Trắc nghiệm lý 6 chương 1 bài 6

Câu 1 : Hai lực nào sau đây gọi là hai lực cân bằng?

A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.

C. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

Câu 2 : Gió tác dụng vào buồm một lực có

A. phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền.

B. phương song song với mạn thuyền, ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền.

C. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ trên xuống.

D. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ dưới lên.

Câu 3 : Sợi dây kéo co của hai bạn giữ nguyên vị trí vì

A. lực kéo của bạn 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay bạn 1.

B. lực kéo của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của bạn 1 tác dụng vào sợi dây.

C. lực kéo của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực dây tác dụng vào tay bạn 1.

D. lực kéo của bạn 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay bạn 2.

Câu 4 : Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lực?

A. Cân Rô - béc - van

B. Lực kế

C. Nhiệt kế

D. Thước

Câu 5 : Chiếc bàn học nằm yên trên sàn vì

A. không chịu tác dụng của lực nào.

B. chỉ chịu lực nâng của sàn.

C. chịu hai lực cân bằng: Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất.

D. chỉ chịu lực hút của Trái Đất.

Câu 7 : Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng?

A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe.

B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó.

C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó.

D. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng.

Câu 8 : Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Đọc một trang sách

B. Xách một xô nước

C. Nâng một tấm gỗ

D. Đẩy một chiếc xe

Câu 9 : Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

B. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

C. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.

D. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

Câu 10 : Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau?

A. Lực của mặt nước và lực hút của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước.

B. Lực của hai em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.

C. Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật t&aacuteaacute;c dụng vào lò xo.

D. Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất tác dụng vào bàn

Câu 11 : Chọn phương án sai

A. Hai con trâu chọi nhau, không phân thắng bại.

B. Lực mà con trâu nọ tác dụng vào con trâu kia là hai lực cân bằng

C. Hai lực đó có thể làm đầu con trâu bị sầy sướt da

D. Lực tác dụng của con trâu nọ không đẩy lùi được con trâu kia

Câu 12 : Chọn phương án sai. Dùng tay đẩy một chiếc xe, lăn trên mặt bàn nằm ngang.

A. Tay ta đã tác dụng vào xe một lực

B. Xe đã tác dụng vào tay một lực

C. Hai lực mà tay đã tác dụng lên xe và xe tác dụng lên tay là hai lực cân bằng

D. A và B đúng

Câu 13 : Từ "lực" trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy?

A. Lực bất tòng tâm

B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô định

C. Học lực của bạn Xuân rất tốt

D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học

Câu 14 : Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Xách 1 xô nước

B. Nâng một tấm gỗ

C. Đẩy 1 chiếc xe

D. Đọc một trang sách

Câu 15 : Một vật chịu tác dụng của hai lực. khi đó vật sẽ:

A. Đứng yên khi hai lực tác dụng có cùng độ lớn

B. Chuyển động khi hai lực cùng độ lớn, ngược hướng

C. Đứng yên khi hai lực cùng độ lớn, ngược hướng

D. Đứng yên khi hai lực cùng độ lớn, cùng hướng

Câu 16 : Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vật sẽ đứng yên khi chịu tác dụng của hai lực có cùng độ lớn

B. Vật sẽ chuyển động khi chịu tác dụng của hai lực có cùng độ lớn, ngược hướng

C. Vật sẽ đứng yên khi chịu tác dụng của hai lực có cùng độ lớn, ngược hướng

D. Vật sẽ đứng yên khi chịu tác của hai lực có cùng độ lớn, cùng hướng

Câu 18 : Chiếc bàn nằm yên trong phòng học, chọn câu đúng:

A. Không có lực nào tác dụng lên bàn nên bàn mới đứng yên

B. Đã có 2 lực cân bằng nào đó tác dụng lên bàn, bàn mới đứng yên được

C. Bàn quá nặng, nên nó đứng yên

D. Tất cả đều sai

Câu 20 : Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào?

A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực

B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực

C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực

D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực

Câu 22 : Khi bơi, ta nổi được trên mặt nước là do:

A. Lực đẩy của nước mạnh hơn sức nặng (trọng lực) của cơ thể ta

B. Lực đẩy của nước yếu hơn sức nặng (trọng lực) của cơ thể ta

C. Lực đẩy của nước cân bằng với sức nặng (trọng lực) của cơ thể ta

D. Tất cả đều sai

Câu 23 : Lực là:

A. Tác dụng đẩy của vật này lên vật khác

B. Tác dụng kéo của vật này lên vật khác

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 30 : Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Lực tác dụng của một nam châm lên một mẩu thép đặt gần nó là lực kéo

B. Lực tác dụng của một nam châm lên một mẩu théo đặt gần nó là lực đẩy

C. Lực tác dụng của một nam châm lên một mẩu thép đặt gần nó là lực hút

D. Lực tác dụng của một nam châm lên một mẩu thép đặt gần nó là lực đàn hồi

Câu 31 : Khi tác dụng lên vật một lực đẩy hoặc một lực kéo dưới một góc bé hơn ${90}^{0}$ thì:

A. Toàn bộ lực tác động sẽ làm vật di chuyển

B. Một phần lực tác động sẽ làm vật di chuyển

C. Một phần lực tác động sẽ bị tiêu phí

D. Cả B và C đều đúng

Câu 32 : Khi tác dụng lên vật một lực đẩy hoặc một lực kéo theo phương ngang thì:

A. Toàn bộ lực tác động sẽ làm vật di chuyển

B. Một phần lực tác động sẽ bị tiêu phí

C. Một phần lực tác động sẽ bị tiêu phí

D. Cả B và C đều đúng

Câu 33 : Một xe đạp không có lò xo nhún giảm xóc và 1 xe đạp leo núi có lò xo nhún giảm xóc, khi đi qua đoạn đường ghập ghềnh thì:

A. Lực tác động lên người đi xe leo núi lớn hơn lực tác dụng lên người đi xe thường

B. Lực tác động lên người đi xe leo núi nhỏ hơn lực tác dụng lên người đi xe thường

C. Lực tác động lên người đi xe leo núi bằng lực tác dụng lên người đi xe thường

D. Không có lực tác dụng lên người đi xe leo núi và người đi xe thường

Câu 34 : Hai lực được gọi là cân bằng khi 2 lực đó phải đặt trên cùng một vật và có:

A. Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều

B. Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, cùng chiều

C. Độ mạnh bằng nhau, khác phương, cùng chiều

D. Độ mạnh bằng nhau, khác phương, ngược chiều

Câu 35 : Hai lực cân bằng nhau là lực:

A. Có độ lớn (sức mạnh) bằng nhau

B. Cùng phương cùng chiều nhau

C. Cùng phương, trái chiều nhau

D. Cùng phương, trái chiều và có độ lớn bằng nhau

Câu 36 : Khi bạn A kéo bạn B bằng một lực thì lực đó có:

A. Phương AB, chiều từ A đến B

B. Phương AB, chiều từ B đến A

C. Phương thẳng đứng, chiều hướng về B

D. Phương thẳng đứng, chiều hướng về A

Câu 37 : Việt kéo gàu nước từ dưới giếng lên, lực kéo do Việt tác dụng lên gàu nước có:

A. Có phương ngang, chiều từ trái sang phải

B. Có phương ngang, chiều từ phải sang trái

C. Có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống

D. Có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên

Câu 38 : Có hai lực cùng phương, ngược chiều, cường độ bằng nhau. Hai lực đó:

A. Hai lực đó cân bằng nhau trong suốt thời gian tác dụng

B. Hai lực đo không cân bừng khi chúng cùng tác dụng

C. Hai lực cân bằng khi cùng tác dụng lên một vật

D. Chỉ cân bằng khi tác dụng cùng một thời điểm

Câu 39 : Chọn đáp án đúng. Hai lực cân bằng:

A. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và cùng chiều, tác dụng vào cùng một vật

B. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật

C. Là hai lực mạnh như nhau, ngược phương và ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật

D. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào 2 vật ngược chiều nhau

Câu 41 : Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay. Chọn câu trả lời đúng.

A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng

B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ hai lực cân bằng

C. Lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng

D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng

Câu 42 : Chọn câu đúng nhất trong các nhận định sau. Một cuốn sách nằm yên trên bàn, khi đó:

A. Không có lực nào tác dụng lên cuốn sách

B. Chỉ có lực nâng của mặt bàn lên cuốn sách

C. Cuốn sách tác dụng lên mặt bàn một lúc

D. Các lực tác dụng lên sách cân bằng nhau

Câu 43 : Chọn phương án đúng nhất. Một cái chậu nằm yên trên sàn nhà tắm, khi đó:

A. Không có lực nào tác dụng lên chậu

B. Chỉ có lực nâng của mặt sàn lên chậu

C. Chậu tác dụng lên mặt sàn một lực lớn hơn trọng lực

D. Các lực tác dụng lên chậu cân bằng nhau

Câu 44 : Hai vật nặng có khối lượng ${m}_{1}={m}_{2}$ , nối với nhau bằng một sợi dây không giãn được vắt qua một ròng rọc cố định. Chúng đứng yên vì:

A. Hai vật ${m}_{1},{m}_{2}$ không chịu lực tác dụng nào

B. Ròng rọc không quay quanh trục của nó

C. Lực tác dụng lên ${m}_{1}$bằng lực tác dụng lên ${m}_{2}$

D. Hai vật đều chịu tác dụng của các lực không cân bằng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247