Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Trắc nghiệm Sử 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Sử 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi...

Câu 1 : Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?

A. Giúp vua cứu nước

B. Bảo vệ cuộc sống

C. Giành lại độc lập.

D. Cứu nước, cứu nhà.

Câu 3 : Giai đoạn 1893 - 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì?

A. Xây dựng phòng tuyến

B. Tìm cách giải hoàn với quân Pháp.

C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.

D. Tích lũy lương thực, xây dựng quân tinh nhuế.

Câu 4 : Giai đoạn 1893 - 1908, khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là gì?

A. Tìm cách giảng hòa với thực dân Pháp.

B. Lo tích lũy lương thực.

C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.

D. Liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Câu 5 : Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?


Giải thích: Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo. Hai người đều xuất thân từ nông dân, muốn đánh đuổi đế quốc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống ở Yên Thế. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân tại Yên Thế.

A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.

B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.

C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.

Câu 6 : Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?

A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn

B. Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn.

C. Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ.

D. Địa hình rừng núi nên việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn.

Câu 7 : Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?

A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập

B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp

C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến

D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước

Câu 8 : Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào?

A. Mường, Thái

B. Khơ-me, Mông

C. Thượng, Khơ-me, X-tiêng.

D. Thượng, X-tiêng, Thái.

Câu 9 : Vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,... đã tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của ai?

A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.

B. Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp.

C. Nguyễn Quang Bích, Hà Văn Mao.

D. Nguyễn Văn Giáp, Cầm Bá Thước.

Câu 10 : Tại vùng Đông Bắc Bắc Kỳ có phong trào kháng chiến của đồng bào các dân tộc nào?

A. Người Dao, người Hoa.

B. Người Thượng, người Khơ-me.

C. Người Thái, người Mường.

D. Người Thượng, người Thái.

Câu 12 : Giữa thế kỉ XIX, tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì có điểm gì nổi bật?

A. Nông nghiệp sa sút, nông dân phải đi phiêu tán

B. Nông nghiệp sa sút, thủ công nghiệp phát triển mạnh

C. Hình thành các đô thị tập trung đông dân cư

D. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh

Câu 13 : Người Pháp chấp nhận giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện

A. Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét- nay

B. Người Pháp được cai quản 4 tổng ở Yên Thế

C. Đề Thám giao người thực hiện vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội

D. Đề Thám trao trả trùm mộ phu Badanh

Câu 14 : Nét nổi bật của phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn 1884-1892 là

A. Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm

B. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở

C. Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp

D. Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh

Câu 15 : Vì sao nông dân Yên Thế lại đứng lên đấu tranh chống Pháp?

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do vua Hàm Nghi ban ra

B. Chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống

C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình

D. Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua phong kiến

Câu 16 : Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian dài đã tác động như thế nào đến thực dân Pháp?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam

B. Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp

C. Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau

D. Xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối

Câu 17 : Tại sao thực dân Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn cống quy mô lên Yên Thế trong giai đoạn 1909-1913?

A. Quân của Đề Thám dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội

B. Quân của Đề Thám dính líu đến phong trào kháng thuế ở Trung Kì

C. Do Đề Thám có liên lạc với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

D. Do Đề Thám tổ chức ám sát viên toàn quyền Pháp ở Hà Nội

Câu 18 : Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế là

A. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản

B. Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân

C. Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến

D. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Câu 19 : So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 - 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) có sự khác biệt căn bản là

A. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia

B. đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh

C. hình thức, phương pháp đấu tranh

D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào

Câu 20 : Nội dung nào không phải nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

A. Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương

B. Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi

C. Phương thức tác chiến linh hoạt

D. Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247