Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Phong trào "Đồng khởi" (1959- 1960) (Có đáp án) !!

Phong trào "Đồng khởi" (1959- 1960) (Có đáp án) !!

Câu 2 : Phong trào nào đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công?

A. Phong trào hòa bình (1954) 

B. Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) 

C. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân (1968) 

D. Tiến công chiến lược (1972)

Câu 4 : Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp là 3 xã thuộc huyện nào của tỉnh Bến Tre?

A. Mỏ Cày 

B. Châu Thành 

C. Giồng Trôm 

D. Ba Tri

Câu 5 : Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?

A. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ 

B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm 

C. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công 

D. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mĩ

Câu 6 : Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?

A. Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển 

B. Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm 

C. Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh 

D. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ

Câu 7 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là

A. Lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-1959 

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm 

C. Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959 

D. Hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm

Câu 8 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bùng nổ phong trào “Đồng khởi” 1959 -1960 là

A. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”. 

B. Thông qua nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam. 

C. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng. 

D. Mỹ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành Luật 10-59  lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.

Câu 9 : Đâu là lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam sau phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?

A. Đảng Lao động Việt Nam 

B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam 

C. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam 

D. Trung ương cục miền Nam

Câu 10 : Đâu không phải là đặc điểm của phong trào Đồng khởi (1959-1960)?

A. Nổ ra ở vùng nông thôn miền Nam 

B. Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng 

C. Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng 

D. Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam

Câu 11 : Đâu là nhận xét đúng và đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959)?

A. Chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên cách mạng Việt Nam 

B. Thể hiện sự độc lập, tự chủ, quyết đoán của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng 

C. Ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam 

D. Ra đời muộn nhưng đáp ứng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam.

Câu 12 : Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay”. Hai câu thơ này là hỉnh ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách gì

A. Tố cộng, diệt cộng 

B. Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt 

C. Dồn dân, lập ấp chiến lược 

D. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

Câu 13 : Từ thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm gì?

A. Kết hợp giữa đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị. 

B. Sử dụng bạo lực cách mạng với đấu tranh ngoại giao. 

C. Phải kết hợp giữa đấu tranh chính trị với ngoại giao. 

D. Đảng phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp.

Câu 14 : Điểm giống nhau cơ bản nhất trong kết quả của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) là đều

A. Hình thành liên minh công - nông. 

B. Dẫn đến sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất 

C. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo. 

D. Giải tán chính quyền địch ở một số địa phương.

Câu 15 : Cách mạng tháng Tám 1945 và phong trào Đồng khởi 1960 ở Việt Nam đều

A. Diễn ra khi những điều kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi. 

B. Có hình thái tổng khởi nghĩa. 

C. Có sự kết hợp giữa tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân. 

D. Có hình thái khởi nghĩa từng phần.

Câu 16 : Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” đối với cách mạng miền Nam là

A. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ. 

B. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 

C. làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. 

D. dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Câu 17 : Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là gì?

A. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở thôn xã ở Nam Bộ và Trung Bộ. 

B. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ hình thành. 

C. Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960). 

D. lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển.

Câu 18 : Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhất về tác động của phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960) đối với Mĩ và chính quyền sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?

A. Làm phá sản kế hoạch bình định miền Nam của chính quyền Mĩ - Diệm. 

B. Phá vỡ một nửa hệ thống chính quyền địch ở các cấp thôn xã trên toàn miền Nam. 

C. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. 

D. Làm thất bại chiến lược thực dân mới của Mĩ và sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Câu 19 : Với thắng lợi của phong trào “Đồng khởi”, quân và dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?

A. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” 

B. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương” 

C. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” 

D. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh"

Câu 20 : Phong trào “Đồng Khởi” ở miền Nam đã góp phần đánh bại loại hình chiến tranh của Mĩ:

A. Chiến tranh cục bộ. 

B. Chiến tranh đơn phương. 

C. Chiến tranh đặc biệt. 

D. Việt Nam hoá chiến tranh.

Câu 21 : Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. 

B. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. 

C. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị hòa bình. 

D. Sử dụng con đường đấu tranh ngoại giao giành chính quyền.

Câu 22 : Bước ngoặt của cách mạng miền Nam sau phong trào “Đồng khởi” năm 1960 là

A. chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 

B. chuyển sang tổng tiến công trên khắp miền Nam. 

C. chuyển từ phòng ngự sang phản công chiến lược. 

D. chuyển từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247