Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 21

Câu 1 : Tuy đã hoàn thành về cơ bản công cuộc bình định Việt Nam, thực dân Pháp vẫn gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?

A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân Nam Kì

B. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân trong cả nước

C. Một số quan lại yêu nước và nhân dân Trung Kì

D. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước ở Bắc Kì

Câu 2 : Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

A. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)

B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng

C. Bổ sung lực lượng quân sự

D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)

Câu 3 : Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là

A. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến

B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến

C. Kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội

D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp

Câu 4 : Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần vương đặt dưới sự chỉ huy của

A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường

B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết

C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn

D. Nguyễn Đức Nhuận và Đào Doãn Dịch

Câu 5 : Phong tào Cần vương diễn ra sôi nổi ở địa phương nào?

A. Trung Kì và Nam Kì

B. Bắc Kì và Nam Kì

C. Bắc Kì và Trung Kì

D. Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì

Câu 6 : Bộ chỉ huy của phong trào Cần vương đóng tại địa bàn thuộc hai tỉnh nào?

A. Quảng Ngãi và Bình Định

B. Quảng Nam và Quảng Trị

C. Quảng Bình và Quảng Trị

D. Quảng Bình và Hà Tĩnh

Câu 8 : Ý nghĩa của phong trào Cần vương là

A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam

B. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập

C. Thổi bùng lên ngọn lửa đáu tranh cứu nước trong nhân dân

D. Tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX

Câu 9 : Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương

A. Chấm dứt hoạt động

B. Chỉ hoạt động cầm chừng

C. Vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ

D. Tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn

Câu 10 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?

A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp

B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ

C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất

D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam

Câu 11 : Đặc điểm của phong trào Cần vương là

A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến

B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân

Câu 12 : Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là

A. Khởi nghĩa Hương Khê

B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh

C. Khởi nghĩa Ba Đình

D. Khởi nghĩa Bãi Sậy

Câu 13 : Cuộc khởi nghiã Bãi Sậy là do ai lãnh đạo?

A. Đinh Công Tráng

B. Nguyễn Thiện Thuật

C. Phan Đình Phùng

D. Đinh Gia Quế

Câu 14 : Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?

A. Cao Điền và Tống Duy Tân

B. Tống Duy Tân và Cao Thắng

C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám

D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 15 : Cuộc khởi nghĩa Ba Đình do ai lãnh đạo?

A. Phạm Bành, Đinh Công Tráng

B. Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế

C. Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn

D. Phạm Bành, Cầm Bá Thước

Câu 16 : Cao Thắng có vai trò như thế nào trong khởi nghĩa Hương Khê?

A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự

B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ, nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp

D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa

Câu 17 : Giai đoạn từ 1885 đến năm 1888, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì?

A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp

B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu

C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu

D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp

Câu 18 : Giai đoạn từ 1888 đến năm 1896, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ gì?

A. Tập trung lực lượng đánh Pháp

B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân

C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu

D. Chiến đấu quyết liệt

Câu 19 : Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Hương Khê

B. Khởi nghĩa Yên Thế

C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà

D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

Câu 20 : Nông dân Yên Thế đứng lên chống Pháp vì

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương

B. Chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống

C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình

D. Gồm tất cả những nguyên nhân trên

Câu 21 : Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế là

A. Công nhân

B. Nông dân

C. Các dân tộc sống ở miền núi

D. Nông dân và công nhân

Câu 22 : Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là

A. Đề Nắm

B. Đề Thám

C. Nguyễn Trung Trực

D. Phan Đình Phùng

Câu 23 : Đến năm 1991, từ Yên Thế, nghĩa quân đã mở rộng hoạt động sang vùng nào?

A. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng

B. Phủ Lạng Thương

C. Tiên Lữ (Hưng Yên)

D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương

Câu 24 : Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương

B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn

C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương

D. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình

Câu 26 : Trận đánh nổi tiếng của nghĩa quân Hương Khê diễn ra vào tháng 5 - 1890 là trận tấn công:

A. Thị xã Hà Tĩnh

B. Đồn Nu

C. Đồn Trường Lưu

D. Đồn Mang Cá

Câu 28 : Ngày 17 - 10 - 1894, nghĩa quân Hương Khê giành thắng lợi lớn trong trận nào?

A. Tấn công đồn Trường Lưu

B. Tập kích thị xã Hà Tĩnh

C. Tấn công đồn Nu (Thanh Chương)

D. Phục kích địch ở núi Vụ Quang

Câu 29 : Cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần vương tồn tại hơn 10 năm?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy

B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh

C. Khởi nghĩa Ba Đình

D. Khởi nghĩa Hương Khê

Câu 31 : Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đau thế kỉ XX là?

A. Khởi nghĩa Yến Thế

B. Khởi nghĩa Hương Khê

C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh

D. Khởi nghĩa Ba Đình

Câu 32 : Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa Yên Thế?

A. Công nhân

B. Nông dân

C. Nông dân và công nhân

D. Các dân tộc ở miền núi

Câu 33 : Nông dân Yên Thế đứng lên khởi nghĩa chống Pháp là do?

A. Hưởng ứng theo lời kêu gọi của chiếu Cần vương

B. Thực dân Pháp tàn sát đẫm máu vô số người dân vô tội ở nơi này

C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình Huế

D. Chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp

Câu 34 : Yên Thế là vùng bán sơn địa ở phía tây bắc tỉnh

A. Tuyên Quang

B. Hưng Yên

C. Lạng Sơn

D. Bắc Giang

Câu 36 : Đến năm 1891, nghĩa quân Yên Thế làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang:

A. Tiên Lữ (Hưng Yên)

B. Phủ Lạng Thương

C. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng

D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương

Câu 37 : Người trở thành thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa Yên Thế giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897 là:

A. Đề Nắm

B. Đề Thám

C. Nguyễn Thiện Thuật

D. Phan Đình Phùng

Câu 39 : Tháng 10 - 1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng là:

A. Yên Lễ, Nhã Nam, Hố Chuối, Yên Mĩ

B. Yên Lễ, Bố Hạ, Văn Lâm, Nhã Nam

C. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng

D. Yên Lễ, Phồn Xương, Nhã Nam, Khoái Châu

Câu 40 : Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam?

A. Thành Hà Nội bị thất thủ lần thứ hai (1882)

B. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An

C. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất

D. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt

Câu 41 : Tuy đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, nhưng thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự của ai?

A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở Trung Kì

B. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở Bắc Kì

C. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước ở Nam Kì

D. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân cả nước

Câu 42 : Đại diện phái chủ chiến trong triều đình Huế là:

A. Phan Thanh Giản

B. Tôn Thất Thuyết

C. Trương Quang Ngọc

D. Tôn Thất Đàm

Câu 43 : Ý nào sau đây không phải là hành động của phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết?

A. Trừ khử những người không cùng chính kiến, bổ sung thêm vào lực lượng quân sự

B. Vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp chống lại thực dân Pháp

C. Phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, đưa Ưng Lịch còn nhỏ tuổi lên làm vua

D. Bí mật liên kết với sĩ phu, văn thân các nơi, xây dựng hệ thống sơn phòng và tuyến đường thượng đạo

Câu 44 : Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu:

A. tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất

B. đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

C. phát triển các ngành kinh tế công thương nghiệp, khai thác có hiệu quả tài nguyên, thị trường và nguồn lao động ở Việt Nam

D. xúc tiến việc thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì

Câu 45 : Toàn quyền về chính trị và quân sự Pháp tại Việt Nam (tháng 7 - 1885) là:

A. Hác-măng

B. Pa-tơ-nốt

C. Cuốc-lê

D. Đờ Cuốc-xi

Câu 46 : Người đã hạ lệnh cho các đạo quân của mình tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ (tháng 7 - 1885) là:

A. Trần Xuân Soạn

B. Tôn Thất Thiệp

C. Tôn Thất Thuyết

D. Trần Văn Định

Câu 47 : Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã

A. bổ sung thêm lực lượng quân sự

B. ra sức xây dựng hệ thống sơn phòng, tích trữ lương thảo, vũ khí

C. cùng vua Hàm Nghi rời khỏi Hoàng Thành chạy đến sơn phòng Ấu Sơn (Hà Tĩnh)

D. đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng Thành, rồi chạy ra sơn phòng ở Tân Sở (Quảng Trị)

Câu 48 : Ngày 13 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương khi đang ở đâu?

A. Đồn Mang Cá

B. Căn cứ Ấu Sơn (Hà Tĩnh)

C. Căn cứ Tân Sở (Quảng Trị)

D. Kinh thành Huế

Câu 49 : Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là gì?

A. Tố cáo tội ác xâm lược của bọn thực dân Pháp

B. Kêu gọi các tầng lớp nông dân đứng lên kháng chiến chống Pháp

C. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến

D. Kêu gọi tiến hành cải cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại

Câu 50 : Thời gian từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của:

A. Hàm Nghi và Tôn Thất Thiệp

B. Trần Xuân Soạn và Tôn Thất Thuyết

C. Tôn Thất Thuyết và Trần Văn Định

D. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết

Câu 52 : Bộ chỉ huy của phong trào Cần vương đóng tại vùng rừng núi phía tây hai tỉnh

A. Thanh Hóa và Nghệ An

B. Quảng Ngãi và Bình Định

C. Quảng Bình và Hà Tĩnh

D. Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị

Câu 53 : Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc, do có sự chỉ điểm của

A. Nguyễn Xuân Ôn

B. Trương Quang Ngọc

C. Mai Xuân Thưởng

D. Nguyễn Đức Nhuận

Câu 54 : Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đưa ông đi đày ở đâu?

A. Tuy-ni-di

B. Mê-hi-cô

C. An-giê-ri

D. Nam Phi

Câu 55 : Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (cuối năm 1888), phong trào Cần vương:

A. chấm dứt hoạt động

B. hoạt động mang tính cầm chừng

C. tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn

D. chỉ còn hoạt động chủ yếu ở khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Câu 56 : Trong nhũng năm 1888 - 1896, trước những cuộc hành quân càn quét dữ dội của thực dân Pháp, phong trào Cần vương chuyển sang hoạt động ở đâu?

A. Vùng đồng bằng

B. Vùng trung du và miền núi

C. Vùng rừng núi Tây Nguyên

D. Nam Kì lục tỉnh

Câu 57 : Cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do ai chỉ huy?

A. Lê Trung Đình và Nguyễn Tự Tân

B. Trương Đình Hội và Nguyễn Tự Như

C. Tống Duy Tân và Cao Điển

D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 60 : Khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?

A. Tống Duy Tân và Cao Điển

B. Mai Xuân Thưởng và Bùi Điền

C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng

D. Trương Đình Hội và Nguyễn Tự Như

Câu 63 : Phong trào Cần vương kết thúc khi cuộc khởi nghĩa

A. Ba Đình bị đàn áp

B. Hùng Lĩnh thất bại

C. Bãi Sậy tan rã

D. Hương Khê lặng im tiếng súng

Câu 64 : Cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần vương là khởi nghĩa:

A. Bãi Sậy

B. Hùng Lĩnh

C. Hương Khê

D. Ba Đình

Câu 67 : Trong những năm 1883 -1885, tại Bãi Sậy có phong trào kháng Pháp do ai lãnh đạo?

A. Nguyễn Thiện Thuật

B. Đinh Gia Quế

C. Phan Đình Phùng

D. Cao Thắng

Câu 68 : Từ năm 1885, vai trò lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy thuộc về:

A. Phan Đình Phùng

B. Đinh Gia Quế

C. Nguyễn Thiện Thuật

D. Cao Thắng

Câu 69 : Hương Khê là một huyện miền núi phía tây tỉnh:

A. Thanh Hóa

B. Hưng Yên

C. Hà Tĩnh

D. Quảng Trị

Câu 70 : Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê là:

A. Nguyễn Thiện Thuật

B. Tống Duy Tân

C. Đinh Công Tráng

D. Phan Đình Phùng

Câu 71 : Ở khởi nghĩa Hương Khê, từ năm 1885 đến năm 1888 là giai đoạn gì?

A. Nghĩa quân chiến đấu quyết liệt chống thực dân Pháp

B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân

C. Phan Đình Phùng trở về Hà Tĩnh, cùng Cao Thắng trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa

D. Nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động và liên tiếp mở các cuộc tập kích,.đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch

Câu 73 : Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh:

A. Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa

B. Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị

C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

D. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế

Câu 74 : Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực làm những việc gì cho cuộc khởi nghĩa Hương Khê?

A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự

B. Xây dựng căn cứ quân sự thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình

C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ, nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp

D. Chuẩn bị lực lượng, tích trữ lương thực và vũ khí cho cuộc khởi nghĩa

Câu 75 : Từ năm 1888 đến năm 1896, nghĩa quân Hương Khê

A. tập trung lực lượng chuẩn bị đánh Pháp

B. xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân

C. bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt

D. do Tống Duy Tân và Cao Điển lãnh đạo

Câu 76 : Đâu là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy

B. Khởi nghĩa Hương Khê

C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh

D. Khởi nghĩa Ba Đình

Câu 78 : Nghĩa quân Hương Khê được phiên chế thành 15 đơn vị nào?

A. Sư đoàn

B. Quân đoàn

C. Lữ đoàn

D. Quân thứ

Câu 79 : Đại bản doanh cuộc khởi nghĩa Hương Khê đặt tại đâu?

A. Núi Quạt

B. Đức Thọ

C. Múi Vụ Quang

D. Thanh Chương

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247