Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST (Có đáp án) !!

Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST (Có đáp án) !!

Câu 1 : NST ở sinh vật nhân thực có bản chất là?

A. ADN 

B. Prôtêin 

C. Lipit 

D. ARN

Câu 2 : Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm

A. ARN và prôtêin loại histon. 

B. ADN và prôtêin loại histon. 

C. ARN và pôlipeptit. 

D. lipit và pôlisaccarit.

Câu 3 : Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là:

A. ARN và protein 

B. ADN và protein histon 

C. ADN và tARN 

D. ADN và mARN

Câu 4 : Đột biến cấu trúc NST là?

A. Đột biến điểm 

B. Sự biến mất hoặc tăng thêm NST 

C. Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST 

D. Cả ba ý trên.

Câu 5 : Đột biến cấu trúc NST là?

A. Sự thay đổi trong cấu trúc NST. 

B. Sự biến mất hoặc tăng thêm số lượng gen trên NST. 

C. Sắp xếp lại các gen trên NST. 

D. Cả ba ý trên.

Câu 12 : Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST?

A. Đảo đoạn NST. 

B. Mất đoạn NST. 

C. Lặp đoạn NST. 

D. Chuyển đoạn giữa hai NST khác nhau.

Câu 13 : Sự trao đổi chéo không cân giữa các cromatit trong một cặp NST kép tương đồng là nguyên nhân dẫn đến:

A. Hoán vị gen 

B. Đột biến chuyển đoạn. 

C. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn 

D. Đột biến đảo đoạn

Câu 14 : Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit của cặp NST kép tương đồng xảy ra trong giảm phân I dẫn đến kết quả nào sau đây?

A. Mất đoạn và lặp đoạn 

B. Hoán vị gen 

C. Mất đoạn và đảo đoạn 

D. Mất đoạn và chuyển đoạn

Câu 15 : Sự đứt gãy của một đoạn NST và nối lại vào chính NST đó là nguyên nhân dẫn đến:

A. Hoán vị gen. 

B. Đột biến chuyển đoạn hoặc đảo đoạn 

C. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn. 

D. Đột biến đảo đoạn

Câu 16 : Ở kì đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến

A. mất cặp và thêm cặp nuclêôtit 

B. đảo đoạn NST 

C. chuyển đoạn NST 

D. mất đoạn và lặp đoạn NST

Câu 17 : Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là

A. Làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít 

B. Làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN 

C. Tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít 

D. Làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo

Câu 18 : Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự đứt gãy nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng tới quá trình

A. Nhân đôi NST. 

B. Tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít 

C. Rối loạn trao đổi chéo. 

D. Cả 3 ý trên

Câu 19 : Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Làm thay đổi số lượng gen xảy ra trong cùng một cặp NST 

B. Làm tăng số lượng gen trên NST 

C. Có thể xảy ra ở NST thường hoặc NST giới tính 

D. Làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác

Câu 20 : Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?

A. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST 

B. Đột biến lặp đoạn luôn có lợi cho thể đột biến 

C. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST 

D. Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các gen mới

Câu 21 : Một NST bị đột biến có kích thước ngắn hơn bình thường. kiểu đột biến gây nên NST bất thường này có thể là

A. Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST 

B. Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST 

C. Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc mất đoạn NST 

D. Đảo đoạn NST hoặc chuyển đoạn tương hỗ giữa các NST

Câu 22 : Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi độ dài của phân tử ADN?

A. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể. 

B. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. 

C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. 

D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 23 : Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết là

A. đảo đoạn. 

B. chuyển đoạn. 

C. lặp đoạn. 

D. mất đoạn.

Câu 26 : Quan sát hình vẽ sau:

A. Dạng đột biến này giúp nhà chọn giống loại bỏ gen không mong muốn. 

B. Hình vẽ mô tả dạng đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. 

C. Dạng đột biến này không làm thay đổi trình tự gen trên nhiễm sắc thể. 

D. Dạng đột biến này làm dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen.

Câu 27 : Một NST có trình tự các gen là ABCDE.FGH bị đột biến tạo ra NST mới có trình tự gen là ABCHGF.ED. Dạng đột biến này

A. được vận dụng để loại bỏ những gen không mong muốn ở một sổ giống cây trồng. 

B. có thể làm thay đổi trạng thái hoạt động của gen. 

C. được vận dụng để làm tăng số lượng alen của một gen nào đó trên NST. 

D. làm gia tăng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể của loài.

Câu 28 : Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này

A. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài 

B. Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng 

C. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể 

D. Thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến

Câu 29 : Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự AB.HKM. Dạng đột biến này

A. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài 

B. Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng 

C. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể 

D. Thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến

Câu 30 : Hình vẽ dưới đây mô tả cơ chế phát sinh một dạng đột biến cấu trúc NST. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dạng đột biến đó?

A. Cơ chế phát sinh đột biến là do sự trao đổi chéo trong cặp NST tương đồng. 

B. Đột biến này đã làm thay đổi nhóm gen liên kết trên NST. 

C. Sức sinh sản của thể đột biến thuộc dạng này không bị ảnh hưởng. 

D. Đột biến này không làm thay đổi kích thước NST.

Câu 32 : Ở người, mất đoạn NST số 22 gây ra

A. Bệnh ung thư máu 

B. Bệnh thiếu máu 

C. Bệnh máu khó đông 

D. Bệnh Đao

Câu 33 : Ở người, mất đoạn NST số 5 gây ra

A. Bệnh ung thư máu 

B. Bệnh thiếu máu 

C. Bệnh máu khó đông 

D. Hội chứng tiếng mèo kêu

Câu 34 : Bệnh nào sau đây ở người đo đột biến NST gây nên?

A. Ung thư máu ác tính. 

B. Máu khó đông 

C. Mù màu 

D. Bạch tạng

Câu 35 : Ở lúa mạch, sự gia tăng hoạt tính của enzim amilaza xảy ra do

A. Có một đột biến đảo doạn NST 

B. Có một đột biến lặp đoạn NST 

C. Có một đột biến chuyển đoạn NST 

D. Có một đột biến mất đoạn NST

Câu 36 : Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh

A. ung thư máu. 

B. máu khó đông. 

C. hồng cầu hình lưỡi liềm. 

D. đao.

Câu 37 : Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?

A. Đột biến gen 

B. Mất đoạn nhỏ. 

C. Chuyển đoạn nhỏ 

D. Đột biến lệch bội.

Câu 38 : Đột biến được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn là

A. đột biến mất đoạn NST. 

B. đột biến đảo đoạn NST. 

C. đột biến chuyển đoạn NST. 

D. đột biến lặp đoạn NST.

Câu 39 : Dạng đột biến nhiễm sắc thể nào làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng?

A. Lặp đoạn 

B. Chuyển đoạn 

C. Mất đoạn 

D. Đảo đoạn

Câu 40 : Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống

A. Chuyển đoạn nhỏ 

B. Mất đoạn 

C. Đảo đoạn 

D. Lặp đoạn

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247