến tranh trên cả nước trước đó

Câu 33 : Mục đích cao nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào ngày 19-12-1946 là

A. bảo vệ cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. 

B. tạo điều kiện để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. 

C. bảo vệ độc lập dân tộc. 

D. bảo vệ thủ đô Hà Nội.

Câu 34 : Nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 là gì?

A. Do sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang 

B. Do sự ủng hộ của nhân dân Việt Bắc 

C. Do thực dân Pháp đang phải dàn quân ra chiến trường An-giê-ri 

D. Do Việt Minh may mắn có được kế hoạch tác chiến của Pháp trong tay

Câu 35 : Kết thúc chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947) và Biên giới thu đông (1950), cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam đều

A. có những chuyển biến tích cực về thế và lực. 

B. đẩy quân Pháp lâm vào thế phòng ngự, bị động. 

C. làm cho quân Pháp phải lệ thuộc nhiều vào Mĩ. 

D. chuyển sang giai đoạn tiến công chiến lược.

Câu 36 : Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, quân đội Việt Nam đã sử dụng lối đánh nào?

A. Đánh du kích 

B. Bám thắt lưng địch mà đánh. 

C. Công kiên, đánh điểm, diệt viện 

D. Phục kích, truy kích

Câu 37 : Điểm nổi bật trong chiến thuật thực dân Pháp sử dụng trong cuộc tấn công lên Việt Bắc cuối năm 1947 là gì?

A. Khóa then cửa 

B. Bao vây, triệt đường tiếp tế của Việt Nam 

C. Tạo ra hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc 

D. Tập trung quân ở 1 điểm để quyết chiến

Câu 38 : Đánh tập kích, phục kích ngắn ngày là nghệ thuật quân sự của ta trong chiến dịch

A. Điện Biên Phủ (1954). 

B. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954. 

C. Biên giới thu đông (1950). 

D. Việt Bắc thu đông (1947).

Câu 39 : Mâu thuẫn chủ yếu mà thực dân Pháp vấp phải trên chiến trường trong quá trình tiến hành chiến tranh Việt Nam (1946-1954) là gì

A. Mâu thuẫn giữa tham vọng của người Pháp và sự yếu kém của quân đội bản xứ 

B. Mâu thuẫn giữa phe chủ chiến và chủ hòa trong chính phủ Pháp 

C. Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân đội 

D. Mâu thuẫn giữa phương tiện chiến tranh hiện đại và khả năng ứng dụng thực tế

Câu 40 : Thực dân Pháp cần phải tiến hành “đánh nhanh thắng nhanh” ở Việt Nam không xuất phát từ lí do nào sau đây?

A. Để phát huy tối đa tính cơ động, linh hoạt của quân đội và vũ khí chiến tranh 

B. Để nhanh chóng cơ động lực lượng sang chiến trường châu Phi 

C. Để tránh thiệt hại lớn về người và của 

D. Để tránh sự phản đối của dư luận tiến bộ trong và ngoài nước

Câu 41 : Nhận định nào không đúng về hậu phương trong kháng chiến chống Pháp?

A. Là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất và chiến đấu. 

B. Là lòng dân ở vùng địch chiếm đóng. 

C. Bao gồm cả sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa. 

D. Chỉ bao gồm vùng tự do của ta.

Câu 42 : Vì sao từ năm 1949 Mĩ bắt đầu dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương của thực dân Pháp?

A. Do Mĩ đã chinh phục được Tây Âu và nguy cơ từ cuộc cách mạng ở Trung Quốc 

B. Do Liên Xô công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam 

C. Do sự đề nghị của Pháp 

D. Do sự đề nghị của chính phủ Bảo Đại

Câu 43 : Sự kiện nào là mốc đánh dấu bước ngoặt cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)?

A. Chiến dịch Biên giới năm 1950. 

B. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947. 

C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết. 

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 44 : Điểm mới trong xác định kẻ thù của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1951 - 1953 so với giai đoạn 1946 - 1950 là gì?

A. Chống thực dân Pháp và phong kiến. 

B. Chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. 

C. Chống thực dân Pháp và tay sai. 

D. Chống thực dân Pháp và các đảng phái phản động.

Câu 45 : Việc thiết lập hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và hành lang Đông - Tây phản ánh chiến thuật gì của Pháp - Mĩ trong kế hoạch Rơve?

A. “Khóa then cửa” 

B. Tạo hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc 

C. Dùng người Việt đánh người Việt

 D. Tập trung để tiến công chiến lược

Câu 46 : Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 không xuất phát từ lý do nào sau đây?

A. Để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi 

B. Để làm thất bại âm mưu của Pháp - Mĩ 

C. Để đưa cuộc kháng chiến phát triển sang một giai đoạn mới 

D. Để làm phá sản âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp

Câu 47 : Bối cảnh lịch sử diễn ra chiến dịch Việt Bắc - thu đông 1947 có gì khác với chiến dịch Biên giới - thu đông 1950?

A. Các nước xã hội chủ nghĩa chưa công nhận Việt Nam 

B. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh 

C. Xu thế của thế giới là hòa hoãn, thương lượng 

D. Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới

Câu 48 : Nghệ thuật đánh điểm của quân đội Việt Nam được thể hiện như thế nào trong chiến dịch biên giới thu đông 1950?

A. Chọn Đông Khê là nơi quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp B

B. Chọn Thất Khê là nơi án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp 

C. Chọn Cao Bằng là nơi ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ 

D. Chọn Đông Khê là nơi có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp

Câu 49 : Lối đánh nào sau đây không được quân đội Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?

A. Đánh điểm 

B. Truy kích 

C. Diệt viện 

D. Đánh du kích, mai phục dài ngày

Câu 50 : Chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) được quân dân ta áp dụng theo cách "đánh điểm diệt viện"?

A. Đông - Xuân 1953 - 1954. 

B. Điện Biên Phủ năm 1954. 

C. Biên giới thu - đông (1950). 

D. Việt Bắc thu - đông (1947).

Câu 51 : Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa chiến dịch Biên giới thu đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?

A. loại hình chiến dịch 

B. địa hình tác chiến 

C. đối tượng tác chiến 

D. lực lượng của tham chiến

Câu 52 : Điểm khác của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về

A. Địa hình tác chiến. 

B. Loại hình chiến dịch. 

C. Đối tượng tác chiến 

D. Lực lượng chủ yếu

Câu 53 : Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là có sự kết hợp giữa

A. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động 

B. chiến trường chính và vùng sau lưng địch 

C. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân 

D.  bao vây, đánh lấn và đánh công kiên

Câu 54 : Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu lần II của Đảng năm 1951?

A. Do tình hình có sự chuyển biến đòi hỏi Đảng phải điều chỉnh, bổ sung đường lối 

B. Do yêu cầu kiện toàn tổ chức Đảng 

C. Do yêu cầu cần thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng 

D. Do yêu cầu cần đưa Đảng ra hoạt động công khai để tăng cường sự lãnh đạo

Câu 55 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần II lại cần phải quyết triệt để vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương không xuất phát từ lý do nào sau đây?

A. Do sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng ở Lào, Campuchia 

B. Do nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là tách Đảng 

C. Do yêu cầu làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết 3 nước Đông Dương 

D. Do yêu cầu thực hiện quyền dân tộc tự quyết của mỗi nước

Câu 56 : Những thắng lợi của Việt Nam trong những năm 1950-1953 phản ánh tính đúng đắn của đường lối gì?

A. Độc lập dân tộc - chủ nghĩa xã hội 

B. Đánh lâu dài 

C. Kháng chiến - kiến quốc 

D. Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

Câu 57 : Điểm bất lợi của thực dân Pháp khi đề ra và thực hiện kế hoạch Đờ lát đờ Tátxinhi so với kế hoạch Rơve là gì?

A. Viện trợ của Mĩ bị cắt giảm 

B. Mất quyền chủ động trên chiến trường 

C. Lực lượng quân Âu - Phi đang bận tác chiến ở An-giê-ri 

D. Vùng đồng bằng Bắc Bộ đã bị Việt Minh chiếm giữ

Câu 58 : Điểm mới trong kế hoạch Đờ lát đơ Tatxinhi (1950) so với kế hoạch Rơve (1949) của thực dân Pháp là gì?

A. Tập trung bao vây căn cứ địa Việt Bắc. 

B. Tập trung kiểm soát trung du và đồng bằng 

C. Tấn công Việt Bắc với quy mô lớn. 

D. Kiểm soát biên giới Việt - Trung.

Câu 59 : Nội dung nào sau đây không phải điểm tương đồng giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi với kế hoạch Rơve?

A. Người đề xướng 

B. Mục tiêu chiến lược 

C. Quy mô cuộc chiến 

D. Kết quả

Câu 60 : Điểm mấu chốt quyết định sự tồn vong của kế hoạch Nava do Pháp - Mĩ đề ra tại thời điểm tháng 7-1953 là gì?

A. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ 

B. 44 tiểu đoàn cơ động tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 

C. Thắng lợi của quân Pháp ở Trung Bộ và Nam Đông Dương 

D. Lực lượng ngụy quân ở Việt Nam

Câu 61 : Phát biểu ý kiến của anh (chị) về nhận định: kế hoạch Nava vừa ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại?

A. Đúng. Vì nó tạo ra mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng 

B. Sai. Vì được trang bị đầy đủ thiết bị quân sự hiện đại 

C. Sai. Vì lực lượng quân đội huy động cho kế hoạch lớn và tinh nhuệ 

D. Đúng. Vì thời gian để chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng)

Câu 62 : Bản chất của kế hoạch Nava của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương là

A. một kế hoạch tập trung binh lực. 

B. một kế hoạch phân tán binh lực. 

C. kế hoạch thực dân kiểu cũ. 

D. kế hoạch chiếm đất giữ dân.

Câu 63 : Kế hoạch Nava khi vừa mới ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại vì

A. Không đủ quân để tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ động 

B.  Phong trào chiến tranh du kích tại Việt Nam đang phát triển 

C. Bị mất quyền chủ động chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương 

D. Ra đời trong khó khăn bị động, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán sâu sắc

Câu 64 : Điểm giống nhau giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ là

A. Xây dựng hệ thống phòng tuyến công sự bao quanh đồng bằng Bắc Bộ 

B. Tập trung xây dựng một lực lượng cơ động mạnh 

C. Tiến hành chiến tranh tổng lực để bình định vùng tạm chiếm 

D. Chuyển hướng tiến công chiến lược vào phía Nam

Câu 65 : Các kế hoạch Rơve, Đờlát đơ Tátxinhi và Nava của thực dân Pháp thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương có điểm chung nào dưới đây?

A. Giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự. 

B. Mong muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh xâm lược 

C. Buộc Việt Nam phải đàm phán theo chiều hướng có lợi cho Pháp. 

D. Giành lại thế chủ động đã mất trên chiến trường Bắc Bộ.

Câu 66 : Mục đích chung giữa ba kế hoạch quân sự của Pháp: Đờ Lát đơ Tátxinhi, Rơve, Nava là

A. kết thúc chiến tranh trong danh dự. 

B. buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp. 

C. giành thế chủ động trên chiến trường. 

D. giành thắng lợi quyết định, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Câu 67 : Việc Mĩ giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954) có nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ hay không? Vì sao?

A. Không. Vì đây chỉ là sự giúp đỡ đồng minh đơn 

B. Có. Vì Mĩ đã đưa quân viễn chinh vào giúp Pháp xâm lược Đông Dương 

C. Không. Vì Việt Nam không phải là điểm trọng tâm trong chiến lược toàn cầu 

D. Có. Vì đàn áp cách mạng Việt Nam nằm trong mục tiêu của chiến lược toàn cầu

Câu 68 : Việc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương (1951-1953) đã thể hiện âm mưu chủ yếu gì đối với khu vực Đông Nam Á?

A. Thúc đẩy tự do dân chủ ở Đông Nam Á 

B. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại ba nước Đông Dương. 

C. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại Đông Nam Á. 

D. Ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản.

Câu 69 : Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về hướng tiến công chiến lược của quân đội Việt Nam trong đông-xuân 1953-1954?

A. Đánh vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu 

B. Mục đích là để phá khối cơ động chiến lược của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ 

C. Khoét sâu mâu thuẫn giữa tập trung - phân tán của Pháp, làm kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản 

D. Buộc Nava phải tiếp tục điều quân từ Âu- Phi về tăng cường cho đồng bằng Bắc Bộ

Câu 70 : Trong đông - xuân 1953-1954, Bộ chính trị xác định phương châm chiến lược của các cuộc tấn công quân sự là gì?

A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”. 

B. “Đánh chắc, thắng chắc”. 

C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”. 

D. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.

Câu 71 : Điểm khác biệt trong việc chỉ đạo mở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 so với phương hướng chiến lược mà Đảng ta đề ra trong Đông Xuân 1953 - 1954 là gì?

A. Tấn công vào hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. 

B. Tấn công vào hướng quan trọng về chiến lược mà địch mạnh. 

C. Tấn công vào hướng không quan trọng về chiến lược mà địch tương đối mạnh. 

D. Tấn công vào hướng không quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

Câu 72 : Nghệ thuật quân sự tiêu biểu của quân đội Việt Nam sử dụng trong cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là gì?

A. Tạo thế gọng kìm để tiêu diệt địch 

B. Đánh điểm, diệt viện 

C. Đánh vận động và công kiên 

D. Điều địch để đánh địch

Câu 73 : Trong cuộc Tiến công chiến lược đông xuân 1953 - 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava?

A. Lừa địch để đánh địch. 

B. Đánh điểm, diệt viện. 

C. Đánh vận động và công kiên. 

D. Điều địch để đánh địch.

Câu 74 : Điểm khác biệt cơ bản về hướng tiến công của quân đội Việt Nam trong xuân hè 1954 so với Đông xuân 1953-1954 là gì?

A. Tiếp tục tấn công vào nơi có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu 

B. Chuyển hướng tấn công vào nơi địch mạnh nhất 

C. Chuyển hướng tấn công vào nơi địch yếu nhất 

D. Chuyển hướng tấn công vào hậu phương của địch

Câu 75 : Điểm khác biệt căn bản của cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 so với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là gì?

A. Đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. 

B. Thực hiện phương châm đánh chắc tiến chắc để tiêu diệt sinh lực địch. 

C. Đánh vào hướng chiến lược quan trọng mà lực lượng địch rất mạnh. 

D. Thực hiện tiến công hợp đồng binh chủng quy mô lớn, dài ngày.

Câu 76 : Việc Nava chọn Điện Biện Phủ trở thành nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược với Việt Nam không xuất phát từ lý do nào sau đây?

A. Do vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ 

B. Do ưu thế về hỏa lực của quân Pháp 

C. Do yêu cầu phải chặn nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc cho Việt Nam 

D. Do Điện Biên Phủ nằm cách xa hậu phương của Việt Minh

Câu 77 : Nhận định nào sau đây là sai khi nói về việc ta chọn Điện Bên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp?

A. Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ. 

B. Ta cho rằng Điện Biên Phủ nằm trong kế hoạch dự định trước của Nava. 

C. Điện Biên Phủ có tầm quan trọng đối với miền Bắc Đông Dương. 

D. Quân ta có đủ điều kiện đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ.

Câu 78 : Đâu không phải là căn cứ để đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?

A. Do bộ đội chủ lực Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đánh công kiên 

B. Do quân đội Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong đánh hợp đồng binh chủng 

C. Do ưu thế về quân số và vũ khí của thực dân Pháp 

D. Do hậu phương khó có thể huy động được sự chi viện lớn trong thời gian ngắn

Câu 79 : Phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là

A. đánh chắc, tiến chắc. 

B. đánh nhanh, thắng nhanh. 

C. đánh điểm diệt viện. 

D. đánh du kích ngắn ngày.

Câu 80 : Các chiến dịch quân sự của quân đội Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) đều nằm mục tiêu nào sau đây

A. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc 

B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch 

C. Giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ 

D. Phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của Pháp

Câu 81 : Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa

A. bao vây, đánh lấn và đánh công kiên. 

B. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động. 

C. chiến trường chính và vùng sau lưng địch. 

D. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.

Câu 82 : Điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của quân dân ta là

A. mở rộng căn cứ địa Việt Bắc đưa kháng chiến đi lên. 

B. tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực quân Pháp. 

C. phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của Pháp 

D. mở rộng và giải phóng vùng Tây Bắc Việt Nam.

Câu 83 : Nội dung nào sau là điểm khác biệt cơ bản giữa hiệp định sơ bộ (6-3-1946) với hiệp định Giơ ne vơ về Đông Dương (1954)?

A. Tính chất hiệp định 

B. Vấn đề rút quân 

C. Vấn đề ngừng bắn 

D. Vấn đề thừa nhận tính thống nhất của Việt Nam

Câu 84 : Điều kiện tiên quyết của Việt Nam khi chấp nhận kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là gì?

A. Phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù 

B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước 

C. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng 

D. Không vi phạm chủ quyền quốc gia

Câu 85 : Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định: hiệp định Giơ-ne-vơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17

A. Đúng. Vì theo nội dung hiệp định sẽ thành lập ở 2 miền Việt Nam 2 nhà nước riêng 

B. Sai. Vì hiệp định công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ, còn việc bị phân chia là do sự chống phá của kẻ thù 

C. Đúng. Vì Việt Nam đồng ý xây dựng theo mẫu hình của Đức và bán đảo Triều Tiên 

D. Sai. Vì phân chia hay không phụ thuộc vào cuộc tổng tuyển cử của nhân dân Việt Nam

Câu 86 : Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)?

A. Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. 

B. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. 

C. Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7 - 1956. 

D. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam - Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Câu 87 : Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã

A. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. 

B. làm cho cả ba nước ở Đông Dương tạm thời bị chia cắt thành hai miền. 

C. công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Campuchia. 

D. mở đầu quá trình can thiệp của đế quốc Mĩ vào chiến tranh Đông Dương.

Câu 88 : Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam có tác động như thế nào đến chủ nghĩa thực dân trên thế giới?

A. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới 

B. Đánh dấu bước chuyển từ thực dân kiểu cũ sang kiểu mới trên thế giới 

C. Mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới 

D. Mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới

Câu 90 : Nguyên nhân chủ yếu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là gì?

A. Do sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo 

B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất 

C. Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang sớm xây dựng và không ngừng lớn mạnh 

D. Có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt

Câu 91 : Nguyên nhân có tính quyết định nhất đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) là gì?

A. Tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. 

B. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. 

C. Sự ủng hộ giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân. 

D. Toàn quân, toàn dân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu.

Câu 92 : Nguyên nhân cơ bản khiến cho hiệp định Giơ-ne-vơ không thể đem lại được thắng lợi trọn vẹn cho dân tộc Việt Nam là gì?

A. Thắng lợi của Điện Biên Phủ không đủ lớn để tạo sức ép trên bàn đàm phán 

B. Hội nghị Giơ-ne-vơ là hội nghị quốc tế của các nước lớn bàn về vấn đề Đông Dương 

C. Phong trào phản đối chiến tranh trên thế giới chưa thật sự quyết liệt 

D. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới chưa dâng cao để hỗ trợ cho Việt Nam

Câu 93 : Đâu không phải là điểm sơ hở trong hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương để các thế lực thù địch có thể lợi dụng phá hoại hiệp định?

A. Thời gian để quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam quá dài 

B. Vấn đề thống nhất của Việt Nam phải phụ thuộc vào bên ngoài 

C. Vùng tập kết chuyển quân quá rộng, không có sự ràng buộc, kiểm soát 

D. Chấp nhận quyền dân tộc cơ bản chỉ được thừa nhận ở nửa đất nước

Câu 94 : Từ thực tiễn hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954, theo anh (chị) bài học quan trọng nhất có thể rút ra cho các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam sau này là gì?

A. Vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định 

B. Không để thời gian thực thi hiệp đinh quá dài 

C. Không được tạo ra những vùng chia cắt riêng biệt trên lãnh thổ 

D. Phải có sự ràng buộc về trách nhiệm thi hành các hiệp định

Câu 95 : Ý nào không phản ánh đúng bài học kinh nghiệm của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mà vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?

A. Gắn lí luận với thực tiễn, nắm vững quan điểm thực tiễn, luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn. 

B. “Vừa đánh, vừa đàm”. 

C. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. 

D. Không chủ quan, duy ý chí, không bảo thủ, giáo điều, do dự, ngập ngừng.

Câu 96 : Căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) không phải là

A. nơi đứng chân của lực lượng vũ trang. 

B. một loại hình hậu phương kháng chiến. 

C. trận địa tiến công quân xâm lược. 

D. nơi đối phương bất khả xâm phạm.

Câu 97 : Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đều là nơi

A. đứng chân của lực lượng vũ trang ba thứ quân. 

B. có thể bị đối phương bao vây và tấn công. 

C. tiếp nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa. 

D. cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.

Câu 98 : Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thắng lợi nào của quân đội Việt Nam đã bước đầu làm phá sản kế hoạnh Nava?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. 

B. Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954. 

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. 

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 99 : Kết quả lớn nhất của ta trong cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 là

A. Làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp. 

B. Làm thất bại âm mưu bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng, giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ của Pháp. 

C. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va, buộc quân chủ lực của địch bị phân tán, giam chân ở những vùng rừng núi. 

D. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247