Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Ngữ văn Trắc nghiệm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Ngữ Văn 12

Trắc nghiệm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Ngữ Văn 12

Câu 1 : Nhan đề "Một người Hà Nội" có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện cách cảm nhận của nhà văn về chất kinh kì của một con người cụ thể.

B. Khắc đậm bản lĩnh cốt cách người Hà Nội.

C. Định hướng cho người đọc nắm bắt ngay ý đồ nghệ thuật của tác giả.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 2 : Ý nghĩa hình ảnh cây si trong câu văn: "Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống" là:

A. Biểu tượng của nét văn hóa cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì nghìn năm văn hiến.

B. Gợi niềm tin lạc quan vào sự phục hồi những giá trị tinh thần của Hà Nội.

C. Lời cảnh báo về sự mất mát gia tài văn hóa.

D. Biểu tượng văn hóa nghìn năm của đất kinh kì, gợi niềm tin lạc quan vào sự phục hồi những giá trị tinh thần của Hà Nội đồng thời cảnh báo về sự mất mát gia tài văn hóa cũng như sự sáng suốt của lương tri con người.

Câu 3 : Ý nào sau đây không nói về đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải?

A. Là nhà văn giàu sáng tạo, rất nhạy bén trước hiện thực cuộc sống.

B. Năng lực phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo.

C. Là nhà văn gắn bó sâu sắc với nông thôn Việt Nam.

D. Tác phẩm hàm chứa chất chính luận - triết lí.

Câu 4 : Giọng điệu trần thuật của đoạn trích có gì đặc biệt?

A. Giọng điệu rất trải đời vừa tự nhiên, dân dã vừa giàu chất khái quát, triết lí.

B. Làm cho tác phẩm đậm đặc chất thế sự rất đời thương mà hiện đại.

C. Xây dựng kết cấu hợp lí.

D. Ý A và B.

Câu 5 : Nhân vật nào được tác giả ví như "một hạt bụi vàng" của Hà Nội?

A. Nhân vật cô Hiền.

B. Nhân vật Dũng.

C. Nhân vật tôi.

D. Nhân vật Tuất.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247