Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 10 (Có đáp án) !!

Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 10 (Có đáp án) !!

Câu 1 : Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là gì?

A. Một Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc 

B. Đảng lãnh đạo cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội 

C. Đảng lãnh đạo nhân dân hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước 

D. Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau

Câu 2 : Nội dung nào sau đây thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong đường lối kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)?

A. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xă hội chủ nghĩa ở miền Bắc. 

B. Miền Bắc vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước vừa làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. 

C. Miền Nam vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước vừa làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. 

D. Cả hai miền thực hiện cùng một lúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 3 : Cách thức cai trị của người Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) có điểm gì khác so với người Pháp trước đây?

A. Người Mĩ trực tiếp cai trị 

B. Cai trị gián tiếp thông qua chính quyền tay sai bản xứ 

C. Đứng đầu đất nước là người Mĩ, các cấp phía dưới là người Việt Nam 

D. Đứng đầu đất nước là các tướng lĩnh cấp cao của cả Mĩ và Việt Nam

Câu 4 : Trong thời kì 1954 -1975, sự kiện nào dưới đây làm thất bại âm mưu “lấp sông Bến Hải, tấn công miền Bắc” của Mĩ - Diệm?

A. Chiến thắng Vạn Tường 

B. Chiến thắng Bình Giã. 

C. Chiến thắng Ấp Bắc. 

D. Phong trào Đồng Khởi.

Câu 5 : Đâu không phải là lý do để người Mĩ lựa chọn Ngô Đình Diệm trở thành quân bài chính ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954?

A. Tinh thần chống cộng quyết liệt 

B. Có xuất thân công giáo 

C. Không có xu hướng thân Pháp trước đây 

D. Không có mối liên hệ với triều đình Huế trước đây

Câu 6 : Đâu không phải điểm bất lợi khi Việt Nam quyết tâm kiên trì con đường bạo lực cách mạng để thống nhất đất nước sau năm 1954?

A. Kẻ thù của Việt Nam là đế quốc hùng mạnh nhất thế giới 

B. Liên Xô, Trung Quốc không ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mĩ 

C. Cục diện 2 cực, 2 phe chi phối chiến tranh Việt Nam 

D. Phong trào cách mạng thế giới đang rơi vào tình trạng thoái trào

Câu 7 : Tại sao chế độ phong kiến đã bị lật đổ nhưng vẫn cần phải tiến hành cải cách ruộng đất ở Việt Nam?

A. Do quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại 

B. Do giai cấp địa chủ trở thành tay sai chống đối cách mạng 

C. Do ruộng đất là yêu cầu số 1 của nông dân thời thuộc địa 

D. Do nhu cầu quốc hữu hóa ruộng đất để sản xuất tập thể

Câu 8 : Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) có tác động như thế nào đến tiến trình cách mạng Việt Nam?

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Bắc 

B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Bắc 

C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới ở miền Bắc 

D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc

Câu 9 : Qua quá trình tổ chức và lãnh đạo cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957), bài học kinh nghiệm quan trọng nhất để là cho Đảng là gì?

A. Phải vận dụng bài học kinh nghiệm cải cách ruộng đất từ Trung Quốc 

B. Phải huy động toàn dân tham gia vào cải cách 

C. Phải bám sát thực tế, dũng cảm thừa nhận sai lầm và kiên quyết sửa chữa 

D. Phải nâng cao trình độ cán bộ, Đảng viên

Câu 10 : Nhận xét nào sau đây đánh giá không đúng về nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng (1-1959)?

A. Ra đời muộn so với thực tế nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam 

B. Chỉ ra một cách toàn diện con đường phát triển của cách mạng miền Nam 

C. Kiên định con đường đấu tranh chính trị, hòa bình là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang 

D. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi

Câu 11 : Nguyên nhân chính khiến cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam gặp phải những hạn chế là gì?

A. Không vận dụng cách thức cải cách của Trung Quốc vào Việt Nam 

B. Sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không bám sát thực tế 

C. Do sự chống phá của các thế lực thù địch 

D. Do trình độ của những người tham gia đấu tố còn hạn chế

Câu 12 : Nhận xét nào sau đây đánh giá không đúng về phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?

A. Chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công 

B. Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng ở vùng nông thôn miền Nam 

C. Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng 

D. Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam

Câu 13 : Điểm giống nhau cơ bản giữa Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám (1945) là gì?

A. Đều tham gia lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành chính quyền 

B. Đều làm chức năng chính quyền bên cạnh chức năng đoàn kết, tập hợp lực lượng 

C. Đều được tách ra từ khối đoàn kết từ một mặt trận chung của 3 nước Đông Dương 

D. Đều gắn kết cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh chống phát xít trên thế giới

Câu 14 : Nhận định nào không đúng khi đề cập giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1964)?

A. Các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Liên Xô ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh vũ trang của ta để thống nhất đất nước. 

B. Mĩ tiến hành các chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới. 

C. Hậu phương miền Bắc đẩy mạnh chi viện cho tiền tuyến miền Nam. 

D. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thể tiến công.

Câu 15 : Vì sao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?

A. Do cách mạng miền Bắc là nền tảng cho sự phát triển của cách mạng cả nước 

B. Do cách mạng miền Bắc là chỗ dựa quyết định để miền Nam đánh thắng Mĩ 

C. Do đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu quan trọng nhất của Việt Nam giai đoạn 1954-1975 

D. Do cách mạng miền Bắc sẽ giúp miền Nam xây dựng thành công CNXH trong giai đoạn 1954-1975

Câu 16 : Vì sao tháng 9-1960, Đảng Lao động Việt Nam quyết định triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III?

A. Do tác động của xu thế hòa hoãn trên thế giới 

B. Do Mĩ mở rộng chiến tranh ra toàn Việt Nam 

C. Do cách mạng 2 miền có bước phát triển mới 

D. Do Trung Quốc và Liên Xô đồng ý ủng hộ Việt Nam chống Mĩ

Câu 17 : Việc triển khai lập ấp chiến lược phản ánh thực trạng gì trong cuộc chiến tranh của người Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

A. Chính quyền Sài Gòn thiếu hụt lực lượng phát triển quân đội 

B. Lực lượng cộng sản chiếm ưu thế trong nắm dân 

C. Chính quyền Sài Gòn thiếu hụt ngân sách cần nắm dân để thu thuế 

D. Lực lượng cộng sản vẫn kiểm soát được các đô thị ở miền Nam

Câu 18 : Thất bại của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu?

A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ 

B. Làm thất bại một loại hình chiến tranh thí điểm trong chiến lược toàn cầu 

C. Mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn cầu 

D. Làm phá sản chiến lược toàn cầu

Câu 19 : Nguyên nhân nào đã khiến Mĩ cần phải đẩy nhanh việc đảo chính Ngô Đình Diệm năm 1963?

A. Do sự phát triển của phong trào đấu tranh chính trị phản đối chính quyền họ Ngô 

B. Do Ngô Đình Diệm không còn nghe theo sự chỉ huy của Mĩ 

C. Do mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn 

D. Do áp lực từ dư luận quốc tế

Câu 20 : Vì sao Mĩ không sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) giống như thực dân Pháp trước đây?

A. Do sự khác biệt về tính chất chiến tranh 

B. Do sự khác biệt phương thức tác chiến 

C. Do rút kinh nghiệm từ sự thất bại của người Pháp 

D. Do quân viễn chinh Mĩ đang phải tập trung ở chiến trường Trung Đông

Câu 21 : Khi tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mĩ không phải đối mặt với những vấn đề nào sau đây?

A. Sự yếu kém của quân đội Sài Gòn 

B. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới sẽ bị lộ mặt 

C. Tiến hành chiến tranh trong thế bị động 

D. Lực lượng quân viễn chinh Mĩ đang bị dàn mỏng trên thế giới

Câu 22 : Âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được thể hiện trong chiến thuật

A. “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. 

B. “Tìm diệt” và “Bình định” vào “Vùng đất thánh Việt cộng”. 

C. dồn dân lập ấp chiến lược”. 

D. “tìm diệt” và “chiếm đóng”.

Câu 23 : Vì sao chiến tranh cục bộ lại được coi là mốc đánh dấu bước leo thang chiến tranh mới của Mĩ ở Việt Nam so với chiến tranh đặc biệt?

A. Do Mĩ sử dụng cả quân viễn chinh Mĩ, đồng minh và mở rộng quy mô chiến tranh 

B. Do tính chất chiến tranh đã chuyển từ thực dân kiểu mới sang kiểu cũ 

C. Do Mĩ sử dụng cả thủ đoạn ngoại giao để tạo bước đệm cho chiến tranh 

D. Do Mĩ đã thay thế toàn bộ quân đội Sài Gòn bằng quân viễn chinh Mĩ

Câu 24 : Tại sao chiến tranh cục bộ vẫn được coi là hình thức xâm lược thực dân kiểu mới khi Mĩ đưa quân viễn chinh tham chiến chính ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)?

A. Do quân Mĩ vào miền Nam là để giúp đồng minh 

B. Do lực lượng quân đội nòng cốt vẫn là Việt Nam Cộng hòa 

C. Do quân Mĩ không ở lại miền Nam lâu dài 

D. Do mục tiêu chính là để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa

Câu 25 : Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh “Chiến tranh đặc biệt" là gì?

A. Dưới sự chỉ huy của một hệ thống có vấn quân sự Mĩ. 

B. Có lực lượng quân Mỹ trực tiếp chiến đấu. 

C. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ. 

D. Biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới.

Câu 26 : Điểm tương đồng giữa chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) và chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân miền Nam là gì?

A. Đều làm phá vỡ kế hoạch dồn dân lập ấp chiến lược của chính quyền Sài Gòn 

B. Đều làm phá sản các chiến lược chiến tranh của Mĩ 

C. Đều diễn ra ở trong các đô thị 

D. Đều chứng tỏ khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh của Mĩ của nhân dân miền Nam

Câu 27 : Ý nghĩa giống nhau cơ bản của chiến thắng Ấp Bắc và chiến thắng Vạn Tường là

A. Đều chứng minh khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh mới của Mỹ. 

B. Hai chiến thắng trên đều chống một loại hình chiến tranh của Mỹ. 

C. Đều chứng tỏ tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mĩ cứu nước. 

D. Đều thể hiện sức mạnh vũ khí của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ cho cách mạng Việt Nam.

Câu 28 : Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị trong chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) có điểm gì mới so với chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965)

A. Mục tiêu đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước 

B. Sự tham gia đông đảo của tín đồ Phật tử và đội quân “tóc dài”. 

C. Yêu cầu chính quyền Sài Gòn phải mở rộng các quyền tự do dân chủ 

D. Yêu cầu phải tiến hành bầu cử lại chính phủ mới

Câu 29 : Nguyên nhân chủ yếu khiến chính phủ Mĩ chấp nhận xuống thang chiến tranh, ngồi đàn phán về vấn đề Việt Nam năm 1968 là gì?

A. Do nội bộ nước Mĩ rối loạn, phong trào phản chiến dâng cao 

B. Do Mĩ cần phải tập trung lực lượng để lật đổ Đông Âu 

C. Do ngân sách Mĩ không đủ khả năng chi phí cho chiến tranh 

D. Do quân đội Sài Gòn đã đủ khả năng tự đứng vững trên chiến trường

Câu 30 : Sự khác biệt cơ bản về hình thức tác chiến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 với các chiến dịch quân sự trước đó của quân Giải phóng là gì?

A. Diễn ra đồng loạt trên các đô thị miền Nam 

B. Tranh thủ thời cơ thuận lợi để quần chúng nổi dậy giành thắng lợi quyết định 

C. Kết hợp giữa tiến công quân sự của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng 

D. Lực lượng vũ trang lần đầu tác chiến độc lập theo kiểu chiến tranh quy ước

Câu 31 : Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” đều diễn ra trong hoàn cảnh

A. Mĩ - Ngụy giành ưu thế ở chiến trường. 

B. Mĩ - Ngụy gặp thất bại. 

C. Hoàn thành nhiệm vụ bình định miền Nam. 

D. Đánh phá miền Bắc.

Câu 32 : Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1965-1968?

A. Là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam 

B. Là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ 

C. Là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới 

D. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia

Câu 33 : Nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1965 - 1968 có điểm gì khác so với giai đoạn 1961 - 1965?

A. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH. 

B. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần hai. 

C. Vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. 

D. Chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ.

Câu 34 : Những thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đơn phương" và chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam là

A. Chiến thắng Vạn Tường (8 - 1965) và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. 

B. Phong trào Ấp Bắc (1 - 1963) và chiến thắng Vạn Tường (8 - 1965). 

C. Chiến thắng hai mùa khô (1965 - 1966, 1966 - 1967) và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. 

D. Phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960) và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 35 : Sự kiện nào đánh dấu mối quan hệ Trung - Mĩ ấm lên trong thời kì chiến tranh lạnh nhưng lại có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam?

A. Hội nghị thượng định Xô - Mĩ diễn ra ở Trung Quốc năm 1972 

B. Thủ tướng Chu Ân Lai sang thăm Mĩ năm 1972 

C. Tổng thống Mĩ Ních-xơn sang thăm Trung Quốc năm 1972 

D. Mĩ và Trung Quốc kí thông cáo Thượng Hải năm 1971

Câu 36 : Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc tiến công chiến lược năm 1972?

A. Là đợt tiến công quân sự lớn nhất kể từ sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) 

B. Buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, kí hiệp định Pari 

C. Buộc Mĩ phải tuyên bố Mĩ hóa trở lại chiến tranh xâm lược 

D. Quảng Trị là hướng tiến công chủ yếu trong năm 1972

Câu 37 : Theo anh (chị), Việt Nam hóa chiến tranh có phải là sự trở lại với hình thức tăng cường của chiến tranh đặc biệt không? Vì sao?

A. Không. Vì đây là một bước leo thang mới của Mĩ sau chiến tranh cục bộ 

B. Có. Vì quân đội Sài Gòn và quân đồng minh tiếp tục được sử dụng 

C. Không. Vì quy mô chiến tranh được mở rộng ra toàn Đông Dương 

D. Có. Vì nó giống nhau ở bản chất nhưng được nâng lên ở quy mô, mức độ ác liệt hơn

Câu 38 : Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973) là gì?

A. Quy mô chiến tranh

B. Lực lượng quân đội nòng cốt

C. Tính chất chiến tranh

D. Kết quả

Câu 39 : Thủ đoạn chủ yếu trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với các chiến lược chiến tranh tranh khác mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam từ 1954 đến 1975 là:

A. Thủ đoạn ngoại giao, quân sự. 

B. Thủ đoạn chính trị, quân sự. 

C. Thủ đoạn quân sự. 

D. Thủ đoạn quân sự, kinh tế.

Câu 40 : Điểm giống nhau về tính chất giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ là gì?

A. Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới. 

B. Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ. 

C. Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thuộc địa. 

D. Đều là hình thức chiến tranh xâm lược nhằm đặt ách cai trị.

Câu 41 : Điểm giống nhau cơ bản trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ là gì?

A. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân. 

B. Đều là chiến tranh tổng lực. 

C. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. 

D. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược toàn diện.

Câu 42 : Các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1961 - 1973 không có điểm tương đồng nào sau đây?

A. Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới 

B. Đều sử dụng viện trợ kinh tế, chính trị quân sự để củng cố chính quyền Sài Gòn 

C. Đều tiến hành các cuộc hàn quân càn quét, bình định để chiếm đất, giữ dân 

D. Quân đội Sài Gòn là lực lượng giữ vai trò chủ yếu trong các chiến lược chiến tranh

Câu 43 : Điểm giống nhau về bản chất trong các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là gì?

A. Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới. 

B. Là cách Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu phản cách mạng. 

C. Là cách Mĩ thể  hiện sức mạnh quân sự của Mĩ với thế  giới. 

D. Là các chiến lược thí điểm các học thuyết mới của các tổng thống Mĩ.

Câu 44 : Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là

A. tiến hành chiến tranh tổng lực. 

B. sử dụng quân đội đồng minh. 

C. ra sức chiếm đất, giành dân. 

D. sử dụng quân đội Mĩ làm nòng cốt.

Câu 45 : Vì sao trong những năm 1969 -1973, miền Bắc Việt Nam lại cần thực hiện nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia?

A. Do Mĩ giật dây tay sai tiến hành đảo chính ở Lào, Campuchia 

B. Do Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh 

C. Do Việt Nam đã từng nhận sự giúp đỡ của Lào và Campuchia trước đây 

D. Do Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại ra toàn Đông Dương

Câu 46 : Vì sao cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 lại được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”?

A. Vì nó mang tầm vóc giống như trận Điện Biên Phủ năm 1954 

B. Vì nó đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 

C. Vì nó đưa tới việc kí kết hiệp định Pari năm 1972 

D. Vì nó giúp miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Mĩ phải rút khỏi miền Nam

Câu 47 : Thắng lợi quân sự của quân và dân ta tác động trực tiếp đến việc ký kết Hiệp định Pari về Việt Nam là

A. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân mậu Thân 1968. 

B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12-1972). 

C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ. 

D. Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam (1975).

Câu 48 : Từ mối quan hệ giữa trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) với hiệp định Pari năm 1973, anh (chị) có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao?

A. Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao 

B. Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao tạo ra thế mạnh cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự 

C. Thắng lợi trên mặt trận quân sự góp phần vào thắng lợi trên mặt trận ngoại giao 

D. Thắng lợi trên mặt trận quân sự có vai trò quan trong đối với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao

Câu 49 : Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hiệp định Pari năm 1973 và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?

A. Thời gian quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam 

B. Trách nhiệm thực hiện việc thống nhất đất nước 

C. Quy định về phân chia khu vực đóng quân, chuyển giao quân đội 

D. Vấn đề công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam

Câu 50 : Về nội dung, điểm giống nhau quan trọng nhất giữa Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định Pari (1973) là

A. Đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản. 

B. Đều quy định ngừng bắn, lập lại hòa bình. 

C. Đều quy định quân đội nước ngoài phải rút khỏi nước ta. 

D. Đều quy định Ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành hiệp định.

Câu 51 : Tại thời điểm kí kết hiệp định hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, tình hình thế giới có điểm gì tương đồng?

A. Nội bộ phe xã hội chủ nghĩa thống nhất, đoàn kết 

B. Xu thế hòa hoãn trên thế giới xuất hiện 

C. Xu thế toàn cầu hóa phát triển 

D. Cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra căng thẳng ở châu Âu

Câu 52 : Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đều

A. đánh dấu chấm dứt các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực đế quốc. 

B. quy định về khu vực tập kết, thời gian chuyển quân, phạm vi chiếm đóng. 

C. là những văn bản pháp lý công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. 

D. phản ánh đầy đủ những thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường

Câu 53 : Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?

A. Vấn đề công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam

B. Quy định về vấn đề rút quân

C. Vấn đề thực hiện lệnh ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam

D. Tính chất của hiệp định

Câu 54 : Một trong những điểm khác của Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) so với Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) là

A. về vị trí đóng quân của các bên tham chiến. 

B. đưa đến việc thiết lập hòa bình ở miền Bắc Việt Nam. 

C. kí kết sau khi có thắng lợi quân sự quyết định. 

D. buộc các nước đế quốc rút quân về nước.

Câu 55 : Thuận lợi căn bản nhất được tạo ra từ hiệp định Pari năm 1973 giúp nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam là gì?

A. Mĩ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam 

B. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đồng ý thương lượng để thống nhất đất nước 

C. Mĩ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết không can thiệp trở lại D

. Miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng

Câu 56 : Bài học kinh nghiệm nào đã được Đảng và chính phủ Việt Nam rút ra từ hạn chế của hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và vận dụng thành công ở hiệp định Pari năm 1973?

A. Cần có một thắng lợi quân sự đủ lớn để tạo thế mạnh trên bàn đàm phán 

B. Vấn đề của Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam tự quyết định 

C. Cần phải tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn trong đàm phán quốc tế 

D. Cần lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn để dung hòa lợi ích dân tộc

Câu 57 : Trong đông - xuân 1953-1954, Bộ chính trị xác định phương châm chiến lược của các cuộc tấn công quân sự là gì?

A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”. 

B. “Đánh chắc, thắng chắc”. 

C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”. 

D. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.

Câu 58 : Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về hướng tiến công chiến lược của quân đội Việt Nam trong đông-xuân 1953-1954?

A. Đánh vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu 

B. Mục đích là để phá khối cơ động chiến lược của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ 

C. Khoét sâu mâu thuẫn giữa tập trung - phân tán của Pháp, làm kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản 

D. Buộc Nava phải tiếp tục điều quân từ Âu- Phi về tăng cường cho đồng bằng Bắc Bộ

Câu 59 : Điểm khác biệt trong việc chỉ đạo mở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 so với phương hướng chiến lược mà Đảng ta đề ra trong Đông Xuân 1953 - 1954 là gì?

A. Tấn công vào hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. 

B. Tấn công vào hướng quan trọng về chiến lược mà địch mạnh. 

C. Tấn công vào hướng không quan trọng về chiến lược mà địch tương đối mạnh. 

D. Tấn công vào hướng không quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

Câu 60 : Nghệ thuật quân sự tiêu biểu của quân đội Việt Nam sử dụng trong cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là gì?

A. Tạo thế gọng kìm để tiêu diệt địch 

B. Đánh điểm, diệt viện 

C. Đánh vận động và công kiên 

D. Điều địch để đánh địch

Câu 61 : Trong cuộc Tiến công chiến lược đông xuân 1953 - 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava?

A. Lừa địch để đánh địch. 

B. Đánh điểm, diệt viện. 

C. Đánh vận động và công kiên. 

D. Điều địch để đánh địch.

Câu 62 : Điểm khác biệt cơ bản về hướng tiến công của quân đội Việt Nam trong xuân hè 1954 so với Đông xuân 1953-1954 là gì?

A. Tiếp tục tấn công vào nơi có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu 

B. Chuyển hướng tấn công vào nơi địch mạnh nhất 

C. Chuyển hướng tấn công vào nơi địch yếu nhất 

D. Chuyển hướng tấn công vào hậu phương của địch

Câu 63 : Điểm khác biệt căn bản của cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 so với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là gì?

A. Đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. 

B. Thực hiện phương châm đánh chắc tiến chắc để tiêu diệt sinh lực địch. 

C. Đánh vào hướng chiến lược quan trọng mà lực lượng địch rất mạnh. 

D. Thực hiện tiến công hợp đồng binh chủng quy mô lớn, dài ngày.

Câu 64 : Việc Nava chọn Điện Biện Phủ trở thành nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược với Việt Nam không xuất phát từ lý do nào sau đây?

A. Do vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ 

B. Do ưu thế về hỏa lực của quân Pháp 

C. Do yêu cầu phải chặn nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc cho Việt Nam 

D. Do Điện Biên Phủ nằm cách xa hậu phương của Việt Minh

Câu 65 : Nhận định nào sau đây là sai khi nói về việc ta chọn Điện Bên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp?

A. Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ. 

B. Ta cho rằng Điện Biên Phủ nằm trong kế hoạch dự định trước của Nava. 

C. Điện Biên Phủ có tầm quan trọng đối với miền Bắc Đông Dương. 

D. Quân ta có đủ điều kiện đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ.

Câu 66 : Đâu không phải là căn cứ để đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?

A. Do bộ đội chủ lực Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đánh công kiên 

B. Do quân đội Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong đánh hợp đồng binh chủng 

C. Do ưu thế về quân số và vũ khí của thực dân Pháp 

D. Do hậu phương khó có thể huy động được sự chi viện lớn trong thời gian ngắn

Câu 67 : Phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là:

A. đánh chắc, tiến chắc. 

B. đánh nhanh, thắng nhanh. 

C. đánh điểm diệt viện. 

D. đánh du kích ngắn ngày.

Câu 68 : Các chiến dịch quân sự của quân đội Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) đều nằm mục tiêu nào sau đây

A. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc 

B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch 

C. Giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ 

D. Phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của Pháp

Câu 69 : Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa

A. bao vây, đánh lấn và đánh công kiên. 

B. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động. 

C. chiến trường chính và vùng sau lưng địch. 

D. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.

Câu 70 : Điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của quân dân ta là

A. mở rộng căn cứ địa Việt Bắc đưa kháng chiến đi lên. 

B. tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực quân Pháp. 

C. phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của Pháp 

D. mở rộng và giải phóng vùng Tây Bắc Việt Nam.

Câu 71 : Nội dung nào sau là điểm khác biệt cơ bản giữa hiệp định sơ bộ (6-3-1946) với hiệp định Giơ ne vơ về Đông Dương (1954)?

A. Tính chất hiệp định 

B. Vấn đề rút quân 

C. Vấn đề ngừng bắn 

D. Vấn đề thừa nhận tính thống nhất của Việt Nam

Câu 72 : Điều kiện tiên quyết của Việt Nam khi chấp nhận kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là gì?

A. Phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù 

B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước 

C. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng 

D. Không vi phạm chủ quyền quốc gia

Câu 73 : Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định: hiệp định Giơ-ne-vơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17

A. Đúng. Vì theo nội dung hiệp định sẽ thành lập ở 2 miền Việt Nam 2 nhà nước riêng 

B. Sai. Vì hiệp định công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ, còn việc bị phân chia là do sự chống phá của kẻ thù 

C. Đúng. Vì Việt Nam đồng ý xây dựng theo mẫu hình của Đức và bán đảo Triều Tiên 

D. Sai. Vì phân chia hay không phụ thuộc vào cuộc tổng tuyển cử của nhân dân Việt Nam

Câu 74 : Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)?

A. Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. 

B. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. 

C. Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7 - 1956. 

D. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam - Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Câu 75 : Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã

A. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. 

B. làm cho cả ba nước ở Đông Dương tạm thời bị chia cắt thành hai miền. 

C. công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Campuchia. 

D. mở đầu quá trình can thiệp của đế quốc Mĩ vào chiến tranh Đông Dương.

Câu 76 : Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam có tác động như thế nào đến chủ nghĩa thực dân trên thế giới?

A. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới 

B. Đánh dấu bước chuyển từ thực dân kiểu cũ sang kiểu mới trên thế giới 

C. Mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới 

D. Mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới

Câu 78 : Nguyên nhân chủ yếu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là gì?

A. Do sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo 

B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất 

C. Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang sớm xây dựng và không ngừng lớn mạnh 

D. Có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt

Câu 79 : Nguyên nhân có tính quyết định nhất đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) là gì?

A. Tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. 

B. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. 

C. Sự ủng hộ giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân. 

D. Toàn quân, toàn dân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu.

Câu 80 : Nguyên nhân cơ bản khiến cho hiệp định Giơ-ne-vơ không thể đem lại được thắng lợi trọn vẹn cho dân tộc Việt Nam là gì?

A. Thắng lợi của Điện Biên Phủ không đủ lớn để tạo sức ép trên bàn đàm phán 

B. Hội nghị Giơ-ne-vơ là hội nghị quốc tế của các nước lớn bàn về vấn đề Đông Dương 

C. Phong trào phản đối chiến tranh trên thế giới chưa thật sự quyết liệt 

D. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới chưa dâng cao để hỗ trợ cho Việt Nam

Câu 81 : Đâu không phải là điểm sơ hở trong hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương để các thế lực thù địch có thể lợi dụng phá hoại hiệp định?

A. Thời gian để quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam quá dài 

B. Vấn đề thống nhất của Việt Nam phải phụ thuộc vào bên ngoài 

C. Vùng tập kết chuyển quân quá rộng, không có sự ràng buộc, kiểm soát 

D. Chấp nhận quyền dân tộc cơ bản chỉ được thừa nhận ở nửa đất nước

Câu 82 : Từ thực tiễn hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954, theo anh (chị) bài học quan trọng nhất có thể rút ra cho các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam sau này là gì?

A. Vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định 

B. Không để thời gian thực thi hiệp đinh quá dài 

C. Không được tạo ra những vùng chia cắt riêng biệt trên lãnh thổ 

D. Phải có sự ràng buộc về trách nhiệm thi hành các hiệp định

Câu 83 : Ý nào không phản ánh đúng bài học kinh nghiệm của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mà vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?

A. Gắn lí luận với thực tiễn, nắm vững quan điểm thực tiễn, luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn. 

B. “Vừa đánh, vừa đàm”. 

C. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. 

D. Không chủ quan, duy ý chí, không bảo thủ, giáo điều, do dự, ngập ngừng.

Câu 84 : Căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) không phải là

A. nơi đứng chân của lực lượng vũ trang. 

B. một loại hình hậu phương kháng chiến. 

C. trận địa tiến công quân xâm lược. 

D. nơi đối phương bất khả xâm phạm.

Câu 85 : Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đều là nơi

A. đứng chân của lực lượng vũ trang ba thứ quân. 

B. có thể bị đối phương bao vây và tấn công. 

C. tiếp nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa. 

D. cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.

Câu 86 : Kết quả lớn nhất của ta trong cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 là

A. Làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp. 

B. Làm thất bại âm mưu bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng, giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ của Pháp. 

C. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va, buộc quân chủ lực của địch bị phân tán, giam chân ở những vùng rừng núi. 

D. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247