Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Vật lý Trắc nghiệm lý 6 chương 2 bài 24

Trắc nghiệm lý 6 chương 2 bài 24

Câu 1 : Khi đun nóng kẽm, chúng mềm ra và nóng chảy dần, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm giảm dần.

B. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm lúc tăng lúc giảm.

C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm không đổi.

D. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm tiếp tục tăng.

Câu 2 : Cho nhiệt độ nóng chảy của một số chất như bảng. Khi thả một thỏi thép và một thỏi kẽm vào đồng đang nóng chảy. Thỏi nào nóng chảy theo đồng?Cho nhiệt độ nóng chảy của một số chất như bảng. Khi thả một thỏi thép và một hình ảnh

A. Thỏi thép

B. Cả hai thỏi đều nóng chảy theo đồng

C. Cả hai thỏi đều không bị nóng chảy theo đồng

D. Thỏi kẽm

Câu 3 : Sự nóng chảy là sự chuyển từ

A. thể lỏng sang thể rắn

B. thể rắn sang thể lỏng

C. thể lỏng sang thể hơi

D. thể hơi sang thể lỏn

Câu 4 : Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây?

A. Đốt một ngọn nến

B. Đun nấu mỡ vào mùa đông

C. Pha nước chanh đá

D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá

Câu 5 : Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy?

A. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau

B. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là giống nhau

C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng

D. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn giảm.

Câu 6 : Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng?

A. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định

B. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng

C. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi

D. Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy sẽ ngừng lại.

Câu 7 : Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi

A. đun nóng vật rắn bất kì

B. đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó

C. đun nóng vật trong nồi áp suất

D. đun nóng vật đến 100⁰C

Câu 8 : Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy?

A. Sương đọng trên lá cây

B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng

C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.

D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài sau một thời gian, tan thành nước

Câu 9 : Nhiệt độ nóng chảy của bạc là:

A. -960⁰C

B. 96⁰C

C. 60⁰C

D. 960 ⁰C

Câu 11 : Sự đông đặc là:

A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí

B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

D. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng

Câu 12 : Sự nóng chảy là:

A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khi

B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

D. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng

Câu 13 : Chọn phát biểu đúng khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc?

A. Nhiệt độ nóng chảy cùa các chất khác nhau là như nhau

B. Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật luôn thay đổi

C. Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định

D. Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự giảm thể tích

Câu 14 : Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước

B. Đốt một ngọn nến

C. Đốt một ngọn đèn dầu

D. Đúc một cái chuông đồng

Câu 15 : Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc

B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc

C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc

D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc

Câu 16 : Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó:

A. Không ngừng tăng

B. Không ngừng giảm

C. Mới đầu tăng, sau giảm

D. Không đổi

Câu 17 : Câu phát biểu nào sau đây là sai?

A. Đông đặc và nóng chảy là hai quá trình ngược nhau

B. Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy

C. Trong khi đang nóng chảy hoặc đông đặc, thì nhiệt độ của nhiều chất không thay đổi

D. Cả ba câu trên đều sai

Câu 18 : Trong trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?

A. Sương đọng trên lá cây

B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng

C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài

D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước

Câu 19 : Câu nào sau đây nói về nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là đúng?

A. Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật luôn thay đổi

B. Một chất đã đông đặc ở nhiệt độ xác định, thì phải nóng chảy ở một nhiệt độ khác cao hơn

C. Một chất đã đông đặc ở nhiệt độ xác định, thì phải nóng chảy ở một nhiệt độ khác thấp hơn

D. Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chất đó

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247