Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021

Câu 1 : Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đình Huế nhằm mục tiêu gì?

A. Đưa Ưng Lịch lên ngôi vua

B. Giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện

C. Thiết lập một triều đại mới tiến bộ

D. Đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi

Câu 2 : Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì?

A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.  

B. độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.  

C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.  

D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.

Câu 3 : Đâu không phải là lý do khiến Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

A. Do nhân dân Nam Kì không có tinh thần đấu tranh

B. Do người Pháp đã bình định được Nam Kì từ rất sớm

C. Do nhân dân Nam Kì không chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng trung quân ái quốc

D. Tính cố kết cộng đồng ở Nam Kì không cao như những khu vực còn lại

Câu 4 : Đâu là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương?

A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp  

B. Do nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến  

C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất  

D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam

Câu 5 : Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là

A. phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến  

B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản  

C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản 

D. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân

Câu 6 : Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam?

A.  Tự lực tự cường.

B. Tự lực cánh sinh

C. Tự lực khai hóa

D. Tự do dân chủ

Câu 7 : Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?

A. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp  

B. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập  

C. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất  

D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp

Câu 8 : Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước mà Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX đã chọn?

A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng

B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản

C. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế tắc của chế độ phong kiến

D. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của con đường đó.

Câu 9 : Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình?

A.  Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.

B.  Đều noi gương Nhật Bản để tự cường.

C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.

D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Câu 10 : Vì sao trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất ở nông thôn Việt Nam giảm sút?

A. Nước Pháp tham gia chiến tranh, Việt Nam bị ảnh hưởng.

B. Thực dân Pháp tăng cường vơ vét phục vụ chiến tranh.

C. Nhân dân bị bắt đi lính, diện tích trồng lúa bị thu hẹp.

D. Trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.

Câu 11 : Kết quả lớn nhất của phong trào chống sưu thế năm 1908 là gì?

A. Địa chủ phong kiến giảm sưu cho dân 

B. Làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở nông thôn.

C. Thức tỉnh phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở các tỉnh Bắc Kì.

D. Lối làm ăn theo phương thức tư bản chủ nghĩa được truyền bá.

Câu 13 :  Phong trào nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX?

A. Khởi nghĩa Thái Nguyên  

B. Vụ Hà Thành đầu độc  

C. Phong trào chống thuế ở Trung Kì  

D. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế

Câu 14 : Theo em những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong giai đoạn 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga

B. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của những sĩ phu tiến bộ

C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp

D. Là cơ sở quan trọng để Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Câu 15 : Theo em đâu không phải nguyên nhân Nguyễn Tất Thành chọn Pháp làm điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước?

A. Muốn đánh đuổi kẻ thù phải hiểu rõ kẻ thù đó

B. Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

C. Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình

D. Tìm hiểu xem điều gì ẩn sau “tự do- bình đẳng- bác ái”

Câu 16 : Theo em vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam

B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ

C. Tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta

D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc

Câu 18 : Em hãy cho biết ngày 5-6-1911 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập

C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ

D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập

Câu 19 : Em hãy cho biết phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phản ánh điều gì?

A. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân

B. Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân

C. Là nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước

D. Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Câu 20 : Em hãy cho biết hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là

A. Đấu tranh chính trị

B. Đấu tranh kinh tế

C. Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động

D. Bạo động vũ trang

Câu 21 : Theo em để đánh đuổi thực dân Pháp bằng con đường bạo lực cách mạng, Việt Nam Quang phục hội đã thành lập tổ chức có tên gọi là gì?

A. “Việt Nam Quang phục quân”.

B. “Việt Nam cứu quốc quân”.

C. “Việt Nam bạo lực quân”.

D. “Quang Phục quân”.

Câu 22 : Theo em sự thất bại của các phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX đã để lại bài học kinh nghiệm cơ bản gì cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau?

A. Phải có sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.

B. Phải có sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.

C. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế.

D. Phải đấu tranh vũ trang để giành chính quyền.

Câu 23 : Theo em nguyên nhân chính khiến thực dân Pháp phải tăng cường chính sách khủng bố khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra?

A. Để ngăn chặn nguy cơ cách mạng bùng nổ ở thuộc địa

B. Để huy động tối đa các nguồn lực của thuộc địa cho chính quốc

C. Để ngăn chặn nguy cơ bị các nước đế quốc khác xâm chiếm thuộc địa

D. Để đưa thuộc địa vào quỹ đạo của cuộc chiến tranh

Câu 24 : Theo em sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu gì đối với các nhà yêu nước Việt Nam?

A. Tìm kiếm sự giúp đỡ của một lực lượng chính trị mới

B. Đoàn kết các giai cấp trong xã hội để đấu tranh

C. Tìm kiếm một con đường cứu nước mới phù hợp

D. Tìm kiếm một cá nhân kiệt xuất cho lịch sử

Câu 25 : Theo em bản chất của phong trào hội kín ở Nam Kì là gì?

A. Là phong trào ma thuật, bùa chú

B. Là phong trào đấu tranh của nông dân khi bị đè nén đến cùng cực

C. Là phong trào yêu nước của nhân dân Nam Bộ

D. Là phong trào đấu tranh của công nhân Nam Kì

Câu 26 : Theo em thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là

A. Nông dân và dân nghèo thành thị.

B. Nông dân và công nhân.

C. Công nhân và binh lính người Việt.

D. Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.

Câu 27 : Em hãy cho biết lực lượng chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. công nhân, nông dân, thợ thủ công.

B. công nhân và viên chức hỏa xa trên tuyến đường sắt Hà Nội – Vân Nam.

C. công nhân và binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

D. tất cả các giai tầng trong cả nước.

Câu 28 : Em hãy cho biết một trong những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là

A. tuyên truyền, tố cáo tội ác của thực dân Pháp

B. vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp tham gia đấu tranh

C. tổ chức các cuộc bạo động: phá đường sắt, nhà lao, tấn công đồn lính

D. kết hợp đấu tranh chính trị- vũ trang chống Pháp và chống phong kiến

Câu 29 : Em hãy cho biết trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào Hội kín ở Nam Kì hoạt động dưới hình thức nào?

A. Tuyên truyền vận động quần chúng dưới hình thức tôn giáo, mê tín.

B. Cải cách văn hóa, xã hội.

C. Kêu gọi mọi người đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị.

D. Vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động.

Câu 31 : Theo em nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến hiện tượng đầu thế kỉ XX trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách?

A. Do nhận thức khác nhau về vấn đề dân tộc- dân chủ

B. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa

C. Do ảnh hưởng của yếu tố quê hương, gia đình

D. Do sự khác nhau về mức độ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản

Câu 32 : Theo em hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh là

A. biện pháp cải lương, ỉ Pháp cầu tiến bộ

B. cổ vũ tinh thần học tập tự cường chưa có cơ sở

C. giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến chưa đúng thời điểm

D. chưa thấy được sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chống xâm lược

Câu 33 : Theo em nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến hiện tượng đầu thế kỉ XX trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách?

A. Do nhận thức khác nhau về vấn đề dân tộc- dân chủ

B. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa

C. Do ảnh hưởng của yếu tố quê hương, gia đình

D. Do sự khác nhau về mức độ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản

Câu 34 : Theo em đâu là điểm giống nhau trong hoạt động yêu nước cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX?

A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.

B. Đều noi theo gương Nhật để tự cường.

C. Đề chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.

D. Đề chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Câu 35 : Theo em đâu là điểm giống nhau trong hoạt động yêu nước cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX?

A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.

B. Đều noi theo gương Nhật để tự cường.

C. Đề chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.

D. Đề chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Câu 36 : Theo em vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế đang diễn ra trong xã hội Việt Nam là

A. sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.

B. các tân thư, tân báo của Trung Hoa cứ tấp nập đưa vào Việt Nam.

C. triều đình nhà Nguyễn không thể đưa đất nước thoát khỏi nô lệ.

D. sự áp đảo của hệ tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào Việt Nam.

Câu 37 : Theo em nhận định “Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc” của tạp chí Nam Phong trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) muốn nhấn mạnh điều gì?

A. Sự đóng góp rất lớn của Việt Nam cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất

B. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất

C. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất

D. Sức mạnh của nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 38 : Theo em tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do đã có tác động gì đến sự phân hóa giai cấp ở giai đoạn đoạn sau

A. Đẩy mạnh quá trình tập hợp lực lượng, đặt cơ sở cho sự ra đời của giai cấp tư sản sau chiến tranh

B. Đưa giai cấp tư sản trở thành một thế lực kinh tế hùng mạnh, đối trọng với tư bản Pháp

C. Dẫn tới tinh thần thỏa hiệp của giai cấp tư sản sau chiến tranh

D. Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản có thể du nhập vào Việt Nam

Câu 39 : Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo?

A. Cao Điền và Tống Duy Tân  

B. Tống Duy Tân và Cao Thắng  

C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám  

D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 40 : Theo em trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam đã làm gì để vươn lên và xác lập địa vị chính trị nhất định?

A. Tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanh

B. Đẩy mạnh buôn bán với tư bản Pháp

C. Lập cơ quan ngôn luận, bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước

D. Cử người tham gia bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương

Câu 41 : Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian dài đã tác động như thế nào đến thực dân Pháp?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam  

B. Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp  

C. Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau  

D. Xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối

Câu 42 : Đâu không phải cơ sở làm xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Đất nước khủng hoảng  

B. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam  

C. Lòng yêu nước thương dân của các sĩ phu  

D. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển

Câu 43 : Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là

A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.  

B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.  

C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.  

D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Câu 44 : Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Hương Khê  

B. Khởi nghĩa Yên Thế  

C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà  

D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

Câu 45 : Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?

A. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế  

B. Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước  

C. Phải dựa vào sức mình là chính; bản chất đế quốc là giống nhau.  

D. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn

Câu 46 : Đâu là nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê trong giai đoạn 1885-1888?

A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp  

B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu

C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu  

D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp

Câu 47 : Tại sao thực dân Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn cống quy mô lên Yên Thế trong giai đoạn 1909-1913?

A. Quân của Đề Thám dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội  

B. Quân của Đề Thám dính líu đến phong trào kháng thuế ở Trung Kì 

C. Do Đề Thám có liên lạc với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh  

D. Do Đề Thám tổ chức ám sát viên toàn quyền Pháp ở Hà Nội

Câu 48 : Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Thể hiện lòng yêu nước thương dân của các văn thân, sĩ phu  

B. Tấn công vào tư tưởng phong kiến bảo thủ  

C. Đặt cơ sở cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX  

D. Thúc đẩy mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam

Câu 49 : Những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX không được thực hiện chủ yếu do nguyên nhân nào?

A. Rời rạc, lẻ tẻ, thiếu hệ thống  

B. Thiếu tính khả thi nếu áp dụng vào thực tế.  

C. Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước  

D. Chỉ chú trọng các vấn đề chính trị, xem nhẹ kinh tế - văn hóa - giáo dục

Câu 50 : “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” là quan điểm cứu nước của nhà cách mạng nào?

A. Phan Bội Châu  

B. Phan Châu Trinh  

C. Huỳnh Thúc Kháng  

D. Lương Văn Can

Câu 51 : Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa  

B. Kinh tế phong kiến  

C. Kinh tế nông nghiệp thuần túy  

D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân

Câu 52 : Nhận xét nào sau đâu không đúng khi đánh giá về tổ chức bộ máy nhà nước người Pháp đã xây dựng ở Đông Dương trong thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Hệ thống chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương  

B. Bộ máy chính quyền hoàn toàn do thực dân Pháp chi phối  

C. Có sử dụng đội ngũ quan lại, địa chủ phong kiến làm tay sai  

D. Làng xã vẫn là một đơn vị hành chính độc lập

Câu 53 : Những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang hạn chế nào sau đây?

A. Rời rạc, lẻ tẻ, thiếu hệ thống  

B. Thiếu tính khả thi nếu áp dụng vào thực tế.  

C. Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước  

D. Chỉ chú trọng các vấn đề chính trị, xem nhẹ kinh tế - văn hóa - giáo dục

Câu 54 : Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến  

B. Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng  

C. Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi  

D. Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng

Câu 55 : Cho nhận định sau: “Thực dân Pháp đến Việt Nam là để thực hiện sứ mệnh khai hóa văn minh”. Nhận định trên đúng hay sai? Vì sao?

A. Đúng. Vì người Pháp đã xây dựng ở Việt Nam hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại  

B. Đúng. Vì người Pháp đã du nhập và phát triển nền kinh tế tư bản ở Việt Nam  

C. Sai. Vì hoạt động khai hóa của người Pháp là để phục vụ cho hoạt động khai thác, bóc lột  

D. Sai. Vì văn minh Pháp không ảnh hưởng sâu rộng, tích cực đến Việt Nam

Câu 56 : Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản  

B. Diễn ra theo 2 phương pháp: bạo động và cải cách  

C. Đều bị thực dân Pháp đàn áp  

D. Do tầng lớp tư sản, tiểu tư sản lãnh đạo

Câu 57 : Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cần Vương cuối thế kỉ XIX?

A. Cuộc phản công ở kinh thành Huế  

B. Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp  

C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương  

D. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai

Câu 58 : Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế là

A. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản  

B. Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân  

C. Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến  

D. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Câu 59 : Bộ phận nào của giai cấp địa chủ phong kiến có tinh thần yêu nước chống đế quốc?

A. Đại địa chủ người Pháp  

B. Địa chủ người Việt  

C. Trung, tiểu địa chủ  

D. Không có bộ phận nào

Câu 60 : Giai cấp nông dân Việt Nam có thái độ như thế nào đối với thực dân Pháp và tay sai?

A. Căm ghét chế độ thực dân phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh  

B. Trung lập, không có hành động nào chống đế quốc và tay sai  

C. Ủng hộ chế độ thực dân phong kiến  

D. Đấu tranh khi bị áp bức, thỏa hiệp khi được nhân nhượng về quyền lợi

Câu 61 : Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định: Nếu Việt Nam tiến hành cải cách thì sẽ thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa và trở thành nước Nhật thứ hai

A. Đúng vì cải cách là cách duy nhất để Việt Nam thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa  

B. Không đúng vì Việt Nam không có những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cải cách thành công  

C. Đúng vì Nhật Bản và Xiêm đã thực hiện và thành công  

D. Sai vì lúc này thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam

Câu 62 : So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

A. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia  

B. đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh  

C. hình thức, phương pháp đấu tranh  

D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào

Câu 63 : Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang đặc điểm nào sau đây?

A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước  

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời  

C. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc  

D. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

Câu 64 : Tầng lớp tư sản Việt Nam có nguồn gốc từ

A. một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.  

B. một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh. 

C. một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.  

D. từ Pháp du nhập vào Việt Nam.

Câu 65 : Nguyên nhân chính khiến cho Việt Nam bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp là

A. Triều đình phong kiến không thực hiện được vai trò lãnh đạo, đầu hàng thực dân Pháp.

B. Nhân dân không đoàn kết chống Pháp.  

C. Do tương quan lực lượng chênh lệch.  

D. Do nhà Thanh từ chối không giúp đỡ Việt Nam chống Pháp.

Câu 66 : Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Học sinh, sinh viên.  

B. Tiểu thương, địa chủ.  

C. Nhà báo, nhà giáo.  

D. Chủ các hãng buôn.

Câu 67 : Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam bao gồm hai giai cấp cơ bản nào?

A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản  

B. Địa chủ phong kiến và tư sản  

C. Địa chủ phong kiến và nông dân  

D. Công nhân và nông dân

Câu 68 : Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ giai cấp nào?

A. Nông dân  

B. Thợ thủ công  

C. Nô tì         

D. Binh lính

Câu 69 : Đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai  

B. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến  

C. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản  

D. Mâu thuẫn giữa tiểu tư sản với vô sản

Câu 70 : Các sĩ phu tiến bộ trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX không xuất phát từ lý do nào?

A. Là bộ phận nhiệt huyết nhất, hăng hái nhất  

B. Có uy tín và nhận được sự ủng hộ lớn của quần chúng 

C. Tầng lớp tư sản số lượng ít, khả năng lãnh đạo còn hạn chế  

D. Trình độ đấu tranh của giai cấp vô sản còn hạn chế

Câu 71 : Những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước không xuất phát từ lí do nào sau đây?

A. Nhật Bản “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam  

B. Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh  

C. Ảnh hưởng của thuyết Đại Đông Á  

D. Thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)

Câu 72 : Sự chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam thời kì này?

A. Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt  

B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển  

C. Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại  

D. Tạo cơ sở bên trong cho sự bùng nổ của một khuynh hướng đấu tranh mới

Câu 73 : Điểm tiến bộ nhất của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với các phong trào đấu tranh trước đó là gi?

A. Do các sĩ phu tiến bộ lãnh đạo  

B. Gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội  

C. Chủ trương đoàn kết quốc tế  

D. Xác định công - nông là động lực của cách mạng

Câu 74 : Nội dung nào không phải nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

A. Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương  

B. Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi  

C. Phương thức tác chiến linh hoạt  

D. Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp

Câu 75 : Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.    

B. Khởi nghĩa Ba Đình. 

C. Khởi nghĩa Hương Khê.  

D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

Câu 76 : Nhà tư sản nào ở Việt Nam được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?

A. Bạch Thái Bưởi  

B. Nguyễn Hữu Hào  

C. Lê Phát Đạt  

D. Trần Hữu Định

Câu 77 : Mục đích chính của Tôn Thất Thuyết khi thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương là gì?

A. Tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh  

B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước  

C. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp  

D. Khẳng định nền độc lập của Việt Nam

Câu 78 : Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần Vương trong giai đoạn 1885-1888 là

A. diễn ra trên khắp cả nước, đặt dưới dự chỉ huy của triều đình kháng chiến  

B. quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao  

C. vắng bóng vai trò của triều đình, chỉ xuất hiện vai trò của văn thân, sĩ phu  

D. diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự thống nhất

Câu 79 : Nhân tố nào là chất xúc tác thổi bùng lên một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX?

A. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa  

B. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình Huế  

C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương  

D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Câu 80 : Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là

A. một quốc gia độc lập, có chủ quyền  

B. một vùng tự trị của Trung Hoa  

C. một quốc gia tự do  

D. một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa

Câu 81 : Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong tình trạng như thế nào?

A. hình thành và hoàn thiện mô hình bước đầu.  

B. đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.  

C. được củng cố vững chắc và phát triển hưng thịnh.  

D. một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình trong lòng xã hội phong kiến.

Câu 82 : Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng các dựa vào

A. Nga  

B. Nhật Bản  

C. Pháp  

D. Mĩ

Câu 83 : Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?

A. Đề Nắm       

B. Đề Thám

C. Đề Sặt     

D. Đề Nguyên

Câu 84 : Ai là người đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế?

A. Phan Thanh Giản      

B. Vua Hàm Nghi  

C. Tôn Thất Thuyết

D. Nguyễn Văn Tường

Câu 85 : Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

A. Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện  

B. Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển 

C. Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng 

D. Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

Câu 87 : Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) được thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong bối cảnh như thế nào?

A. Căn bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự.  

B. Pháp đang gặp khó khăn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.  

C. Các phong trào đấu tranh chống Pháp giành nhiều thắng lợi.  

D. Pháp thiệt hại nặng nề sau chiến tranh Pháp - Phổ.

Câu 88 : Ai là người đứng đầu Liên bang Đông Dương?

A. Toàn quyền người Pháp 

B. Khâm sứ người Pháp  

C. Thống sứ người Pháp  

D. Thống đốc người Pháp

Câu 89 : Mục đích hoạt động chính của Đông Kinh nghĩa thục là gì?

A. Bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới  

B. Chuẩn bị lực lượng để tổ chức bạo động vũ trang  

C. Chấn hưng nền kinh tế - văn hóa quốc gia  

D. Chấn hưng dân khí để đủ khả năng tự trị

Câu 90 : Nhân tố nào dẫn đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp  

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ  

C. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình bình định Việt Nam  

D. Tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam

Câu 91 : Phong trào nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX?

A. Khởi nghĩa Thái Nguyên  

B. Vụ Hà Thành đầu độc  

C. Phong trào chống thuế ở Trung Kì  

D. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế

Câu 92 : Theo sự phân chia của người Pháp, xứ Bắc Kì theo chế độ cai trị nào?

A. Nửa bảo hộ  

B. Bảo hộ  

C. Thuộc địa  

D. Tự trị

Câu 93 : Thực dân Pháp đã sử dụng biện pháp gì để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam?

A. Đánh thuế cao vào hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam

B. Đặt ra nhiều thứ thuế mới cho nhân dân Việt Nam

C. Thành lập ngân hàng Đông Dương

D. Phát hành tiền giấy bạc và cho vay lãi

Câu 94 : Phương thức bóc lột chính của các chủ đất mới trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là gì?

A. Phát canh thu tô  

B. Bóc lột giá trị thặng dư  

C. Chiếm nô  

D. Rào đất cướp ruộng

Câu 95 : Ngày 5-6-1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước  

B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập  

C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ  

D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập

Câu 96 : Đâu không phải lý do khiến thực dân Pháp xúc tiến xâm lược Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX?

A. Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường của tư bản Pháp  

B. Do chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng 

C. Ưu thế của Pháp ở Việt Nam khi giành thắng lợi ở chiến tranh Canada  

D. Do sự giàu có về tài nguyên của Việt Nam

Câu 97 : Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương  

B. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến  

C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế  

D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi

Câu 98 : Giữa thế kỉ XIX, tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì có điểm gì nổi bật?

A. Nông nghiệp sa sút, nông dân phải đi phiêu tán  

B. Nông nghiệp sa sút, thủ công nghiệp phát triển mạnh  

C. Hình thành các đô thị tập trung đông dân cư  

D. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh

Câu 99 : Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

A. Pháp        

B. Trung Quốc  

C. Nhật Bản     

D. Liên Xô

Câu 100 : Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?

A. Nguyễn Lộ Trạch  

B. Nguyễn Trường Tộ  

C. Bùi Viện 

D. Phạm Phú Thứ

Câu 101 : Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại xuất phát từ nguyên nhân khách quan nào?

A. Cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo  

B. Không tập hợp đoàn kết được đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh  

C. So sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Việt Nam  

D. Thiếu sự đoàn kết quốc tế

Câu 102 : Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của điểm tiến bộ của cách mạng tư sản  

B. Bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam  

C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp  

D. Là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Câu 103 : Nội dung nào sau đây không thuộc hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục?

A. Tăng cường bắt nông dân đi lính  

B. Chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

C. Tăng cường khai thác kim loại quý hiếm phục vụ sản xuất  

D. Mở rộng các ngành công nghiệp nặng

Câu 104 : Vào năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã dâng lên vua Tự Đức bản điều trần có tên là

A. Thời vụ sách  

B. Bình Ngô sách  

C. Dương vụ  

D. Canh tân

Câu 105 : Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?

A. Là một nước phụ thuộc vào thực dân Pháp  

B. Là một nước thuộc địa  

C. Là một nước thuộc địa nửa phong kiến  

D. Là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến

Câu 106 : Nội dung nào sau đây không phải sự thay đổi chính sách thống trị của thực dân Pháp trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

A. Tăng cường bắt nông dân đi lính  

B. Chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh  

C. Tăng cường khai thác kim loại quý hiếm phục vụ sản xuất  

D. Mở rộng các ngành công nghiệp nặng

Câu 107 : Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

A. Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự  

B. Bóc lột để làm giàu cho chính quốc  

C. Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp  

D. Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 108 : Đâu không phải nguyên nhân một số nhà yêu nước Việt Nam chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách?

A. Do sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó  

B. Do ảnh hưởng yếu tố quê hương  

C. Do thất bại của phong trào Đông Du  

D. Do tư tưởng cải cách trên thế giới lúc bấy giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam

Câu 109 : Nét nổi bật của phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn 1884-1892 là

A. Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm  

B. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở  

C. Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp  

D. Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh

Câu 110 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX là gì?

A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.  

B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.  

C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.  

D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.

Câu 111 : Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông?

A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.  

B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.  

C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự. 

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.

Câu 112 : Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

A. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam  

B. Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ  

C. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản  

D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc

Câu 113 : Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

A. Quan lại, sĩ phu yêu nước  

B. Nông dân  

C. Bình dân thành thị  

D. Tư sản

Câu 114 : Người Pháp chấp nhận giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện

A. Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét- nay  

B. Người Pháp được cai quản 4 tổng ở Yên Thế  

C. Đề Thám giao người thực hiện vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội  

D. Đề Thám trao trả trùm mộ phu Badanh

Câu 115 : Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?

A. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng  

B. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản

C. Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến  

D. Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến

Câu 116 : Sự thất bại của phong trào nào ở cuối thế kỉ XIX chứng tỏ độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến?

A. Phong trào Cần Vương  

B. Phong trào nông dân Yên Thế  

C. Cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số  

D. Khởi nghĩa Thái Nguyên

Câu 117 : Vì sao thực dân Pháp lại mở rộng hệ thống giáo dục ở Việt Nam?

A. Phục vụ nhu cầu học tập của con em quan chức và đào tạo công chức bản xứ  

B. Giúp Việt Nam khai hóa văn minh  

C. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân Việt Nam  

D. Tạo ra lực lượng lao động lớn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại

Câu 118 : Vì sao nông dân Yên Thế lại đứng lên đấu tranh chống Pháp?

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do vua Hàm Nghi ban ra  

B. Chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống  

C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình  

D. Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua phong kiến

Câu 119 : Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã có chủ trương gì?

A. Đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục đấu tranh  

B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng  

C. Bổ sung lực lượng quân sự  

D. Đưa vua Hàm Nghi đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)

Câu 120 : Vị thủ lĩnh có uy tín nhất của phong trào nông dân Yên Thế trong những năm 1884 - 1892 là

A. Nguyễn Thiện Thuật.

B. Phan Đình Phùng.

C. Đề Nắm.

D. Đề Thám.

Câu 121 : Nét nổi bật của tình hình nước ta nửa cuối thế kỉ XIX là

A. triều đình Huế thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

B. bộ máy chính quyền mục rỗng; nông nghiệp, công thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt.

C. đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.

D. mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết.

Câu 122 : Hạn chế cơ bản nhất của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX là

A. mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

B. chưa xuất phát từ cơ sở bên trong.

C. chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

D. nhiều nội dung cải cách dập khuôn hoặc mô phỏng của nước ngoài khi mà điều kiện nước ta có khác biệt.

Câu 124 : Hệ thống giáo dục phổ thông được thực dân Pháp chia làm

A. 2 bậc: Tiểu học và Trung học.

B. 3 bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.

C. 3 bậc: Tiểu học, Trung học và Trung học nghề.

D. 4 bậc: Ấu học, Tiểu học, Trung học và Trung học nghề.

Câu 125 : Những giai cấp, tầng lớp ở nước ta lúc bấy giờ có thể tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc là

A. địa chủ, nông dân, tư sản.

B. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản.

D. công nhân và nông dân.

Câu 126 : Hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu được thành lập năm

A. 1901.     

B. 1902.

C. 1903.     

D. 1904.

Câu 127 : Phong trào Đông du tan rã vì

A. phụ huynh đấu tranh đòi đưa con em họ về nước.

B. thực dân Pháp câu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam.

C. Phan Bội Châu nhận thấy việc học không có tác dụng.

D. Phan Bội Châu bị bắt giam.

Câu 128 : Đông Kinh nghĩa thục là trường học được sáng lập bởi

A. Phan Bội Châu.  

B. Lương Văn Can.

C. Cường Để.  

D. Phan Châu Trinh.

Câu 129 : Mục đích của Đông Kinh nghĩa thục là

A. giáo dục lí luận cách mạng, chuẩn bị thành lập chính đảng ở Việt Nam.

B. truyền bá tư tưởng Tự do - Bình đẳng - Bác ái của Đại cách mạng Pháp.

C. bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập, nếp sống mới.

D. tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào tầng lớp thanh niên.

Câu 130 : Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta đầu tiên ở

A. Đà Nẵng.   

B. Huế. 

C. Gia Định.         

D. Phú Xuân

Câu 131 : Người đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông năm 1861 là

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Trương Định.

D. Nguyễn Hữu Huân.

Câu 132 : Người được nhân dân suy tôn danh hiệu Bình Tây Đại nguyên soái là

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Trương Định.

D. Nguyễn Hữu Huân.

Câu 133 : Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Phan Thanh Giản.

C. Phan Đình Phùng.

D. Hoàng Diệu.

Câu 135 : Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần vương?

A. Khởi nghĩa Ba Đình.

B. Khởi nghĩa Yên Thế.

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. Khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 136 : Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã làm phân hóa xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là

A. địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.

B. công nhân, nông dân, tư sản.

C. công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

D. địa chủ, công nhân, nông dân.

Câu 137 : Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước vì

A. muốn tìm hiểu các nước phương Tây làm cách mạng thế nào.

B. muốn nhờ sự giúp đỡ của Pháp để khai hóa văn minh

C. muốn nhờ sự giúp đỡ của các nước phương Tây để giành độc lập Việt Nam.

D. tìm cách liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài để đấu tranh cứu nước.

Câu 138 : Liên bang Đông Dương được thực dân Pháp thành lập bao gồm những vùng đất nào?

A. Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc.

B. Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc.

C. Campuchia, Lào, Việt Nam.

D. Campuchia, Việt Nam, Thái Lan.

Câu 139 : Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã xuất hiện những giai tầng mới là

A. phong kiến, tư sản, tiểu tư sản.

B. tư sản, tiểu tư sản, công nhân.     

C. phong kiến, nông dân, công nhân.

D. nông dân, công nhân, tư sản.

Câu 140 : Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành vào thời gian nào?

A. 1897 - 1912.      

B. 1897 - 1914.

C. 1896 - 1914.      

D. 1897 - 1918.

Câu 141 : Xu hướng cứu nước mới xuất hiện trong cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế XX

A. xu hướng vô sản.

B. xu hướng phong kiến.  

C. xu hướng dân chủ tư sản.

D. xu hướng nông dân tự phát.

Câu 142 : Hiệp ước đầu tiên mà triều đình Huế kí với thực dân Pháp là Hiệp ước gì?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác-măng.

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 143 : Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là phong trào yêu nước chống Pháp của giai cấp, tầng lớp nào?

A. Công nhân.   

B. Tư sản.

C. Nông dân.       

D. Địa chủ phong kiến.

Câu 144 : Liên bang Đông Dương gồm những nước nào?

A. Việt Nam, Lào.

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

C. Lào, Cam-pu-chia.

D. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.

Câu 145 : Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc gồm bao nhiêu bậc?

A. 5 bậc     

B. 2 bậc.

C. 4 bậc     

D. 3 bậc.

Câu 146 : Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là:

A. Khởi nghĩa Hương Khê.

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

C. Khởi nghĩa Ba Đình. 

D. Khởi nghĩa Hùng Khê.

Câu 147 : Tầng lớp giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất là

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Tư sản dân tộc.

D. Tiểu tư sản thành thị.

Câu 148 : Thực dân Pháp tiến đánh Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai vào thời gian nào?

A. Năm 1880.   

B. Năm 1882.   

C. Năm 1883.  

D. Năm 1884.

Câu 149 : Bản chất chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp áp dụng ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa là:

A. Kìm hãm dân ta trong vòng lạc hậu, ngu muội và đào tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.

B. “Khai hóa nền văn minh” cho nhân dân Việt Nam.

C. Đào tạo nhân tài cho đất nước Việt Nam.

D. Giúp cho nền văn hóa, giáo dục nước ta phát triển ngang bằng với các nước tiến bộ trên thế giới.

Câu 150 : Đông Kinh Nghĩa Thục là trường học được sáng lập bởi

A. Trịnh Văn Cấn.   

B. Phan Bội Châu.     

C. Lương Văn Can.   

D. Cường Đề.

Câu 151 : Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Ở đâu?

A. 13/7/1911 – Sài Gòn. 

B. 17/3/1911 – Sài Gòn.

C. 5/6/1911 – Nhà Rồng (Sài Gòn).

D. 6/5/1911 – Nhà Rồng (Sài Gòn).

Câu 152 : Nguyên nhân chủ yếu đẩy nước ta rơi vào tình trạng nước thuộc địa là:

A. Thực dân Pháp liên kết với các nước đế quốc khác cùng đánh chiếm Việt Nam.

B. Nhân dân ta tình nguyện khuất phục thực dân Pháp.

C. Đất nước Việt Nam ta  nhỏ, nhân dân sức yếu không đánh nổi Pháp.

D. Triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, chủ trương thương lượng, không kiên quyết đánh.

Câu 153 : Quân Pháp đã đánh chiếm Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận một cách dễ dàng vì lí do nào dưới đây?

A. Quân đội triều đình đông nhưng vũ khí thô sơ.

B. Triều đình không tổ chức cho nhân dân kháng chiến.

C. Một số toán nghĩa binh nổi dậy kháng chiến nhưng còn nhỏ lẻ.

D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 154 : Thực dân Pháp đề ra chính sách văn hóa, giáo dục vì lí do nào dưới đây?

A. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân.

B. Đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

C. Đào tạo tay sai và tầng lớp viên chức phục vụ cho chính quyền đô hộ.

D. Khai hóa văn minh cho người Việt.

Câu 155 : Trào lưu cải cách Duy tân đất nước cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, tức thời.

B. Đã gây được tiếng vang lớn.

C. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

D. Một đáp án khác A, B, C.

Câu 156 : Tháng 6/1867, quân Pháp không cần tốn một viên đạn mà đã chiếm được 3 tỉnh nào?

A. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

B. Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ.

C. Hà Tiên, Vĩnh Long, Cần Thơ.

D. Mĩ Tho, Hà Tiên, Vĩnh Long.

Câu 157 : Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng?

A. Hoàng Diệu.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Nguyễn Tri Phương.

D. Trương Định.

Câu 158 : Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là:

A. Phan Đình Phùng. 

B. Cao Thắng.

C. Đề Thám.        

D. Nguyễn Thiện Thuật.

Câu 159 : Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế diễn ra vào thời gian nào?

A. Đêm mồng 6 rạng sáng 7/7/1886.

B. Đêm mồng 5 rạng sáng 6/7/1885.

C. Đêm mồng 3 rạng sáng 4/7/1885.

D. Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885.

Câu 160 : Liên bang Đông Dương được thực dân Pháp thành lập bao gồm những vùng đất nào?

A. Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc.

B. Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc.

C. Campuchia, Lào, Việt Nam.

D. Campuchia, Việt Nam, Thái Lan.

Câu 161 : Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã xuất hiện những giai tầng mới là

A. phong kiến, tư sản, tiểu tư sản.

B. tư sản, tiểu tư sản, công nhân.     

C. phong kiến, nông dân, công nhân.

D. nông dân, công nhân, tư sản.

Câu 162 : Xu hướng cứu nước mới xuất hiện trong cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế XX

A. xu hướng vô sản.

B. xu hướng phong kiến.      

C. xu hướng dân chủ tư sản.

D. xu hướng nông dân tự phát.

Câu 163 : Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành vào thời gian nào?

A. 1897 - 1912.   

B. 1897 - 1914.

C. 1896 - 1914.    

D. 1897 - 1918.

Câu 164 : Người trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là

A. Xta-lin.   

B. Khơ-ru-xốp.

C. Lê-nin.       

D. Đi-mi-tơ-rốp.

Câu 165 : Từ hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), kết luận quan trọng nhất nhân loại rút ra cho mình là gì?

A. Coi chiến tranh là mục tiêu của sự phát triển.

B. Cần khắc phục hậu quả chiến tranh.

C. Chiến tranh là tất yếu không thể ngăn chặn.

D. Chiến tranh chỉ đem lại chết chóc và đau thương.

Câu 166 : Ở Việt Nam, cuối thế kỉ XIX là thời gian tồn tại của triều đình phong kiến nào?

A. Nhà Trần.      

B. Nhà Hồ.

C. Nhà Tây Sơn.     

D. Nhà Nguyễn.

Câu 167 : Ngày 1/9/1858, mở đầu thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại cửa biển

A. Huế.         

B. Đà Nẵng. 

C. Sài Gòn.       

D. Hà Nội.

Câu 168 : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Câu nói đó của ai?

A. Trương Định.  

B. Nguyễn Đình Chiểu.

C. Phan Tôn.      

D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 171 : Lí do chủ yếu khiến triều đình Huế liên tiếp kí với thực dân Pháp các Hiệp ước: Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hác-măng (1883) và Patơnốt (1884) là gì?

A. Cả dân tộc ta không còn sức để chiến đấu.

B. Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến và dòng họ Nguyễn.

C. Thực dân Pháp là đối thủ quá mạnh, triều đình nhà Nguyễn không đủ sức đương đầu.

D. Nhân dân ta đã hạ vũ khí đầu hàng thực dân Pháp.

Câu 172 : Bức ảnh phản ánh sự kiện lịch sử nào sau đây?

A. Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”.

B. Trương Định nhận phong soái.

C. Ri-vi-e gửi thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu.

D. Nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu dùng văn thơ để chiến đấu.

Câu 174 : Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895) là ai?

A. Phạm Bành, Đinh Công Tráng.

B. Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật.

C. Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám.

D. Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

Câu 175 : Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX thất bại vì lí do chủ yếu nào?

A. Chưa xác định rõ mục tiêu khởi nghĩa.

B. Chưa đoàn kết đứng lên đấu tranh.

C. Người lãnh đạo phong trào còn bộc lộ nhiều hạn chế.

D. Ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời lạc hậu.

Câu 176 : Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887).

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892).

C. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913).

D. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895).

Câu 177 : Lí do nào khiến những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?

A. Không có tiền.

B. Không có thời gian.

C. Không mang tính thực tiễn.

D. Triều đình Huế bảo thủ không cải cách.

Câu 178 : Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm:

A. Tư sản, nông dân và tiểu tư sản.

B. Tư sản, công nhân và tiểu tư sản thành thị.

C. Tư sản, công nhân và địa chủ.

D. Tiểu tư sản thành thị, công nhân và địa chủ.

Câu 179 : Phan Bội Châu là người

A. khởi xướng phong trào Đông Du đưa học sinh sang Nhật Bản đầu thế kỉ XX.

B. lãnh đạo cuộc vận động Duy Tân đầu thế kỉ XX.

C. lãnh đạo phong trào Đông Kinh nghĩa thục đầu thế kỉ XX.

D. lãnh đạo khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên đầu thế kỉ XX.

Câu 180 : Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” của

A. Nguyễn Hữu Huân.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Trương Định.

D. Trương Quyền.

Câu 181 : Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam 

A. từ năm 1858 đến 1873.

B. từ năm 1858 đến 1874.

C. từ năm 1858 đến 1883.

D. từ năm 1858 đến 1884

Câu 182 : Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là

A. phong kiến, tư sản, tiểu tư sản.

B. tiểu tư sản thành thị, công nhân.

C. nông dân, công nhân.

D. tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

Câu 183 : Mục đích ban bố “Chiếu cần vương” là

A. kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

B. kêu gọi nhân dân giúp vua chấn hưng kinh tế, khôi phục quân sự.

C. kêu gọi nhân dân ủng hộ chế độ phong kiến.

D. kêu gọi văn thân sĩ phu, triều đình phong kiến đứng lên chống Pháp.

Câu 184 : Ai là người khởi xướng phong trào yêu nước của Việt Nam theo khuynh hướng vô sản?

A. Phan Bội Châu. 

B. Phan Châu Trinh.

C. Nguyễn Ái Quốc.

D. Lương Văn Can.

Câu 185 : Xu hướng mới trong công cuộc giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX là

A. dân chủ tư sản. 

B. xu hướng theo “ngọn cờ phong kiến”.

C. xu hướng vô sản.       

D. xu hướng kết hợp tư tưởng phong kiến với dân chủ tư sản.

Câu 186 : Hiệp ước nào chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.                 

C. Hiệp ước Hác-măng.

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 187 : Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

A. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

B. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.

C. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.

D. Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung.

Câu 188 : Chiếu Cần vương được ban hành vào thời gian nào?

A. Ngày 13-7-1885.

B. Ngày 14-7-1885. 

C. Ngày 17-3-1885.

D. Ngày 3-7-1885.  

Câu 189 : Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?

A. 1897 - 1912.    

B. 1897 - 1913.

C. 1897 - 1914.    

D. 1897 - 1915.

Câu 190 : Chỉ huy cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng chống lại quân Pháp là

A. Nguyễn Trung Trực.

B. Nguyễn tri Phương.

C. Phan Thanh Giản.

D. Trương Định.

Câu 191 : Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ là

A. bảo vệ đạo Gia-tô.

B. mở rộng thị trường buôn bán.

C. “khai hóa văn minh” cho nhân dân Việt Nam.

D. nhà Nguyễn tấn công các tàu buôn của Pháp trên Biển Đông.

Câu 192 : Trước thái độ chống Pháp một cách yếu ớt của quân triều đình tại Gia Định, nhân dân địa phương đã

A. sơ tán khỏi Gia Định.

B. tự động nổi dậy đánh giặc.

C. tham gia cùng quân triều đình đánh giặc.

D. nổi dậy chống cả quân Pháp và quân triều đình.

Câu 193 : Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của

A. Trương Định.

B. Phan Tôn.

C. Nguyễn Đình Chiểu.

D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 194 : Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là

A. Đuy - puy.    

B. Ri-vi-e.

C. Gác-ni-ê.     

D. Hác-măng.

Câu 195 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế là

A. thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.

B. phái chủ hòa trong triều đình Huế đứng về phía Pháp, cô lập phái chủ chiến.

C. quân Pháp ra lệnh bắt vua Hàm Nghi để đưa đi đày ở An-giê-ri.

D. quân Pháp ra lệnh bắt giam Tôn Thất Thuyết.

Câu 196 : Người chỉ huy cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế là

A. vua Hàm Nghi.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Thiện Thuật.

D. Phan Đình Phùng.

Câu 197 : Sự kiện đánh dấu mở đầu phong trào Cần vương là

A. khởi nghĩa Ba Đình bùng nổ. 

B. khởi nghĩa Bãi Sậy bùng nổ.

C. khởi nghĩa Hương Khê bùng nổ.

D. “Chiếu Cần vương” được ban bố.

Câu 198 : Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là

A. khởi nghĩa Ba Đình.

B. khởi nghĩa Bãi Sậy.

C. khởi nghĩa Hương Khê.

D. khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 199 : Khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ là để

A. chống lại chính sách cai trị và bóc lột nông dân một cách hà khắc của triều đình.

B. chống lại sự bình định và bóc lột của Pháp.

C. chống lại sự cướp phá của quân Thanh.

D. hưởng ứng Chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247