Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 7 (có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 7 (có video chữa)

Câu 1 : Nhân tố tiến hóa tác động làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách chậm chạp là

A đột biến.

B giao phối không ngẫu nhiên.

C các yếu tố ngẫu nhiên.

D chọn lọc tự nhiên.

Câu 3 : Một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hóa là

A làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể.

B tạo ra nguồn dự trữ các biến dị di truyền trong quần thể.

C làm cho tần số các alen của mỗi gen biến đổi theo một hướng xác định.

D tạo ra sự đồng nhất về thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 5 : Khi nói về tác động của nhân tố tiến hóa trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường làm hỏng các gen, làm mất cân bằng gen và tái cấu trúc lại các gen nhưng có thể góp phần tạo nên loài mới.

B Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp và qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

C Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

D Trong tự nhiên, sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể cùng loài là do tác động của các nhân tố tiến hóa.

Câu 6 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, chất cảm ứng sẽ

A kết hợp với gen điều hòa và ức chế hoạt động của gen này vì vậy các gen cấu trúc được phiên mã.

B kết hợp với phân tử mARN được phiên ra từ các gen cấu trúc qua đó ức chế quá  trình dịch mã của các gen này.

C kết hợp với vùng vận hành của opêron, ngăn không cho prôtêin ức chế gắn vào vùng này.

D kết hợp với prôtêin ức chế qua đó làm thay đổi cấu hình không gian của prôtêin này nhờ vậy các gen cấu trúc được phiên mã.

Câu 8 : Khi nói về cơ chế phát sinh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Đột biến làm gen tiền ung thư chuyển thành gen ung thư có thể không dẫn đến xuất hiện ung thư.

B Đột biến làm gen tiền ung thư chuyển thành gen ung thư thường là đột biến lặn.

C Đột biến làm gen ức chế khối u mất khả năng kiểm soát khối u thường là đột biến trội.

D Đột biến xảy ra ở gen tiền ung thư làm cho gen đó hoạt động yếu hơn bình thường tạo ra quá ít sản phẩm của gen làm xuất hiện khối u.

Câu 10 : Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết

A mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.

B tốc độ phân giải chất hữu cơ của các vi sinh vật.

C con đường trao đổi vật chất trong quần xã.

D mức độ sử dụng thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.

Câu 11 : Ở người, khi nói về sự di truyền của các gen nằm trong tế bào chất, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Các gen nằm trong tế bào chất chỉ được di truyền cho các tế bào con thông qua nguyên phân.

B Chỉ có bố truyền được các gen này cho con qua tế bào chất của giao tử đực.

C Cả bố và mẹ đều truyền được các gen này cho con qua tế bào chất của giao tử đực và giao tử cái.

D Chỉ có mẹ truyền được các gen này cho con qua tế bào chất của giao tử cái.

Câu 14 : Theo quan niệm hiện đại, một alen lặn có hại có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể bởi

A tác động của chọn lọc tự nhiên.

B các yếu tố ngẫu nhiên.

C sự di - nhập gen.

D quá trình đột biến ngược.

Câu 15 : Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, quá trình tiến hóa hình thành nên các loài trong chi Homo diễn ra theo trình tự đúng là 

A Homo habilis ->Homo erectus ->Homo sapiens.

B Homo habilis ->Homo neanderthalensis ->Homo erectus  Homo sapiens.

C Homo erectus ->Homo habilis ->Homo sapiens.

D Homo habilis  Homo erectus ->Homo neanderthalensis ->Homo sapiens.

Câu 20 : Nhóm sinh vật giữ vai trò chuyển nitơ trong các hợp chất hữu cơ thành nitơ ở dạng NH4+

A vi khuẩn phản nitrat hóa.

B thực vật bắt mồi.

C vi khuẩn amôn hóa.

D vi khuẩn nitrat hóa.

Câu 21 : Trong quần xã sinh vật, sự khống chế sinh học đóng vai trò

A điều hòa số lượng cá thể của một số loài ở một mức độ nhất định.

B điều hòa tỉ lệ các nhóm tuổi ở các quần thể.

C tiêu diệt các loài có hại cho quần xã.

D điều hòa tỉ lệ giới tính ở các quần thể.

Câu 25 : Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi

A các chất trong tự nhiên từ môi trường vào quần xã và ngược lại.

B các hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự sống trong tự nhiên.

C vật chất giữa các quần xã với nhau.

D vật chất giữa các quần thể trong quần xã.

Câu 31 : Hóa chất gây đột biến 5BU (5 - brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A – T thành cặp G – X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: 

A A – T → X – 5BU → G – 5BU → G – X.

B A – T → G – 5BU → X – 5BU → G – X.

C A – T → U – 5BU → G – 5BU → G – X.

D A – T → A – 5BU → G – 5BU → G – X.

Câu 32 : Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Trong hệ sinh thái, năng lượng được tích lũy nhiều nhất ở sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.

B Phần lớn năng lượng ở các bậc dinh dưỡng thấp được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

C Qua mỗi bậc dinh dưỡng năng lượng được bổ sung thêm từ nguồn thức ăn, từ nhiệt năng của ánh sáng mặt trời.

D Càng lên bậc dinh dưỡng cao thì năng lượng càng giảm do phần lớn năng lượng đã bị thất thoát ở các bậc dinh dưỡng trước đó.

Câu 35 : Giống lúa “gạo vàng”, có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt đã được tạo ra bằng phương pháp

A tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật.

B tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

C gây đột biến nhân tạo.

D tạo giống bằng công nghệ gen.

Câu 38 : Khi nói về cơ chế phát sinh đột biến và sự di truyền các đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Ở các loài giao phối, tất cả các gen đột biến khi đã xuất hiện ở các tế bào sinh giao tử đều được đi vào các giao tử qua giảm phân.

B Ở sinh vật nhân sơ, khi một gen nằm trong plasmit bị đột biến, qua phân bào, tế bào con sinh ra có thể mang gen đột biến hoặc không mang gen đột biến.

C Đột biến đảo đoạn NST không làm mất đi các gen do đó không làm giảm sức sống hoặc gây chết cho sinh vật.

D Đa số các đột biến cấu trúc NST là gây hại cho thể đột biến do đó chúng ít có ý nghĩa đối với tiến hóa.

Câu 39 : Hai loài sinh vật sống ở hai châu lục khác xa nhau có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào sau đây là đúng về sự giống nhau giữa hai loài?

A Hai loài này trong quá khứ được tiến hóa từ một loài tổ tiên theo con đường phân li.

B Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên hướng chọn lọc giống nhau.

C Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh các đột biến giống nhau.

D Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau.

Câu 40 : Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, cách li địa lí

A làm xuất hiện các đặc điểm trên cơ thể sinh vật ngăn cản sự giao phối giữa các cá thể.

B góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

C là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản.

D tạo ra các alen khác nhau của mỗi gen, qua đó làm phong phú vốn gen của quần thể.

Câu 41 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập với nhau. Cây dị hợp tử về 3 cặp gen tự thụ phấn, theo lí thuyết, đời con thu được

A 9 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.

B 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

C 27 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

D 9 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình

Câu 43 : Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây là sai?

A Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp.

B Quá trình tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

C Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian tương đối ngắn.

D Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên các đơn vị phân loại trên loài.

Câu 46 : Nói về quan hệ giữa các loài trong quần xã, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Sự trùng lặp về ổ sinh thái giữa các loài là nguyên nhân gây ra cạnh tranh giữa các loài.

B Khi trong cùng một sinh cảnh, có nhiều loài có ổ sinh thái trùng nhau thì một loài trong số đó sẽ tiêu diệt các loài còn lại

C Khi trong cùng một sinh cảnh, có nhiều loài có ổ sinh thái trùng nhau thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh.

D Khi phần giao nhau về ổ sinh thái càng lớn thì sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt.

Câu 47 : Lai cá chép cái có râu với cá giếc đực không râu được con lai là cá nhưng có râu. Lai cá chép đực có râu với cá giếc cái không râu được con lai là cá nhưng không có râu. Đặc điểm có râu ở cá chép được quy định bởi gen

A nằm trong tế bào chất.

B nằm trên nhiễm sắc thể Y, không có alen trên X.

C nằm trên nhiêm sắc thể thường.

D nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen trên Y.

Câu 48 : Trong quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN), chiều di chuyển của enzim ADN pôlimeraza trên hai mạch khuôn là:

A Ở mạch mới được tổng hợp gián đoạn, enzim ADN pôlimeraza di chuyển cùng chiều với chiều phát triển của chạc chữ Y.

B Ở mạch mới được tổng hợp liên tục, enzim ADN pôlimeraza di chuyển ngược chiều với chiều phát triển của chạc chữ Y.

C Ở mạch mới được tổng hợp liên tục, enzim ADN pôlimeraza di chuyển cùng chiều với chiều phát triển của chạc chữ Y.

D Ở trên cả hai mạch khuôn, enzim ADN pôlimeraza di chuyển ngược chiều với chiều phát triển của chạc chữ Y.

Câu 49 : Khi nói về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng ?

A Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi nhóm sinh vật sản xuất của chuỗi thức ăn.

B Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh do các hệ sinh thái dưới nước tạo ra lớn hơn so với các hệ sinh thái trên cạn.

C Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh do các hệ sinh thái trên cạn tạo ra lớn hơn so với các hệ sinh thái dưới nước.

D Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh được hình thành bởi nhóm sinh vật tiêu thụ bậc I của chuỗi thức ăn.

Câu 50 : Nhân tố góp phần làm tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình của quần thể giao phối đó là

A giao phối ngẫu nhiên.

B chọn lọc tự nhiên.

C các yếu tố ngẫu nhiên.

D giao phối không ngẫu nhiên.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247