Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 8

Câu 1 : Răng Người tối cổ ở

A. Cao Bằng

B. Lạng Sơn

C. Bắc Giang

D. Quảng Nam

Câu 2 : Người tối cổ sống rải rác khắp nơi trên đất nước ta, cách đây

A. 40-30 vạn năm

B. 20 vạn năm

C. 50 vạn năm

D. 25 vạn năm

Câu 3 : Công cụ chủ yếu của Người tinh khôn là

A. rìu bằng hòn cuội, ghè đẽo thô sơ.

B. mảnh đá ghè mỏng.

C. xương thú.

D. mảnh tre

Câu 4 : Người tinh khôn phát triển sống cách đây từ

A. 12000 đến 5000 năm

B. 12000 đến 4500 năm

C. 10000 đến 4000 năm

D. 12000 đến 4000 năm

Câu 5 : Người tinh khôn chế tác công cụ đá như thế nào?

A. Biết mài lưỡi cho sắc như rìu ngắn

B. Rìu có vai, công cụ bằng xương

C. Bằng sừng, biết làm đồ gốm

D. A, B, C

Câu 6 : "Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" là câu nói của:

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh

B. Thủ tướng Phạm Văn Đồng

C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

D. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh

Câu 7 : Thời xa xưa, nước ta là một vùng

A. rừng núi rậm rạp với nhiều hang động mái đá.

B. đồng bằng rộng lớn.

C. nhiều núi lửa.

D. biển

Câu 8 : Các nhà khoa học đã lần lượt phát hiện ra hàng loạt di tích của Người tối cổ tại Việt Nam vào khoảng thời gian

A. Những năm 1960-1965

B. Những năm 1965 - 1970

C. Những năm 1970 - 1975

D. Những năm 1975 - 1980

Câu 9 : Những chiếc rìu của Người tinh khôn được làm bằng

A. đồng

B. sắt

C. hòn cuội

D. hợp kim

Câu 10 : Người tối cổ ở Việt Nam chuyển thành Người tinh khôn vào khoảng

A. 1 - 2 vạn năm trước đây

B. 2 - 3 vạn năm trước đây

C. 3 - 4 vạn năm trước đây

D. 4 - 5 vạn năm trước đây

Câu 11 : Dấu tích nào của người tối cổ được phát hiện ở Việt Nam?

A. những mảnh sọ.

B. răng, công cụ lao động,

C. bộ xương.

D. công cụ lao động

Câu 12 : Khu vực nào là địa bàn sinh sống chủ yếu của người tối cổ ở Việt Nam?

A. Hang động, mái đá, gần nguồn nước

B. Đồng bằng, cao nguyên lớn.

C. Đồng bằng ven biển lớn.

D. Thảo nguyên, thung lũng phía Bắc

Câu 13 : Công cụ lao động của người tinh khôn vào khoảng 3-2 vạn năm trước đây có đặc điểm gì nổi bật?

A. Rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng

B. Lười cuốc đá, được mài sắc cạnh, có hình thù rõ ràng.

C. Lười cày đá, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù chưa rõ ràng.

D. Rìu đá mài sắc, được màu sắc hai mặt, có hình thù rõ ràng

Câu 14 : Những dấu tích đầu tiên của Người tinh khôn giai đoạn đầu được tìm thấy ở đâu trên đất nước Việt Nam?

A. Mái đá Ngườm, Sơn Vi

B. Núi Đọ, Đông Sơn.

C. Hòa Bình, Bắc Sơn

D. Thẩm Hai, Thẩm Khuyên

Câu 15 : Vì sao núi rừng rậm rạp, nhiều hang động, mái đá và khí hậu ấm lại thuận lợi cho người tối cổ sinh sống từ sớm?

A. Trình độ sản xuất thấp, con người sống phụ thuộc vào tự nhiên

B. Hoạt động sản xuất chính là trồng trọt, chăn nuôi

C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi trồng lúa nước

D. Người nguyên thủy quen với cuộc sống hoang dã

Câu 17 : Sự phát triển của công cụ lao động thời nguyên thủy không mang lại kết quả nào sau đây?

A. Tạo điều kiện mở rộng sản xuất

B. Nâng cao đời sống của con người

C. Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người

D. Đưa đến sự ra đời của những nhà nước phong kiến

Câu 18 : Nguyên nhân chính nào khiến người tối cổ có xu hướng mở rộng địa bàn sinh sống theo thời gian?

A. Công cụ sản xuất phát triển

B. Dân số tăng

C. Nguồn thức ăn ở rừng núi dần cạn kiệt

D. Đã tìm được cách trị thủy

Câu 19 : Điểm tiến bộ về công cụ lao động của người tinh khôn cách đây 12000 - 4000 năm so với người tối cổ là gì?

A. Sử dụng công cụ kim khí

B. Biết đến kĩ thuật mài

C. Áp dụng kĩ thuật ghè đẽo

D. Biết kĩ thuật khoan, đục lỗ, tra cán

Câu 20 : Người nguyên thuỷ đã chế tạo ra đồ gốm bằng cách nào?

A. Nặn đất sét trộn với cát rồi đem nung cho khô cứng.

B. Nặn đất sét rồi phơi cho khô cứng

C. Nặn đất sét rồi sấy cho khô cứng.

D. Nặn đất sét bằng khuôn gỗ

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247