Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Trắc nghiệm Sử 8 bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Trắc nghiệm Sử 8 bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Câu 1 : Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là

A. một quốc gia độc lập, có chủ quyền

B. một vùng tự trị của Trung Hoa

C. một quốc gia tự do

D. một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa

Câu 2 : Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong tình trạng như thế nào?

A. hình thành và hoàn thiện mô hình bước đầu.

B. đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.

C. được củng cố vững chắc và phát triển hưng thịnh.

D. một lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa đang hình trong lòng xã hội phong kiến.

Câu 3 : Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương là

A. Khởi nghĩa Ba Đình

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy

C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh

D. Khởi nghĩa Hương Khê

Câu 4 : Nhân tố nào dẫn đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

C. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình bình định Việt Nam

D. Tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam

Câu 5 : Đâu không phải lý do khiến thực dân Pháp xúc tiến xâm lược Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX?

A. Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường của tư bản Pháp

B. Do chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng

C. Ưu thế của Pháp ở Việt Nam khi giành thắng lợi ở chiến tranh Canada

D. Do sự giàu có về tài nguyên của Việt Nam

Câu 6 : Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại xuất phát từ nguyên nhân khách quan nào?

A. Cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo

B. Không tập hợp đoàn kết được đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh

C. So sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Việt Nam

D. Thiếu sự đoàn kết quốc tế

Câu 7 : Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?

A. Là một nước phụ thuộc vào thực dân Pháp

B. Là một nước thuộc địa

C. Là một nước thuộc địa nửa phong kiến

D. Là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến

Câu 8 : Sự thất bại của phong trào nào ở cuối thế kỉ XIX chứng tỏ độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến?

A. Phong trào Cần Vương

B. Phong trào nông dân Yên Thế

C. Cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số

D. Khởi nghĩa Thái Nguyên

Câu 9 : Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Hương Khê

B. Khởi nghĩa Yên Thế

C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà

D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

Câu 10 : Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản

B. Diễn ra theo 2 phương pháp: bạo động và cải cách

C. Đều bị thực dân Pháp đàn áp

D. Do tầng lớp tư sản, tiểu tư sản lãnh đạo

Câu 11 : Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cần Vương cuối thế kỉ XIX?

A. Cuộc phản công ở kinh thành Huế

B. Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp

C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương

D. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai

Câu 12 : "Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra điCho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn BácKhi bờ bãi dần lui làng xóm khuấtBốn phía nhìn không một bóng hàng tre".(Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên)Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời

C. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

D. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

Câu 13 : Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì?

A. Cướp đoạt ruộng đất

B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.

C. Thu tô nặng

D. Lập đồn điền

Câu 14 : Nguyên nhân chính khiến cho Việt Nam bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp là

A. Triều đình phong kiến không thực hiện được vai trò lãnh đạo, đầu hàng thực dân Pháp.

B. Nhân dân không đoàn kết chống Pháp.

C. Do tương quan lực lượng chênh lệch.

D. Do nhà Thanh từ chối không giúp đỡ Việt Nam chống Pháp.

Câu 15 : Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?

A. Sản xuất xi - măng và gạch ngói

B. Khai thác than và kim loại

C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.

D. Khai thác điện, nước.

Câu 16 : Kết quả lớp nhất của phong trào chống sưu thuế năm 1908 là gì?

A. Địa chủ phong kiến phải giảm suy thuế cho nông dân.

B. Thức tỉnh phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở các tỉnh Bắc Kì.

C. Làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở nông thôn.

D. Lối làm ăn theo phương thức tư bản chủ nghĩa được truyền bá.

Câu 17 : Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Chính sách " chia để trị"

B. Chính sách " dùng người Pháp để trị người Việt"

C. Chính sách " Đồng hóa" dân tộc Việt Nam.

D. Chính sách " Khủng bố trắng" đối với dân tộc Việt Nam.

Câu 18 : Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.

B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.

C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.

D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

Câu 19 : Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc? Đó là những bậc nào?

A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học.

B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học

C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.

D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học, Phổ thông.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247