Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 11 (có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 11 (có video chữa)

Câu 3 : Sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?

A Nấm rơm.        

B Dây tơ hồng.     

C Mốc tương.        

D Rêu bám trên cây.

Câu 7 : Lai một cá thể mắt đỏ lấy từ dòng thuần chủng với một cá thể mắt trắng của một loài động vật, thu được ở F1 tất cả đều mắt đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích với con đực mắt trắng thu được tỉ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Kết luận nào sau đây là đúng?

A Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung; P: ♀ AAX BXB × ♂aaXbY.

B Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung; P: ♂AAX BXB × ♀aaXbY.

C Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn; P: ♂X AXA × ♀XaY.

D Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn; P: ♀X AXA × ♂XaY.

Câu 8 : Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của phương pháp nhân bản vô tính động vật và phương pháp cấy truyền phôi? 

A Tạo các con vật có hệ gen trong nhân giống nhau.

B Nhân nhanh các giống động vật quý hiếm.

C Có thể cải biến thành phần của phôi trước khi chuyển vào tử cung của con mẹ theo hướng có lợi cho con người.

D Kĩ thuật khá phức tạp, cần có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.

Câu 10 : Cấu trúc xương ở phần trên của tay người và cánh dơi là rất giống nhau, trong khi đó các xương tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỉ lệ rất khác. Tuy nhiên, các dẫn liệu di truyền đều chứng minh rằng ba loài trên đều được phân li từ một tổ tiên chung và trong cùng một thời gian. Điều nào sau đây giải thích hợp lí nhất?

A Người và dơi được tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên còn cá voi được tiến hóa bằng cách thay đổi cấu tạo để phù hợp với môi trường sống.

B Sự tiến hóa của chi trước thích nghi với người và dơi nhưng chưa thích nghi với cá voi.

C  Chọn lọc tự nhiên trong môi trường nước đã tạo ra những biến đổi quan trọng trong giải phẫu chi trước của cá voi.

D Các gen đột biến của cá voi nhanh hơn người và dơi.

Câu 11 : Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng sông sẽ đem lại hậu quả sinh thái nào nặng nề nhất?

A Làm giảm lượng trầm tích và chất dinh dưỡng cho các thủy vực sau đập.

B Gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực.

C Gây ô nhiễm môi trường.

D Gây xói lở bãi sông sau đập.

Câu 12 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, sự kiện nào chỉ diễn ra khi môi trường có đường lactôzơ?

A Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế.

B Prôtêin ức chế liên kết với đường lactôzơ.

C Các gen cấu trúc Z, Y, A  không được phiên mã.

D Enzim ARN pôlimeraza không liên kết với vùng khởi động.

Câu 13 : Sự giao phối ngẫu nhiên đã làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình nên dẫn đến

A các cá thể có sức sống ngày càng giảm.

B các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau về cơ bản, sai khác nhau nhiều chi tiết.

C các cá thể thích nghi ngày càng giảm.

D các cá thể có kiểu gen dị hợp ngày càng giảm.

Câu 14 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa?

A Theo quan điểm của Đacuyn, biến dị xác định là nguyên liệu của tiến hóa vì giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.

B Theo quan niệm của tiến hóa hiện đại, đột biến gen ít có ý nghĩa đối với tiến hóa hơn so với đột biến nhiễm sắc thể.

C Theo quan niệm của tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu tiến hóa gồm: đột biến gen và biến dị tổ hợp.

D Theo quan điểm của Đacuyn, biến dị không xác định là những biến dị xuất hiện riêng lẻ trong quá trình sinh sản, có khả năng di truyền là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

Câu 15 : Trong một hệ sinh thái, các bậc dinh dưỡng A, B, C, D, E lần lượt có sinh khối là 500kg, 400kg, 50kg, 5000kg, 5kg. Chuỗi thức ăn có thể xẩy ra là

A A → B → C → D.      

B  D → A → C → E.

C A → B → E →D.                        

D  D → C → A → B.

Câu 16 : Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là

A  mức tử vong.  

B xuất - nhập cư.   

C mức sinh sản.    

D nguồn thức ăn.

Câu 21 : Sự hình thành loài mới có thể xảy ra nhanh ở

A các loài thực vật có kích thước lớn bởi nhiều loài thực vật có kích thước lớn đã được hình thành qua con đường đa bội hóa.

B các quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ di truyền thân thuộc.

C các loài thực vật có kích thước nhỏ, vì các loài này thường có chu kì sống ngắn nên tần số đột biến và biến dị tổ hợp cao.

D các quần xã gồm nhiều loài thực vật khác xa nhau về mặt di truyền, bởi cách li di truyền là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hình thành loài mới.

Câu 22 : Quá trình dịch mã dừng lại

A khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5' của mạch mã sao.

B khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc.

C khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mARN.

D  khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc.

Câu 26 : Đặc điểm khí hậu và thực vật điển hình ở kỉ Cacbon thuộc đại Cổ sinh là

A đầu kỉ khô lạnh, cuối kỉ nóng ẩm; xuất hiện dương xỉ, thực vật có hạt phát triển mạnh.

B đầu kỉ khô lạnh, cuối kỉ nóng ẩm; dương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện thực vật có hạt.

C đầu kỉ nóng ẩm, cuối kỉ khô lạnh; dương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện thực vật có hạt.

D đầu kỉ nóng ẩm, cuối kỉ khô lạnh; dương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện thực vật có hoa.

Câu 27 : Trong cùng một ao nuôi cá người ta thường nuôi ghép cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi,... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích

A làm tăng tính đa dạng sinh học trong ao. 

B  giảm dịch bệnh.

C  tận thu nguồn thức ăn tối đa trong ao.   

D giảm sự đa dạng sinh học trong ao.

Câu 28 : Các nhân tố vô sinh và hữu sinh trong một vùng nhất định tương tác với nhau hình thành nên

A một lưới thức ăn.  

B một mức dinh dưỡng.

C một quần xã sinh vật. 

D một hệ sinh thái

Câu 29 : Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là

A vật ăn thịt là động lực phát triển của con mồi vì vật ăn thịt là tác nhân chọn lọc của con mồi.

B  con mồi là điều kiện tồn tại của vật ăn thịt vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cho vật ăn thịt.

C mối quan hệ này đảm bảo cho sự tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

D các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hóa của nhau.

Câu 35 : Những động vật sống trong vùng ôn đới, số lượng cá thể trong quần thể thường tăng nhanh vào mùa xuân hè chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện nào sau đây?

A  Cường độ chiếu sáng ngày một tăng.

B Bố mẹ chăm sóc và bảo vệ con tốt hơn.

C  Cường độ hoạt động của động vật ăn thịt còn ít.

D Nguồn thức ăn trở nên giàu có.

Câu 38 : Khi phân tích ADN một số gen ở người rất giống tinh tinh. Giải thích nào sau đây là đúng nhất?

A Người và tinh tinh có chung tổ tiên.

B  Người được tiến hóa từ tinh tinh.

C Tinh tinh được tiến hóa từ người.

D Do người và tinh tinh được tiến hóa theo hướng đồng quy.

Câu 39 : Ổ sinh thái của một loài về một nhân tố sinh thái là

A  “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

B giới hạn sinh thái của nhân tố sinh thái đó.

C  giới hạn sinh thái đảm bảo cho loài thực hiện chức năng sống tốt nhất.

D nơi cư trú của loài đó.

Câu 41 : Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến lúc xuất hiện cách li sinh sản với quần thể gốc thì loài mới xuất hiện.

B Tiến hóa nhỏ là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể.

C Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là sự hình thành các bậc phân loại trên loài.

D Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể, thời gian lịch sử tương đối ngắn.

Câu 42 : Vi tiêm là một trong những phương pháp được sử dụng thông dụng nhất trong kĩ thuật chuyển gen ở động vật. Ý nào sau đây đúng khi nói về kĩ thuật vi tiêm?

A  Đoạn ADN cần chuyển được bơm thẳng vào tinh trùng chưa hòa hợp với nhân của trứng.

B Đoạn ADN cần chuyển được bơm thẳng vào nhân tế bào sinh dưỡng.

C Đoạn ADN cần chuyển được bơm thẳng vào hợp tử ở giai đoạn nhân tinh trùng và nhân của trứng chưa  hòa hợp.

D  Đoạn ADN cần chuyển được bơm thẳng vào trứng ở giai đoạn chưa thụ tinh với tinh trùng.

Câu 43 : Đem lai giữa hai dòng ngô thuần chủng, dòng I có chiều cao trung bình của lóng là 3,2dm; dòng II có chiều cao trung bình của lóng là 2,1dm. F1 thu được tất cả các cây có chiều cao trung bình của lóng là 2,65dm. Cho giao phấn giữa các cây F1,F2 thu được khoảng 6% số cá thể có chiều dài trung bình của lóng là 3,2dm và khoảng 6% số cá thể có chiều dài trung bình là 2,1dm. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sự di truyền của tính trạng chiều dài lóng?

A  Tính trạng chiều dài lóng do hai gen trội không alen tương tác cộng gộp, mỗi gen trội làm tăng chiều dài lóng 0,275dm.

B Tính trạng chiều dài lóng do ba gen trội không alen tương tác cộng gộp, mỗi gen trội làm tăng chiều dài lóng 0,275dm.                      

C Tính trạng chiều dài lóng do hai gen trội không alen tương tác cộng gộp, mỗi gen trội làm tăng chiều dài lóng 0,55dm.

D Tính trạng chiều dài lóng do ba gen trội không alen tương tác cộng gộp, mỗi gen trội làm tăng chiều dài lóng 0,55dm.

Câu 50 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

A Phần lớn các loài thực vật có hoa được hình thành bằng cách li sinh thái.

B Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái trong một số trường hợp rất khó tách bạch nhau vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì đồng thời cũng gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.

C Ở thực vật, một cá thể được xem là loài mới khi được hình thành bằng cách lai giữa hai loài khác nhau và được đa bội hóa.

D Hình thành loài mới ở thực vật có thể diễn ra bằng cách li địa lí, cách li tập tính, cách li sinh thái.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247