Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Ngữ văn Trắc nghiệm bài Bàn về phép học - Nguyễn Thiếp

Trắc nghiệm bài Bàn về phép học - Nguyễn Thiếp

Câu 1 : Nguyễn Thiếp là người thầy, là nhân sĩ nổi tiếng vào thời kì nào?

A. Thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh

B. Thời kì Lê Trịnh

C. Thời Tây Sơn nửa cuối thế kỉ XVIII

D. Thời kì nhà Nguyễn, đầu thế kỉ XIX

Câu 2 : Một danh hiệu về người thầy của Nguyễn Thiếp mà nhân dân thường gọi là gì?

A. Tuyết Giang phu tử

B. La Sơn phu tử

C. Nam Sơn phu tử

D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 3 : Câu nào dưới đây nói đúng về thể "tấu"?

A. Là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị

B. Là loại văn thư của vua gửi cho dân chúng để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.

C. Có thể viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.

D. Câu A và C đúng.

Câu 4 : Bàn luận về phép học được trích dẫn từ đâu ?

A. Bài cáo của vua Quang Trung

B. Bài tấu của Nguyễn Thiếp

C. Bài hịch của Nguyễn Thiếp

D. Bài tấu của Nguyễn Trãi

Câu 5 : Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì ?

A. Học để làm người có đạo đức

B. Học để trở thành người có tri thức

C. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước

D. Gồm cả A, B và C

Câu 7 : Nhận định nào sau đây nói đúng nhất ý nghĩa của câu " Người ta đua nhau lối học hình thức cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường" ?

A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn.

B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi.

C. Phê phán lối học thụ động, bắt chước.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 8 : Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở văn bản Bàn luận về phép học ?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 9 : Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán ?

A. Làm cho "nước mất nhà tan"

B. Làm cho đạo lí suy vong

C. Làm cho "nền chính học bị thất truyền"

D. Làm cho nhân tài bị thui chột

Câu 10 : Các "phép học" mà Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài tấu của mình là những phép nào ?

A. Học tuần tự từ những điều đơn giản tới những điều phức tạp.

B. Học rộng nắm gọn những vấn đề cơ bản.

C. Học phải áp dụng vào thực tế, học đi đôi với hành.

D. Gồm cả A, B và C.

Câu 11 : Trong văn bản gửi cho vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã đề cập đến ba điều mà các bậc làm vua nên biết. Đó là ba điều gì?

A. Dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh.

B. Văn, võ, hiếu.

C. Quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).

D. Cả A, B,C đều sai.

Câu 12 : Câu văn nào thể hiện rõ nhất tác dụng của các "phép học" mà Nguyễn Thiếp nêu lên ?

A. Họa may kẻ nhân tài mới lập đường công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.

B. Đạo học thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.

C. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

D. Gồm câu A và B.

Câu 13 : Câu nào sau đây trong đoạn trích nêu rõ vai trò của việc học?

A. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người , kẻ đi học là học điều ấy.

B. Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.

C. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền.

D. Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều đều tùy đâu, tiện đấy mà đi học.

Câu 14 : Theo Nguyễn Thiếp, muốn học tốt thì phải làm gì?

A. Đọc thật nhiều sách, tiếp thu thật nhiều tri thức.

B. Có phương pháp học đúng đắn, đồng thời phải siêng năng chăm chỉ.

C. Học phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.

D. Cần phải có thầy thật giỏi thì mới học tốt.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247