Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Trắc nghiệm Sử 8 bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Trắc nghiệm Sử 8 bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm...

Câu 1 : Hậu quả nghiêm trọng nhất nước Nga gánh chịu do chiến tranh đế quốc ( 1914 – 1918) để lại là gì?

A. Kinh tế suy sụp

B. Liên tiếp thua trận, xã hội không ổn định.

C. Kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí lương thực.

D. Kinh tế suy sụp, mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Câu 2 : Vì sao giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị?

A. Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.

B. Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

D. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa.

Câu 3 : Trong những năm 1918 – 1923, phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa tình hình kinh tế như thế nào?

A. Ổn định và phát triển

B. Tương đối ổn định

C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng.

D. Khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.

Câu 4 : Trước khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, Nhật Bản đã rơi vào khủng hoảng gì?

A. Khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp.

B. Khủng hoảng tài chính

C. Khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp

D. Khủng hoảng về ngoại thương

Câu 5 : Cao trào cách mạng 1918 – 1923 lên cao nhất ở đâu?

A. Anh

B. Đức

C. Pháp

D. Hung-ga-ri

Câu 6 : Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mỹ bắt đầu từ ngành nào?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Tài chính ngân hàng

D. Năng lượng

Câu 7 : Thắng lợi nào đã đưa chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết trở thành hiện thực?

A. Công xã Pari

B. Cách mạng Nga 1905-1907

C. Cách mạng tháng Hai 1917

D. Cách mạng tháng Mười Nga 1917

Câu 8 : Tổ chức quốc tế đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới trong những năm 20-30 của thế kỉ XX là

A. Đảng Cộng sản

B. Quốc tế cộng sản

C. Mặt trận nhân dân chống phát xít

D. Quốc tế thứ hai

Câu 9 : Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã để lại hậu quả gì đối với nền hòa bình thế giới?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản

B. Phong trào đấu tranh của quần chúng dâng cao

C. Đào sâu khoảng cách giữa các nước tư bản

D. Chủ nghĩa phát xít ra đời, nguy cơ chiến tranh thế giới đến gần

Câu 10 : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp vô sản ở các nước châu Á có đặc điểm gì?

A. Dần trưởng thành, tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng

B. Giành quyền lãnh đạo tuyệt đối phong trào cách mạng

C. Lãnh đạo cách mạng giành được thắng lợi ở nhiều nước

D. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới

Câu 11 : Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa của những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm 20-30 của thế kỉ XX?

A. Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp XHCN

B. Tạo tiềm lực để Liên Xô bước vào cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít

C. Tạo ra sự đối lập giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa

D. Làm thất bại âm mưu bao vây, cô lập Liên Xô của các nước đế quốc

Câu 12 : Tại sao có thể khẳng định Cách mạng tháng Mười Nga 1917 còn mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc?

A. Cách mạng đã giải quyết vấn đề thị trường dân tộc

B. Cách mạng đã đánh đuổi giặc ngoại xâm

C. Cách mạng đã giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị

D. Cách mạng đã giải phóng cho giai cấp nông dân

Câu 13 : Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động như thế nào đến con đường đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trên thế giới?

A. Khẳng định độc lập dân tộc chỉ có thể gắn với chủ nghĩa xã hội

B. Mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh mới

C. Giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh ở các nước thuộc địa

D. Đưa giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị, nắm quyền lãnh đạo cách mạng ở thuộc địa

Câu 14 : Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.

B. Sự chỉ đạo của quốc tế cộng sản

C. Có sự liên minh giữa giai cấp vô sản và giai cấp nông dân.

D. Chính sách tăng cường khai thác và bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa thực dân

Câu 15 : Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại?

A. Lôi kéo hầu hết các châu lục, các quốc gia trên thế giới vào vòng khói lửa

B. Sử dụng các loại vũ khí hủy diệt, giết người hàng loạt khiến khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương

C. Thiệt hại về vật chất bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại

D. Dẫn tới sự ra đời của một trật tự thế giới mới- trật tự hai cực Ianta

Câu 16 : Đối với nước Nga, cách mạng tháng Mười Nga 1917 là một cuộc cách mạng

A. Dân chủ tư sản kiểu cũ

B. Dân chủ tư sản kiểu mới

C. Vô sản

D. Giải phóng dân tộc

Câu 17 : Phong trào Ngữ Tứ đã khắc phục được hạn chế nào của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911?

A. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia

B. Đặt cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc

C. Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để

D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

Câu 18 : Chủ nghĩa phát xít là kẻ đã gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng Anh, Pháp, Mĩ liệu có phải chịu trách nhiệm khi để cho cuộc chiến tranh bùng nổ hay không? Vì sao?

A. Không, Anh, Pháp, Mĩ là lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít

B. Không, Anh, Pháp, Mĩ đều đã rất nỗ lực để bảo vệ hòa bình thế giới

C. Có, chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động

D. Không, Anh, Pháp, Mĩ đã cố đàm phán với Liên Xô nhưng không được chấp nhận

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247