Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 19 (có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 19 (có video chữa)

Câu 1 : Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về nguồn biến dị di truyền của quần thể?

A  Tiến hóa sẽ không xảy ra nếu trong quần thể không có các biến dị di truyền.

B Nguồn biến dị của một quần thể có thể được bổ sung nhờ sự di chuyển của các cá thể hoặc giao tử từ quần thể khác vào.

C Suy cho cùng, mọi biến dị trong quần thể đều được phát sinh do đột biến.

D Sự tổ hợp các alen qua giao phối tạo nên nguồn biến dị sơ cấp cho quần thể.

Câu 2 : Một alen lặn có hại sẽ bị đào thải ra khỏi quần thể nhanh nhất trong trường hợp nào?

A Trong quần thể tự phối 

B Quần thể giao phối gần.

C Quần thể giao phối có chọn lọc

D Quần thể giao phối ngẫu nhiên

Câu 6 : Cho chuỗi thức ăn trong một hệ sinh thái như sau: Cỏ → Sâu ăn lá → Ngóe → Rắn hổ mang → Diều hâu. Giả sử số lượng cá thể của các loài đang ở mức ổn định. Nếu rắn hổ mang bị săn bắt quá mức thì số lượng của các loài sẽ thay đổi như thế nào?

A Cỏ tăng; Sâu ăn lá giảm; Ngóe giảm; Diều hâu tăng

B Cỏ tăng; Sâu ăn lá giảm; Ngóe tăng; Diều hâu giảm

C Cỏ tăng; Sâu ăn lá tăng; Ngóe giảm; Diều hâu tăng

D Cỏ tăng; Sâu ăn lá giảm; Ngóe giảm; Diều hâu giảm

Câu 7 : Hiện nay, trên các cánh đồng lúa ở miền Bắc, nhiều nơi lúa bị chuột phá hoại rất mạnh. Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế sự phá hại của chuột là có hiệu quả hơn cả?  

A Dùng nilon bao quanh ruộng lúa, ngăn không cho chuột phá hại.

B Dùng bẫy để diệt chuột.

C Dùng thuốc độc để diệt chuột.  

D Phá bỏ các hang chuột trên đồng

Câu 11 : Khi nói về các mối quan hệ sinh thái trong quần xã, khẳng định nào sau đây không đúng?

A Quan hệ hỗ trợ khác loài làm tăng khả năng khai thác nguồn sống của các loài

B Cạnh tranh có vai trò tạo động lực cho sự tiến hóa của các loài.

C Trong mối quan hệ giữa vật ăn thịt với con mồi, con mồi thường có tiềm năng sinh học lớn hơn vật ăn thịt.

D Trong mối quan hệ vật ăn thịt - con mối, nói chung loài bị ăn thịt không được lợi gì.

Câu 12 : Ở một quần thể động vật có vú, thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền như sau: 200XAY : 300XaY : 100XAXA : 300XAXa : 100XaXa. Biết rằng A quy định lông xám trội hoàn toàn so với a quy định lông đen. Hãy chọn kết luận đúng.

A Tần số alen A trong quần thể là 0,35

B Nếu các cá thể giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ cá thể lông xám ở F1 sẽ là 60%

C Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.  

D Tần số alen A và a ở hai giới như nhau.

Câu 13 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả bố và mẹ. Theo lí thuyết, phép lai P: \frac{BD}{bd} X^{A} X^{a} x  \frac{BD}{bD}X^{a}Y cho đời con có số loại kiểu gen và kiểu hình tối đa là:

A 24 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.

B 32 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình

C  28 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình.

D 28 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.

Câu 16 : Loài người có cột sống hình chữ S và dáng đứng thẳng trong khi tổ tiên của loài người lại có cột sống hình chữ C và dáng đi khom. Sự khác biệt này chủ yếu là do

A Quá trình tự rèn luyện của cá thể

B Loài người có quá trình lao động và tập thể dục.

C Tác động của chọn lọc tự nhiên dựa trên những đột biến sẵn có

D Sự phát triển của não bộ và ý thức

Câu 17 : Nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất là do

A Bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.

B Động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.

C Đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng.

D Khí hậu thay đổi nên thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp.

Câu 19 : Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về di nhập gen?

A Mức độ ảnh hưởng của di nhập gen đến tần số alen của quần thể phụ thuộc vào tiềm năng sinh sản của các cá thể di nhập.

B  Di nhập gen có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể.

C Di nhập gen luôn thúc đẩy quá trình hình thành loài mới vì nó làm thay đổi vốn gen của quần thể.

D Trong một số trường hợp, di nhập gen làm chậm quá trình hình thành loài mới.

Câu 22 : Khẳng định nào không đúng khi nói về nhân bản vô tính ở động vật?

A Sinh đôi cùng trứng cũng được coi là một kiểu nhân bản vô tính tự nhiên.

B Trong nhân bản vô tính, con non được sinh ra mà không qua thụ tinh.

C Nhân bản vô tính ở động vật không xảy ra trong tự nhiên.

D Kĩ thuật này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhân bản vô tính động vật biến đổi gen

Câu 23 : Ở một loài thực vật, chiều cao cây dao động từ 100 đến 180cm. Khi cho cây cao 100cm lai với cây có chiều cao 180cm được F1. Chọn hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thống kê các kiểu hình thu được ở F2, kết quả được biểu diễn ở biểu đồ sau: Giả thuyết nào sau đây là phù hợp nhất về sự di truyền của tính trạng chiều cao cây?

A Tính trạng di truyền theo quy tương tác gen cộng gộp, có ít nhất 4 cặp gen tác động đến sự hình thành tính trạng.

B Tính trạng di truyền theo quy luật trội hoàn toàn, gen quy định chiều cao cây có 9 alen.

C Tính trạng di truyền theo quy tương tác gen cộng gộp, có ít nhất 3 cặp gen tác động đến sự hình thành tính trạng.

D Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen bổ sung, có ít nhất 4 cặp gen tác động đến sự hình thành tính trạng.

Câu 24 : Khi enzim ARN polimeraza trượt một lần qua nhóm gen cấu trúc của operon Lac thì tạo ra

A 3 phân tử ARN, mỗi phân tử chứa thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit riêng biệt.

B Một phân tử ARN chứa thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit duy nhất.

C Một phân tử ARN chứa thông tin mã hóa cho 3 chuỗi polipeptit khác nhau.

D 3 phân tử ARN, mỗi phân tử chứa thông tin mã hóa cho 3 chuỗi polipeptit khác nhau.

Câu 25 : Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi ADN của vi khuẩn mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực?

A Sự tổng hợp mạch ADN mới diễn ra theo chiều 5’ - 3’

B Cần có đoạn ARN mồi

C Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung

D Mỗi phân tử ADN chỉ có một vị trí khởi đầu nhân đôi.

Câu 26 : Khi nói về các đặc trưng của quần thể, khẳng định nào sau đây đúng?

A Mật độ là đặc trưng quan trọng phản ánh cân bằng giữa nhu cầu của quần thể với sức chứa của môi trường.

B Kích thước quần thể tỉ lệ thuận với kích thước cá thể.

C Nếu môi trường sống không thay đổi thì tháp tuổi của quần thể có dạng tháp suy thoái.

D Tỉ lệ giới tính của quần thể không thay đổi

Câu 27 : Quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái

A Thường xảy ra đối với những loài có khả năng phát tán mạnh.

B Không liên quan đến quá trình hình thành quần thể thích nghi.

C Xuất hiện khi quần thể sống trong điều kiện môi trường đồng nhất.

D Phổ biến ở các loài động vật ít di chuyển.

Câu 28 : Trong quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất

A ADN được cho là có trước ARN. 

B Chọn lọc tự nhiên chỉ bắt đầu tác động khi xuất hiện cơ thể sống đầu tiên.

C Các chất hữu cơ được tổng hợp theo con đường tự nhiên nhờ hoạt động hóa học mạnh mẽ của ôxi trong khí quyển.

D Vật sống đầu tiên được hình thành trong môi trường nước.

Câu 30 : Giới hạn sinh thái của một cá thể

A Không thay đổi trong vòng đời của cá thể đó.

B Không liên quan đến khả năng thích nghi của cá thể đó.

C Do kiểu gen của cá thể đó quy định.

D Chịu ảnh hưởng bởi giới hạn sinh thái của cá thể khác cùng loài.

Câu 32 : Cạnh tranh giữa các các cá thể trong quần thể xuất hiện khi

A Mật độ quần thể giảm xuống dưới sức chứa của môi trường.

B Xuất hiện các yếu tố thời tiết bất thường (bão, lụt...)

C Số lượng cá thể của quần thể giảm nhưng vẫn cao hơn sức chứa của môi trường.

D Môi trường trở nên thuận lợi, số cá thể của quần thể tăng lên.

Câu 35 : Trong chu trình sinh địa hóa,

A Sinh vật sản xuất đóng vai trò như một cầu nối giữa môi trường vô sinh với quần xã.

B Vật chất đi vào quần xã qua sinh vật phân giải.

C Phần lớn vật chất sau khi ra khỏi quần xã không quay trở lại chu trình.

D Vật chất được truyền qua các bậc dinh dưỡng theo một chiều và không được sử dụng lại.

Câu 37 : Khẳng định nào sau đây về đột biến gen là không đúng?

A Xét ở mức phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại.

B Những đột biến gen làm thay đổi chức năng của prôtêin thường gây hại cho thể đột biến.

C Một đột biến được coi là trội nếu nó biểu hiện ra kiểu hình ngay cả khi ở trạng thái dị hợp.

D Tần số đột biến của gen không liên quan đến vị trí của gen trên NST.

Câu 41 : Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về tháp tuổi?

A Quần thể có tháp dạng suy thoái có độ tuổi trung bình cao nhất.

B Nếu một quần thể có tháp tuổi dạng phát triển thì cần tăng cường khai thác.

C Một quần thể có tháp tuổi dạng ổn định có nghĩa là mức sinh sản cân bằng với mức tử vong.

D Quần thể có tháp tuổi dạng phát triển thì tuổi sinh thái của cá thể thấp

Câu 43 : Theo quan điểm tiến hóa hiện đại

A Đặc điểm thích nghi có tính tuyệt đối

B Một cá thể dù có sức sống tốt nhưng không có khả năng sinh sản thì cũng không có giá trị tiến hóa.

C Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

D Loài có vòng đời càng ngắn thì càng khó thích nghi với sự biến đổi của điều kiện môi trường.

Câu 44 : Trong tự nhiên, có một số trường hợp sự hình thành loài có liên quan đến các đột biến cấu trúc NST. Những loại đột biến cấu trúc NST nào sau đây dễ dẫn tới hình thành loài mới?

A Đột biến đảo đoạn và đột biến lặp đoạn.

B Đột biến mất đoạn và đột biến lặp đoạn.

C Đột biến đảo đoạn và đột biến chuyển đoạn.

D Đột biến chuyển đoạn và đột biến mất đoạn.

Câu 45 : Khẳng định nào sau đây không đúng?

A Các prôtêin do gen điều hòa mã hóa có chức năng tham gia vào quá trình kiểm soát hoạt động của các gen trong tế bào.

B Gen điều hòa ở sinh vật nhân thực cũng có cấu trúc phân mảnh.

C Một đoạn ADN chỉ được coi là một gen nếu nó mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit.

D Mỗi gen cấu trúc có 3 vùng cấu tạo đó là vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.

Câu 47 : Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có rất nhiều ưu điểm, ngoại trừ

A Có thể tạo ra giống đồng nhất về di truyền.

B Có thể tạo ra giống mới có năng suất và chất lượng mong muốn.

C Giúp nhân nhanh số lượng giống cây trồng.

D Không làm thay đổi năng suất, chất lượng giống.

Câu 48 : Sự đa hình cân bằng di truyền trong quần thể có được là do

A Ưu thế chọn lọc của các thể dị hợp tử so với các thể đồng hợp tử.

B Các alen có mối quan hệ đồng trội nên chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hết một alen nào đó.

C Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình mà không tác động trực tiếp lên kiểu gen.

D Các alen có thể tương tác với nhau để hình thành kiểu hình mới.

Câu 49 : So với hệ sinh thái già, hệ sinh thái trẻ

A Có năng suất cao hơn nhưng tính ổn định thấp hơn.

B Có năng suất và tính ổn định thấp hơn

C Có năng suất và tính ổn định cao hơn.

D Có năng suất thấp hơn nhưng tính ổn định cao hơn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247